Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - Năm học 2015-2016

Tiết 86: CÂU CẢM THÁN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. GIÚP HS

1. Về kiến thức :

- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác.

- Nắm vững chức năng của cảm thán.

- Tích hợp với phần Văn, Tập làm văn

2. Về kĩ năng :

- Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Rèn kĩ năng tư duy sáng tạo, giải quyết tình huống.

3. Về thái độ :

- HS có ý thức sử dụng câu cảm thán một cách đúng đắn và phù hợp trong nói và viết

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên : Đọc kĩ SGK, SGV, STK, soạn giáo án.

2. Học sinh : Xem bài và trả lời câu hỏi trong SGK theo sự hướng dẫn của GV

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

 ? Câu cầu khiến là gì? Sau câu cầu khiến thường dùng dấu câu gì? Hãy đặt một câu cầu khiến.

3. Bài mới (35’)

a. Giới thiệu bài mới

 

docx7 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 Ngày soạn: 26/01/2016
 Ngày dạy: /02/2016
TiÕt 85: NGẮM TRĂNG
 (Hồ Chí Minh)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức. Giúp HS nắm được:
Cảm nhân được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìn đến giao hòa với vầng trăng ngoài trời.
Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ.
 Kĩ năng:
Đọc diễn cảm, phân tích, so sánh bản dịch thơ với bản phiên âm.
Giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo.
Thái độ:
Yêu mến, cảm phục trước tâm hồn nghệ sĩ đầy lạc quan, yêu TN của Bác.
Yêu thiên nhiên, phong thái un dung, bản lĩnh cách mạng.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: giáo án, tài liệu tham khảo
Trò: học bài và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (5’)
 ? Đọc thuộc lòng và nêu nội dung, nghệ thuật bài thơ Tức cảnh Pác Bó.
Bài mới (35’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv yêu cầu HS nhắc lại đôi nét chính về tác giả Hồ Chí Minh.
Gv hướng dẫn cách đọc: Đọc chính xác cả phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. 
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
? Bài thơ thuộc thể thơ gì? Kể một số bài thơ cùng thể loại với bài thơ mà em đã học ?
? Môt bài thơ thất ngôn tứ tuyệt thường gồm mấy phần?
? Đọc hai câu thơ đầu và cho biết tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì?
? Chữ vô (không) được điệp lại để nhấn mạnh điều gì ?
? Thân đang ở tù lại thiếu thốn nhiều về vật chất, nhưng trước cảnh đẹp của thiên nhiên, của đêm trăng sáng thì tâm hồn của Người ra sao?
Gv Liên hệ nói rõ thêm về điều kiện sống của Bác trong tù qua những bài thơ khác?
(Tích hợp với Lịch sử - hoàn cảnh sống của Bác trong nhà tù TGT)
Điều kiện sống trong tù: Bác nói về nçi thiếu thốn điều kiện sinh hoạt : thiếu nước, thiếu chăn,mất vệ sinh
 Đầy mình đỏ tím như hoa gấm,
 Sột soạt luôn tay tựa gảy đàn;
 Mặc gấm bạn tù đều khách quí,
 Gảy đàn trong ngục thảy tri âm.
 Hồ Chí Minh
 Liên hệ đến thú ngắm trăng của người xưa và việc ngắm trăng của Bác?
- Trăng là đề tài muôn thuở của các thi nhân. Trăng, hoa, rượu là 3 yếu tố khơi nguồn cảm hứng cho những vần thơ. Và thi nhân xưa khi gặp cảnh trăng đẹp thường lấy rượu ra uống trước hoa để thưởng trăng. Còn Bác thì ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: ngắm trong tù. 
 Trước cảnh trăng đẹp quá, Bác khao khát được ngắm trăng một cách trọn vẹn nên lấy làm tiếc vì không có rượu và hoa để thưởng trăng. Tuy nhiên, trước ánh trăng, lòng Bác không khỏi nao nao, xao xuyến và Người không thể không ngắm trăng.
