Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Năm học 2015-2016

TIẾT 98: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

(Trích Bình Ngô đại cáo)

 Nguyễn Trãi

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn đọc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV.

- Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyến Trãi: lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.

- Bước đầu hiểu được một vài nét đặc sắc của bài BNĐC qua đoạn trích đầu tiên.

- Tích hợp với TV (Hành động nói), văn bản (Sông núi nước Nam), lịch sử

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng đọc văn biền ngẫu. Tìm và phân tích luận điểm, luận cứ trong một đoạn của bài cáo

3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào dân tộc; trận trọng và biết ơn những giá trị mà tổ tiên dã để lại

II. CHUẨN BỊ

1. Thầy: soạn giáo án, tranh ảnh và tài liệu liên quan đến bài học, máy tính, máy chiếu

2. Trò: học bài và chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.

 

docx11 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 Ngày soạn: 24/02/2016
 Ngày dạy: / / 2016
TIẾT 97: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:
1. Kiến thức: 
Nhận thấy rõ được ưu – nhược điểm trong bài viết của mình đặc biệt về nội dung, hình thức trình bày.
Qua bài viết ôn lại các bước để làm bài thuyết minh.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng hình thành dàn ý bài thuyết minh.
Sử dụng kết hợp các thể văn miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong bài viết của mình.
4. Giáo dục: Ý thức cẩn thận trong khi viết bài.
B. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Soạn dàn bài, chấm, sửa lỗi. 
2. Học sinh: Nhận bài, sửa lỗi sai.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới (40’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
Gv: Cho HS nhắc lại đề bài ở tiết 87, 88.
Gv: Chép lại đề bài lên bảng.
HS: Phân tích đề, tìm hiểu đề.
H: Đề bài thuộc kiểu bài thuyết minh. Vậy, đối tượng thuyết minh là gì ?
H: Cần sử dụng phương pháp nào để thuyết minh ?
- Nêu ĐN, g/ thích, s/s, l/kê, nêu số liệu .. m/tả, b/luận.
Nhận xét về cách lập ý.
HS dựa vào phần tìm ý để lập dàn ý (bài)
Gv: Nhận xét ưu – khuyết điểm.
- Một số bài làm tốt
+ 8A: Huyền, Yến, Hải, Thương, Hà
+ 8B: Vân Anh, Tái, Ngọc Hải
Gv: Nêu các bài làm chưa đạt yêu cầu
Lớp 8A: Vương, Hòa, Trần Tuấn Anh, Công, Hậu, Hiếu, Tưởng
Lớp 8B: Nghĩa, Ninh, Long, Tuyền, Đạt, Linh
Gv: Đọc một số bài văn và nhận xét.
Gv: Gọi 2 em đọc bài hay
 2 em đọc bài yếu
Gv: Trả bài cho HS
Yêu cầu: Các em trao đổi bài cho nhau đọc và nhận xét.
Gv: gọi điểm
I. ĐỀ BÀI: Như tiết 87, 88
* Các bước làm bài văn thuyết minh:
+ Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Bài viết giúp cho người đọc nắm được những đặc điểm cụ thể, rõ ràng.
- Đối tượng: giới thiệu về một cách làm; thuyết minh là danh lam thắng cảnh.
+ Lập dàn bài:
- Lập dàn ý theo trình tự.
+ Viết bài:
- Cần sử dụng các phương pháp thuyết minh.
II. LẬP DÀN BÀI:
Theo dàn ý ở tiết 87,88
III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1. Ưu điểm:
- Nhìn chung đa số các em xác định đúng kiểu bài thuyết minh.
- Có sử dụng tri thức khách quan. Nêu số liệu tương đối chính xác.
- Một số em diễn đạt mạch lạc.
- Biết vận dụng kiến thức thực tế vào bài viết.
