Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 2 - Năm học 2013-2014

Hoạt động

? Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện ntn?

? Phản ứng tâm lí của chú bé khi nghe những lời giả dối, thâm độc xúc phạm đến mẹ chú?

? Khi bất ngờ gặp mẹ, bé Hồng có hành động và cử chỉ ntn?

? Tại sao bé Hồng lại ào khóc khi gặp mẹ? Hãy so sánh với lần khóc khi trả lời người cô?

? Cảm giác sung sướng cực điểm của bé Hồng khi nằm trong lòng mẹ được diễn tả ntn?

-Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”, hãy chứng minh văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình?

-Qua VB, em hiểu thế nào là thể kí? ( Yêu cầu HS thảo luận )

-GV tổng kết bằng ghi nhớ.

? Hãy nêu ý nghĩa của văn bản

Hoạt động 3

? GV hướng dẫn HS thảo luận theo phần Luyện tập SGK.

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 2 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2	Ngày soạn : /08/2013
Tiết 5	 
TRONG LÒNG MẸ
 	 ( Trích “Những ngày thơ ấu”) 
 Nguyên Hồng
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: 
 -Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, Cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.
 -Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.
2. Kĩ năng: Phân tích, cảm nhận văn bản tự sự.
3. Thái độ: GD ý thức biết ơn đối với cha mẹ.
II. CHUẨN BỊ :
 -GV : giáo án, SGK, SGV
 -HS : soạn bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
 1. Ổn định lớp : KTSS
 2. Kiểm tra bài cũ :
 Nội dung cơ bản và nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn “Tôi đi học” ?
 3. Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1
-Gọi HS đọc chú thích *
-Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
-GV hướng dẫn đọc thiết tha, chân thành, giàu sức truyền cảm, có thay đổi ngữ điệu ở những câu đối thoại.
-Gọi HS đọc
-GV nhận xét, uốn nắn.
Hoạt động 2
? Theo em, bố cục đoạn trích được chia làm mấy phần? Nội dung chính từng phần?
? Trong cuộc đối thoại với chú bé Hồng, người cô có vẻ mặt, giọng nói, cử chỉ ntn?
? Tại sao tác giả gọi những cử chỉ ấy là “rất kịch”?
-Người cô muốn gì khi nói rằng mẹ chú đang “phát tài” và nhất là cố ý phát âm hai tiếng “em bé” ngân dài thật ngọt?
-Vì sao những lời lẽ của người cô đã khiến lòng chú bé “thắt lại”, “nước mắt ròng ròng”?
-Em có nhận xét gì về sự thay đổi thái độ và cử chỉ của người cô ở cuối cuộc đối thoại?
-Đọc chú thích *
-Dựa vào chú thích * trình bày.
-Chú ý các từ khó SGK
-Đọc văn bản, HS khác nhận xét
-Bố cục 2 phần :
+P1 từ đầu đến “chứ” : cuộc đối thoại.
+P2 còn lại : cuộc gặp gỡ bất ngờ đối với mẹ.
-Vẻ mặt tươi cười, giọng nói ngọt ngào, cử chỉ thân mật à giả dối.
-Vì người cô cười hỏi chứ không phải là lo lắng hỏi, nghiêm nghị hỏi, càng không phải là âu yếm hỏi.
-Muốn chú bé phải đau đớn, căm thù mẹ.
-Vì lời nói của người cô đã khiến bé Hồng thấy đau đớn, xót xa vì nghe cô nói về sự khắc khổ của người mẹ.
-Chỉ là sự thay đổi để tấn công bé Hồng.
-Thảo luận
I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả: 
- Nguyên Hồng: 1918-1982, tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng.
- Quê quán: Nam Định, sống chủ yếu ở Hải Phòng.
2. Tác phẩm.
 Trích từ hồi ký: “những ngày thơ ấu”.
3. Đọc văn bản.
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Bản chất của người cô :
-Vẻ mặt, giọng nói, cử chỉ đều giả dối, độc ác.
-Cố tình châm chọc, nhục mạ, khoét sâu vào nỗi đau lòng của bé Hồng.
=> Là một người độc ác, tàn nhẫn, lạnh lùng cả tình máu mủ ruột rà.
 4. Củng cố: 
 GV hệ thống lại nội dung bài học.
 5. Hướng dẫn về nhà :
 - Học bài
 - Chuẩn bị bài tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
....
-------------------------------------------------------
Tiết 6	 
TRONG LÒNG MẸ
 	 ( Trích “Những ngày thơ ấu”) 
 Nguyên Hồng
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức: 
 -Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, Cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.
 -Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.