? Qua đó, ta thấy tình yêu thiên nhiên trong Bác như thế nào? 
GV liên hệ BVMT
? Trước cảnh đẹp khó hững hờ của đêm trăng, Bác đã làm gì?
- Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
(Người ngắm trăng soi ngoài của sổ)
? Nếu chỉ là hành động người ngắm trăng, thì đó cũng là việc thường tình. Nhưng cái khác trong hành động ngắm trăng ở đây là gì ?
- Người tù hướng ra ngoài song sắt nhà tù.
? Từ đó cho em cảm nhận được điều gì trong tình yêu thiên nhiên của Bác ?
- Chủ động đến với TN, quên đi thân phận tù đầy à tình yêu TN đến mức độ quên mình.
? Hãy cho biết, trong hai câu thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng ?
- Nghệ thuật: nhân hóa (trăng nhòm, ngắm)
à trăng như có linh hồn, trở nên sinh động, gần gũi, thân thiết với người.
- Phép đối: đối xứng về ý nghĩa giữa hai câu, hai chủ thể: một bên người ngắm trăng với một bên trăng ngắm người à toát lên sự hài hòa, nhịp nhàng giữa con người với TN.
? Em có suy nghĩ gì về việc Bác tự nhận mình là thi gia khi trăng ngắm lại Bắc
GV liên hệ với một vài bài thơ khác của mà có hình ảnh của ánh trăng.
- Trong bài Tin thắng trận: Trăng vào cửa sổ đòi thơ à trăng đều tìm đến làm bạn với người, người đều thành nhà thơ.
? Hình ảnh song sắt gợi cho ta suy nghĩ gì?
? Có ý kiến cho rằng “Ngắm trăng là cuộc vượt ngục về tinh thần” Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
- Hai câu thơ thể hiện mối quan hệ đặc biệt, sự giao hoà thắm thiết giữa trăng và người. Phép đối và nhân hoá được sử dụng thành công. Người tù hướng ra ngoài cửa sổ say ngắm vầng trăng sáng, thầm thì tâm sự bằng trí tưởng tượng cùng chị Hằng. Và vầng trăng cũng chủ động vượt qua song sắt, qua khe cửa hẹp của nhà tù để đến với tri âm đến với nhà thơ. Cả hai đều chủ động tìm đến với nhau, giao hoà với nhau, ngắm nhau say đắm. Đó là yình cảm song phương mãnh liệt của cả hai người. Điều đó chứng tỏ Bác Hồ yêu trăng và say trăng từ lâu.
? Qua bài thơ, em hiểu gì vè tâm hồn và con người Bác?
? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
GV gọi Hs đọc ghi nhớ sgk/38
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
a. Đọc – hiểu chú thích
b. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được Bác viết trong khi bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thach tháng 8/1942.
c. Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt
d. Bố cục: 2 phần
II. Phân tích
1. Hai câu thơ đầu (hoàn cảnh ngắm trăng)
- Nghệ thuật: điệp ngữ - điệp từ “vô”
à Nhấn mạnh sự thiếu thốn về vật chất
- Bác xao động, xốn xang, bối rối trước cảnh đẹp của đêm trăng à tâm hồn tư do, ung dung của Bác
è Bác yêu thiên nhiên, tình yêu tha thiết với trăng đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn.
2. Hai câu thơ cuối (tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng)
- Nghệ thuật: Nhân hóa, phép đối.
- Trăng với người là đôi bạn tri kỉ, đã vượt qua song cửa để đến với nhau à cuộc vượt ngục bằng tinh thần
è Bác là người yêu thiên nhiên, có tinh thần lạc quan và nghị lực phi thường.
III. Tổng kết: ghi nhớ sgk/38
Củng cố (3’). Gv khái quát nội dung chính của bài học
Hướng dẫn về nhà (1’)
Học bài và làm bài tập sgk
Chuẩn bị bài mới: Câu cảm thán
Ngày soạn: 26/01/2016
 Ngày dạy: /02/2016
Tiết 86: CÂU CẢM THÁN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. GIÚP HS
1. Về kiến thức :
Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác. 
Nắm vững chức năng của cảm thán. 