- Có dẫn dắt chuyển ý.
2. Tồn tại:
- Bên cạnh các bài làm tốt một số em làm bài chưa tốt, còn rất sơ sài, chưa sáng tạo 
- Một số kiến thức còn sai, số liệu chưa chính xác.
VD: 
- Sử dụng phương pháp thuyết minh chưa đạt.
- Trình bày cẩu thả, sai lỗi chính tả nhiều.
IV. ĐỌC VÀ BÌNH
V. TRẢ BÀI
 Đánh giá kết quả:
- Kết quả về mặt điểm số và tỉ lệ 
 Lớp 
Loại
8A:
8B
TB t/lên
Giỏi: 
Khá: 
TB: 
Yếu:
4. Củng cố (3’)
- GV nhận xét giờ trả bài
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Xem lại bài
- Học bài và chuẩn bị bài “Nước Đại Việt ta”.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 Ngày soạn: 24/02/2016
 Ngày dạy://2016
TIẾT 98: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
(Trích Bình Ngô đại cáo)
 Nguyễn Trãi
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Giúp HS:
Kiến thức:
Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn đọc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV.
Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyến Trãi: lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.
Bước đầu hiểu được một vài nét đặc sắc của bài BNĐC qua đoạn trích đầu tiên.
Tích hợp với TV (Hành động nói), văn bản (Sông núi nước Nam), lịch sử
Kĩ năng:
Rèn luyện kỹ năng đọc văn biền ngẫu. Tìm và phân tích luận điểm, luận cứ trong một đoạn của bài cáo
Thái độ: Giáo dục lòng tự hào dân tộc; trận trọng và biết ơn những giá trị mà tổ tiên dã để lại
II. CHUẨN BỊ
Thầy: soạn giáo án, tranh ảnh và tài liệu liên quan đến bài học, máy tính, máy chiếu
Trò: học bài và chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (5’)
H: Trình bày hiểu của em về thể Hịch? Tác giả phản ánh nội dung gì ở bài hịch này?
H: Bằng những kiến thức đã học và sự hiểu biết của minh. Em hãy đánh giá về nhân vật Trần Quốc Tuấn.
Bài mới (35’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv yêu cầu Hs nhớ lại kiến thức lịch sử lớp 7 và những hiểu biết về Nguyễn Trãi đã được học.
H: Nêu những nét chính về tác giả ?
Gv hướng dẫn cho HS đọc.
- Chú ý: Từ ngữ “Từng nghe” à “cho nên” có vai trò bắc cầu nối đoạn.
-Đọc giọng riêng: 2 câu đầu: Giọng trang trọng; 4 câu tiếp: nhanh hơn; 2 câu tiếp: phân biệt cách đối; 8 câu tiếp: giọng khẳng định tự hào.
Gv đọc mẫu à gọi vài Hs đọc tiếp à nhận xét.
H: Nêu xuất xứ của văn bản?
H: Hãy nêu những hiểu biết của mình về tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”
Gv bổ sung thêm thông tin về tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”
H: Có thể gọi bài “BNĐC” là văn bản nghị luận được không?
- Được vì tác giả viết bằng phương pháp lập luận lấy lí lẽ, dẫn chứng
H: Văn bản có bố cục như thế nào? Giới hạn và nội dung mỗi phần?
- Phần 1: 2 câu đầu à tư tưởng nhân nghĩa.
- Phần 2: 8 câu tiếpà Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. 
- Phần 3: còn lại à Sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc.
Hướng dẫn phân tích văn bản
H: Tư tưởng cốt lõi của Nguyễn Trãi được thể hiện qua 2 câu đầu là gì?
H: Theo em, dân ở đây là ai? Kẻ bạo ngược là ai? 
H: Như vậy hành động trừ bạo ngược có liên quan đến yên dân như thế nào?
Theo em d©n ë ®©y lµ ai?
1. Nhân nghĩa – Yên dân à đem lại cuộc sống yên ổn cho dân.
2. Điếu phạt – trừ bạo à Thương dân, đánh kẻ có tội.
H: Theo em, nhân nghĩa ở đây có mấy nội dung? Có thể hiểu cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa ở đây là gì?
Gv liên hệ bối cảnh lịch sử.
- Khi Nguyễn Trãi viết bài “BNĐC” khi đất nước vừa mới giành thắng lợi trong cuộc khắng chiến chống giặc Minh xâm lược. Toàn bộ bài đã khái quát lại một cách chân thực hoàn cảnh và những chiến công của quân và dân ta trong 20 năm kháng chiến chống quân Minh xâm lược. 
- Nhân nghĩa ở đây không phải chỉ quan hệ người với người, rộng hơn là của dân tộc với dân tộc.
H: Như vậy, em hiểu như thế nào về tính chất của cuôc kháng chiến chống quân Minh?
- Cho HS đọc 8 câu tiếp.
H: Sau khi nêu lên nguyên lý nhân nghĩa Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lý về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt ntn?
- Cho học sinh nhớ lại bài “Sông núi nước nam” của Lý Thường Kiệt (học ở lớp 7)
H: Hãy nhận xét về nghệ thuật được dùng trong 8 đoạn? Tác dụng?
H: Hãy so sánh Nam quốc sơn hà với văn bản Nước Đại Việt ta?
H: Đọc SNNN của LTK ở thế kỷ XI em thấy tác giả quan niệm về độc lập ntn? So với SNNN thì văn bản Nước Đại Việt ta có gì tiến bộ hơn? Vì sao? 
- Cách nói của Nguyễn Trãi cụ thể hơn so với cách nói của LTK.
- So với SNNNam của LTK, bài BNĐC của NT thì bài BNĐC NT đã mở rộng thêm. Đặc biệt ông đưa yếu tố văn hiến lên hàng đầu. Đó là điều cơ bản nhất để xác định dân tộc. (Điều này càng ý nghĩa hơn khi bọn phong kiến phương bắc luôn tìm cách phủ định văn hiến nước ta để từ đó phủ định tư cách độc lập của dân tộc ta)
H: Có thể xem đoạn văn NĐVT là bản TNĐL không?
- Có thể xem đoạn văn NĐVT là bản tuyên ngôn độc lập. Với một nghệ thuật chính luận cao, giàu sức thuyết phục.
H: Để làm sáng tỏ thêm sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa và chân lí về độc lập chủ quyền độc lập dân tộc Nguyễn Trãi đã đưa ra những dẫn chứng lịch sử nào? Các chứng cứ ấy có tác động ntn?
à Cách chứng minh sức mạnh của NN – chân lí à Làm nỗi bật chiến công của ta và sự thất bại thảm khốc của kẻ thù. Đi ngược chân lí thì chuốc lấy thất bại.
H: Ở hai câu kết bài nói lên điều gì? Em hãy nêu ý nghĩa của 2 câu đó.
H: Qua việc phân tích em hãy cho biết tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Trãi.
- Ng/T luôn khẳng định quyền độc lập của nước ta. Luôn tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Hướng dẫn chốt lại nội dung, nghệ thuật của văn bản:
H: Hãy chỉ ra nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản?
- HS Trình bày ghi nhớ sgk T69
- HS Đọc yêu cầu bài tập.
Nhận xét.
Gv: Đưa ra đáp án (máy chiếu)
Bài tập về nhà:
Câu hỏi 5 sgk T69
Gợi ý: Dàn ý
MB: Giới thiệu tác phẩm BNĐC
Giới thiệu luận điểm à sức thuyết phục 
TB: Nêu nội dung chính của đoạn trích
KB: Đánh giá ý nghĩa của đoạn trích
Qua phần luyện tập 
Gv: Chốt lại nội dung kiến thức của bài học
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Nguyễn Trãi (1380 - 1442) hiệu là Ức Trai. 
- Là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, là nhà văn, nhà thơ kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới.
2. Tác phẩm:
a. Đọc – hiểu chú thích
b. Xuất xứ: Đoạn trích nằm ở phần đầu của bài “Bình Ngô đại cáo”
c. Thể loại: Văn nghị luận
d. Bố cục: 2 phần
II. PHÂN TÍCH
1. Tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến:
- Nhân nghĩa : yên dân, trừ bạo.