Tích hợp với phần Văn, Tập làm văn
2. Về kĩ năng :
Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp. 
Rèn kĩ năng tư duy sáng tạo, giải quyết tình huống.
3. Về thái độ :
HS có ý thức sử dụng câu cảm thán một cách đúng đắn và phù hợp trong nói và viết
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : Đọc kĩ SGK, SGV, STK, soạn giáo án. 
2. Học sinh : Xem bài và trả lời câu hỏi trong SGK theo sự hướng dẫn của GV
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC	
1. Ổn định tổ chức lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
 ? Câu cầu khiến là gì? Sau câu cầu khiến thường dùng dấu câu gì? Hãy đặt một câu cầu khiến. 
3. Bài mới (35’)
a. Giới thiệu bài mới
b. Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gọi HS đọc 2 đoạn trích a, b trang 43/SGK. 
H: Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán ? 
H: Dựa vào đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán ? 
H: Đọc câu cảm thán phải đọc với ngữ điệu như thế nào ? 
- Đọc với giọng diễn cảm (không phải tất cả các câu đọc với giọng diễn cảm và kết thúc câu bằng dấu chấm than đều là câu cảm thán)
H: Câu cảm thán dùng để làm gì ? 
HS trả lời à GV nhận xét, bổ sung
GV bổ sung thêm
- Người nói có thể bộc lộ cảm xúc bẳng nhiều kiểu câu khác (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật), nhưng trong câu cảm thán, cảm xúc phải được biểu thị bằng phương tiện đặc thù là từ ngữ cảm thán. 
- Chiếu khổ thơ thứ hai của bài Khi con tu hú, yêu cầu HS chỉ ra câu cảm thán. 
* Lưu ý: một số trường hợp trong câu chứa từ cảm thán nhưng không phải câu cảm thán.
Ví dụ 1: Có biết bao người đã ra trận và mãi mãi không trở về.
Ví dụ 2: Vườn hoa nở đẹp biết bao!
HS trả lời à GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- Vd 1 là câu trân thuật: biết bao đứng trước danh từ có ý nghĩa tương đương chỉ lượng: nhiều, rất nhiều
- vd 2 là câu cảm thán: biết bao đứng sau tính từ, làm bổ ngữ cho tính từ đẹp
Bài tập bổ sung: Thêm từ cảm thán thích hợp để hiểu các câu sau thành câu cảm thán? 
a. Bạn đến muộn quá. 
b. Hoàng hôn thơ mộng. 
c. Những đêm trăng sáng. 
HS trả lời à GV nhận xét, bổ sung
a. Trời ơi, bạn đến muộn quá!
b. Hoàng hôn thơ mộng biết bao!
c. Ôi, những đêm trăng sáng!
H: Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả bài toán... ta có thể dùng câu cảm thán không ?
- Không, vì nó là văn phong hành chính và khoa học dùng ngôn ngữ của tư duy lô-gic chứ không phù hợp với ngôn ngữ cảm xúc.
H: Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu cảm thán ?
- Hs đọc ghi nhớ sgk/44
1. Xác định câu cảm thán, giải thích vì sao đó là câu cảm thán. 
- HS đọc bài tập 2/44.
- GV cũng cố lần nữa cho HS: Không nên hiểu câu cảm thán là câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Phải có từ ngữ cảm thán mới là câu cảm thán. 
- Hướng dẫn HS đặt câu, cho HS đọc mẫu câu. 
Bài tập 4/45. 
H: Hãy nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán. 
- Chiếu một đoạn văn, yêu cầu HS chỉ ra câu cầu khiến, nghi vấn, cảm thán.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng: 
1. Ví dụ : SGK/43
* Các câu cảm than là:
a. Hỡi ơi lão Hạc!
b. Than ôi!
* Đặc điểm hình thức:
- Cả 2 câu đều chứa từ cảm thán: hỡi ơi, than ôi.
- Kết thúc câu bằng dấu chấm than 
* Chức năng: 
- Bộc lộ cảm xúc. 
2. Ghi nhớ: sgk/trg44 
II. Luyện tập: 
1. Xác định câu cảm thán. 
a. Than ôi! Lo thay! Nguy thay!
b. Hỡi cảnh rừng ghe gớm của ta ơi!
c. Chao ôi! có biết đâu rằng... thôi. 
- Vì chúng có chứa các từ ngữ cảm thán. 
2 .Cảm thán thể hiện:
a. Lời than của người nông dân dưới XHPK
b. Lời than của người chinh phụ trước mỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra. 
c. Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sông. 
d. Sự ân hận của Mèn trước cái chết của Choắt. 
3. Đặt câu:
- Mẹ ơi, tình yêu mà mẹ dành cho con thiêng liêng biết bao!
- Đẹp thay cảnh mặt trời mọc!
4. Củng cố (3’)
Thế nào là câu cảm thán. Đực điểm hìh thức và chức năng của câu cảm thán ?
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
Học bài và làm bài tập trong SGK
Ôn tập văn thuyết minh, chuẩn bị cho bài viết số 5.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 26/ 01/ 2016 
Ngày dạy :./ 02/ 2016 
Tiết 87, 88: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. GIÚP HS
1. Về kiến thức :
Củng cố nhận thức lí thuyết về văn thuyết minh; vận dụng thực hành sáng tạo một văn bản thuyết minh cụ thể đảm bảo các yêu cầu: đúng kiểu loại, bố cục mạch lạc, có các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, bình luận.
2. Về kĩ năng :
Rèn kĩ năng diễn đạt , trình bày , vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh .
3. Về tư tưởng : 
Giáo dục học sinh ý thức trình bày bài rõ ràng , mạch lạc .
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Đề bài, đáp án – thang điểm
a. Đề kiểm tra : 
 * Đề bài: Giới thiệu về một di tích lịch sử ở quê hương em ( có thể là các di tích ở địa phương : đền, chùa – Đình Khóa Nhu, Đông Hòa .) 
b. Đáp án
 * Yêu cầu chung :
Thể loại: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh 
Nội dung : Vị trí, lịch sử phát triển, đặc điểm kiến trúc di tích lịch sử ở địa phương các em đang sinh sống
 * Yêu cầu cụ thể :
Giúp người đọc ( người nghe ) có những hiểu biết tương đối đầy đủ và đúng về những nét đẹp của một di tích lịch sử ở địa phương các em đang sinh sống.
Trình bày theo bố cục ba phần .
a. Mở bài :
Giói thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh (di tích lịch sử) ở địa phương ( Đình Khóa Nhu hoăc Đông Hòa)
 b. Thân bài :
Vị trí địa lí, diện tích của khu di tích lịch sử đó.
Giới thiệu lịch sử ra đời của di tích lịch sử đó
Cấu trúc của di tích lịch sử : Cấu trúc bên ngoài và cấu trúc bên trong
Di tích lịch sử đó có vai trò như thế nào với mọi người ở địa phương
c. Kết bài
Ý nghĩa của di tích lịch sử
c. Biểu điểm :
Điểm 8 – 10 : Bài viết tốt cả về tri thức lẫn hình thức.Hình thức trình bày rõ ràng,sạch sẽ.Tri thức về đối tượng chính xác.Diễn đạt trôi chảy,mạch lạc,không sai lỗi chính tả. Biết vận dụng tốt các phương pháp thuyết minh,ngôn từ chính xác,bố cục đủ 3 phần,đảm bảo tính liên kết
Điểm 6 – 7 : Bài viết đầy đủ nội dung nhưng diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng. Sai không quá 4 lỗi chính tả.
Điểm 4 –5 : Đúng thể loại , nhưng nội dung sơ sài. Sai không quá 6 lỗi chính tả.
Điểm 2 –3 : Bài viết nội dung quá sơ sài, không hiểu đề, mắc quá nhiều lỗi chính tả.
Điểm 1 : Bài viết lạc đề hoặc viết vài đoạn không có ý nghĩa.
Điểm 0 : Bỏ giấy trắng.
2. Học sinh : Ôn tập, làm bài trên lớp
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Tiến hành kiểm tra
Gv chép đề bài lên bảng
Hs tập trung làm bài
4. Củng cố
Làm lại bài. Lạp dàn ý cho đề bài : Giới thiệu về ngôi trường của em.
5. Hướng dẫn về nhà :
Học bài và viết bài theo đề: Giới thiệu về ngôi trường của em.
Chuẩn bị bài “Đi đường”
 BGH KÍ DUYỆT

File đính kèm:

  • docxBai_21_Ngam_trang_Vong_nguyet.docx