à Làm cho nhân dân được yên ổn, an, hưởng thái bình. Vậy muốn yên dân thì phải trừ bạo (đánh đuổi kẻ thù xâm lược)
2. Khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
- Nghệ thuật: Sử dụng các từ ngữ thể hiện tính chất: hiển nhiên, vốn có, lâu đời; so sanh, liệt kê
à Xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ , phong tục tập quán, lịch sử, chế độ riêng.
3. Sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc.
- Kẻ xâm lược – kẻ xâm phạm chủ quyền làm trái với lẽ phải, đi ngược lại nhân nghĩa và chân lí à chuốc lấy thất bại thảm khốc.
- Khẳng định sự thật và vọng lên niềm tự hào của dân tộc.
III. TÔNG KẾT
* Ghi nhớ sgk T69
IV. LUYỆN TẬP
Bài 1:
Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích bằng sơ đồ:
 Nguyên lí
 Nhân nghĩa
Yên dân Trừ bạo
Chân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của DTĐV
Bảo vệ đ/n Giặc Minh 
để yên XL lược
Lối sống riêng
Chế độ chủ quyền
Phong tục riêng
Lãnh thổ riêng
Văn hiến lâu đời
Sức mạnh của nhân nghĩa
Sức mạnh của độc lập dân tộc
Củng cố (3’)
- Gv khái quát nội dung chính của bài học.
Hướng dẫn về nhà (1’) 
- Về nhà học bài, làm bài tập
- Soạn bài mới “Hành động nói” (tiếp)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	Ngày soạn:25/02/ 2016.
Ngày dạy: /./2016
TIẾT 99: HÀNH ĐỘNG NÓI (tiếp theo)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh:
Kiến thức:
Củng cố lại khái niệm về hành động nói. Phân biệt được hành động nói trực tiếp và hành động nói gián tiếp
Tích hợp văn bản: “Nước Đại Việt ta”; Ôn tập về luận điểm.
2. Kĩ năng:
Có thể sử dụng nhiều kiểu hành động nói đã học để thực hiện cùng một hành động nói; rèn kĩ năng giao tiếp.
Thái độ: Ý thức sử dụng hành động nói trong giao tiếp
B. CHUẨN BỊ: 
Gv: Soạn giáo án, máy tính, máy chiếu
HS: Soạn câu trả lời trước ở nhà
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra 15’
a. Đề bài:
1. Em hiểu thế nào là hành động nói? Nêu các kiểu hành động nói? Cho ví dụ. (5điểm)
2. Đọc câu văn sau: (5 điểm)
Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Câu trên là câu ghép, mỗi vế thưc hiện hành động nói nào?
Hành động nói được nêu ở vị ngữ của mỗi vế câu đã diễn ra chưa và ai là người thực hiện?
b. Đáp án:
Câu 1: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất đinh. (2đ)
- Dựa theo mục đích của hành động nói mà có một số kiểu hành động nói thường gặp: hoi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc(2đ)
- Hs lấy ví dụ (1đ)
Câu 2:
Vế thứ nhất của câu thực hiện hành động điều khiển (thách thức) vế thứ 2 thự hiện hành động hứa hẹn (đe dọa) (2,5đ)
Những hành động đó chưa diễn ra. Vế 1 người nghe phải thực hiện còn vế 2 người nói (đe dọa) sẽ thực hiện. (2,5đ)
3. Bài mới (35’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv Cho HS đọc ví dụ sgk.
HS Đánh số thứ tự cho các câu
Trong đoạn trích (ví dụ) sgk T70
HS Đánh dấu (+) vào ô thích hợp
 (-) vào ô không thích hợp.
H: Dựa vào kết quả phân tích em hãy rút ra điểm giống và khác ở các kiểu câu trên?
H: Dựa vào kết quả trên. Hãy lập bảng trình bày quan hệ các kiểu câu: Nghi vấn, cảm thán, cầu khiến, trần thuật với những hành động mà em biết.
HS Điền vào ô trống:
 Câu
 HĐN
Nghi
Vấn 
Cầu 
Khiến
Cảm
thán
Trần
thuật
Điều khiển
-
+
-
-
Trình bày
-
-
-
-
Hỏi
+
-
-
-
Bộc lộ cảm xúc
-
-
+
-
Hứa hẹn
-
-
-
-
H: Hành động nào thực hiện chức năng chính của các kiểu câu phù hợp với hành động nói ? 
Gv khái quát lại nội dung bài.
HS Đọc ghi nhớ.
Hướng dẫn làm các bài tập (tùy theo thời gian)
HS đọc yêu cầu bài tập
H: Tìm các câu nghi vấn trong bài “HTS” của TQT cho biết những câu ấy được dùng để làm gì? 
H: Vị trí của mỗi câu nghi vấn trong đoạn trích có liên quan ntn đến mục đích nói của nó ?
HS đọc yêu cầu bài tập 2. 
Thảo luận
Gv Khái quát lại toàn bộ nội dung
I. CÁCH THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG NÓI:
1. Ví dụ sgk/trg70
Đánh dấu thích hợp vào ô trống.
 Câu 
MĐ
1
2
3
4
5
Hỏi
-
-
-
-
-
Trình bày
+
+
+
-
-
Điều khiển
-
-
-
+
+
Hứa hẹn
-
-
-
-
-
BLCX
-
-
-
-
-
* Nhận xét:
- Giống nhau: Đều là câu trần thuật, đều kết thúc bằng dấu chấm than (!)
- Khác nhau: 
Nhóm 1 gồm câu 1,2,3 à Trình bày.
Câu 4,5 à Điều khiển.
2. Lập bảng trình bày quan hệ của các kiểu câu: Nghi vấn, cảm thán, cầu khiến, trần thuật
* Nhận xét:
- Câu trần thuật thực hiện mục đích trình bày (cách dùng trực tiếp)
- Câu trần thuật thực hiện mục đích là điều khiển (cách dùng gián tiếp à câu cầu khiến)
3. Kết luận: ghi nhớ sgk T71
II. LUYỆN TẬP
Bài 1: Xác định hành động nói.
- Từ xưa các bậc  có không ?
àThực hiện hành động khẳng định.
- Lúc bấy giờ được không ?
à Thực hiện hành động phủ định.
- Lúc bấy giờ à được không ?
à Thực hiện hành động khẳng định.
- Vì sao vậy ?
à Thực hiện hành động gây sự chú ý.
* Vị trí: 
- Câu nghi vấn ở đoạn đầu: (NVH)
Ở đoạn giữa: (lý giải); Đoạn cuối: khẳng định.
Bài 2: 
a/ Là câu trực tiếp à hành động cầu khiến
b/ Là câu trực tiếp à hành động kêu gọi
à cách dùng gián tiếp này tạo ra sự đồng cảm sâu sắc
Làm cho quần chúng gần gũi với vị lãnh tụ và thấy được nhiệm vụ mà lãnh tụ giao chính là nguyện vọng của chính mình.
4. Củng cố (3’)
- Gv khái quát nội dung chính của bài học.
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học bài và làm bài tập còn lại
- Chuẩn bị bài “Ôn tập về luận điểm”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 25/02/ 2016
Ngày dạy: /./2016
TIẾT 100: ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh:
 1. Kiến thức:
Nắm vững những khái niệm luận điểm tránh được những sự hiểu lầm mà các em thường mắc phải như (lẫn lộn luận điểm với vấn đề nghị luận. Coi luận điểm là một bộ phận của vấn đề nghị luân)
Thấy rõ hơn mối quan hệ luận điểm với vấn đề nghị luận và giữa các luận điểm với nhau trong bài nghị luận
Tích hợp: Vb Hịch tướng sĩ – NĐVT; Tiếng việt: Hành động nói và hội thoại
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu và nhận diện, phân tích luận điểm, sự sắp xếp các luận điểm trong một văn bản trong một bài văn nghị luận.
Thái độ: yêu thích văn nghị luận.
B. CHUẨN BỊ: 
1. Thầy: Soạn bài, hệ thống câu hỏi - khả năng tích hợp,.
2. Trò: học bài và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới (40’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv hướng dẫn HS ôn luyện lại khái niệm về luận điểm bằng phương pháp TN
HS lựa chọn câu trả lời dùng trong các câu sgk T73 (bảng phụ)
Luận điểm là bộ xương là linh hồn của văn bản nghị luận. Nếu không có hệ thống luận điểm thì bài viết sẽ không còn là văn nghị luận nữa.
- HS Đọc yêu cầu bài tập 2 sgk T73 và trả lời các câu hỏi
H: Bài tinh thần yêu nước có những luận điểm nào?
- Luận điểm 1: Lịch sử ta .... tình yêu nước của nhân dân ta.
- Luận điểm 2: đồng bào ta ngày nay ngày trước.
- Luận điểm 3: bổn phận  trưng bày.
Gv lưu ý cho Hs biết luận điểm xuất phát làm cơ sở và luận điểm chính (kết luận).
- Hs đọc nội dung yêu cầu phần 2.b sgk/73
H: Xác định luận điểm như vậy có đúng không? Vì sao?
- Không, vì nó chỉ là một bộ phận, môt khía cạnh của nhan đề. Nó chưa thể hiện rõ ý kiến, quan điểm, tư tưởng.
H:Vấn đề được đặt ra trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì
H: Có thể làm sáng tỏ vấn đề được không? Nếu trong bài văn chủ tịch HCM chỉ đưa ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn”
H: Trong bài “Chiếu dời đô” chỉ đưa ra luận điểm “Các triều đại kinh đô” thì mục đích của khi ban chiếu có đạt được không?
H: Từ đó em rút ra kết luận gì về yêu cầu của luận điểm trong mối quan hệ với vấn đề của bài nghị luận?
Gv khái quát lại các nội dung và nhận thức của bài học.
Hướng dẫn HS lựa chọn hệ thống luận điểm
HS dựa vào 2 hệ thống luận điểm trong sgk T74
Thảo luận, lựa chọn, giải thích.
H: Để viết bài TLV theo đề bài sgk T74 em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào? Vì sao?
Chọn hệ thống 1 vì:
H: Từ tìm hiểu trên em rút ra được kết luận gì về luận điểm và mối quan hệ giữa luận điểm trong bài nghị luận ?
Gv khái quát lại toàn bộ nội dung bài.
HS đọc to ghi nhớ sgk T75
Hướng dẫn làm bài tập sgk T75
HS: Thảo luận, đáp án, giải thích.
a/ Lựa chọn: 1,2,4,6,7
b/ Sắp xếp: 1,7,2,4
I. KHÁI NIỆM LUẬN ĐIỂM:
1. Luận điểm là gì?
a. Ví dụ 1: sgk/trg73
- Đáp án c: Luận điểm là tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết người nói nêu ra trong bài nghị luận
b. Ví dụ 2: sgk/trg73
- Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”có 3 luận điểm
- Xác định 2 luận điểm trong bài “Chiếu dời đô” như vậy là không đúng vì nó không phải là những ý kiến, những quan điểm mà là bố cục của bài viết.
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
a. Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
- Vấn đề chính là Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
 + Nếu chỉ đưa ra luận điểm: “Đồng bào ta nồng nàn” thì không làm sáng tỏ được vấn đề. 
+ Cần phải làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của cả xưa và nay.
b. Bài “Chiếu dời đô”
- Nếu chỉ đưa ra luận điểm: “Các triều đại 
thay đổi kinh đô” à không đạt được mục đích:
 + Đây mới chỉ là lí do.
 + Chưa chỉ ra lợi thế của thành Đại La
è Luận điểm phải chính xác, rõ rang, phù hợp, đủ để làm sáng tỏ vấn đề.
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
 Xét đề: “Hãy trình bãy rõ vì sao chúng ta phải đổi mời phương pháp học tập.
- Chọn hệ thống 1:
+ Hệ thống luận điểm chính xác.
+ Từng luận điểm có vị trí riêng nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau
è Luận điểm phải đảm bảo yêu cầu sau:
+ Hệ thống mạch lạc, không trùng lặp
+ Có luận điểm chính
+ Các luận điểm phải đảm bảo
* Ghi nhớ sgk T75
V. LUYỆN TẬP
Bài 2: a/ Lựa chọn luận điểm đúng
b/ Sắp xếp luận điểm theo hệ thống mạch lạc
a/ Chọn luận điểm: 1,2,4,6,7
b/ Sắp xếp: Từ 1,7,2,4
Củng cố (3’)
Gv khái quát nội dung chính của bài học.
Hướng dẫn về nhà (1’)
Học bài và làm bài tập còn lại.
Chuẩn bị bài mới: “Viết đoạn văn trình bày luận điểm”
 BGH KÍ DUYỆT

File đính kèm:

  • docxBai_24_Nuoc_Dai_Viet_ta_Tuan_26.docx