2. Kĩ năng: Phân tích, cảm nhận văn bản tự sự.
3. Thái độ: GD ý thức biết ơn đối với cha mẹ.
II. CHUẨN BỊ :
 -GV : giáo án, SGK, SGV
 -HS : soạn bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
 1. Ổn định lớp : KTSS
 2. Kiểm tra bài cũ :
 Tóm tắt nội dung đoạn trích .
 3. Dạy bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Ghi bảng
Hoạt động
? Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện ntn?
? Phản ứng tâm lí của chú bé khi nghe những lời giả dối, thâm độc xúc phạm đến mẹ chú?
? Khi bất ngờ gặp mẹ, bé Hồng có hành động và cử chỉ ntn?
? Tại sao bé Hồng lại ào khóc khi gặp mẹ? Hãy so sánh với lần khóc khi trả lời người cô?
? Cảm giác sung sướng cực điểm của bé Hồng khi nằm trong lòng mẹ được diễn tả ntn?
-Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”, hãy chứng minh văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình?
-Qua VB, em hiểu thế nào là thể kí? ( Yêu cầu HS thảo luận )
-GV tổng kết bằng ghi nhớ.
? Hãy nêu ý nghĩa của văn bản
Hoạt động 3
? GV hướng dẫn HS thảo luận theo phần Luyện tập SGK.
HS tìm, trình bày
HS khác bổ sung.
-Bộc lộ lòng căm tức tột cùng bằng nhiều chi tiết đầy ấn tượng và sự thông minh, sắc sảo của chú bé.
-Chạy theo xe, gọi bối rối, òa khóc nức nở.
-Vì hạnh phúc, mãn nguyện
-Cảm giác đó được diễn tả bằng những rung động vô cùng tinh tế. Đó là một không gian có ánh sáng, có màu sắc, hương thơm vừa lạ lùng vừa gần gũi. Đặc biệt cuối đoạn trích là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiên liêng, bất diệt.
-Thảo luận :
+Tình cảnh đáng thương của bé Hồng.
+Câu chuyện về một người mẹ bất hạnh, đau khổ.
+Lòng yêu thương, tin cậy của bé Hồng gianh cho mẹ.
-Ghi lại những gì mình đã trải qua, đã chứng kiến.
HS nêu
HS khác nhận xét bổ sung
HS thảo luận trình bày.
HS khác nhận xét, bổ sung.
2. Tình yêu mãnh liệt của bé Hồng đối với mẹ :
a. Trong cuộc đối thoại với người cô :
-Cử chỉ “cúi đầu không đáp” và câu trả lời thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ của bé Hồng.
-Đau đớn, phẫn uất khi sự mỉa mai, nhục mạ trắng trợn của người cô được phơi bày.
b. Khi bất ngờ gặp mẹ :
-Òa khóc, đó là giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, mãn nguyện.
-Được nằm trong lòng mẹ, vui sướng, rạo rực không mảy may nghĩ ngợi gì.
* Ghi nhớ ( SGK )
III. Luyện tập :
 4. Củng cố: 
 Trình bày diễn biến tâm lý của nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích.
 5. Dặn dò :
 - Học nội dung bài.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo: Trường từ vựng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
....
 -------------------------------------------------------
Tiết 7	 
TRƯỜNG TỪ VỰNG
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
 -Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập trường từ vựng đơn giản.
 -Bước đầu hiểu được mối liên hệ giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học : đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa,giúp cho HS học văn và làm văn.
2. Kĩ năng: tập hợp, sử dụng các trường từ vựng hợp lý.
3. Thái độ: GD ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ :
 -GV : giáo án, SGK, bảng phụ
 -HS : soạn bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
 1. Ổn định lớp : KTSS
 2. Kiểm tra bài cũ :
 Thế nào là Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ ? Từ nghĩa rộng và từ nghĩa hẹp ? VD minh họa ?
3. Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1
? Gọi HS đọc đoạn văn SGK và chú ý các từ ngữ in đậm trong đoạn trích.
? Các từ ấy có nét chung nào về nghĩa?
? Trường từ vựng là gì? Cho VD?
? GV chốt lại bằng ghi nhớ.
? GV ghi các VD lên bảng phụ, hướng dẫn HS phân tích từng VD để rút ra lưu ý.
? Cho HS đọc và tìm hiểu phần lưu ý
Hoạt động 2
-Cho HS thảo luận nhóm làm bài tập 
-Gọi HS trả lời, cho điểm.
. Cho các nhóm nhận xét bổ sung.
-Đọc đoạn văn SGK, chú ý các từ in đậm.
-Cùng chỉ bộ phận cơ thể người.
-Trình bày, nêu VD.
-> Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
-Chú ý ghi nhớ SGK.
-Quan sát, rút ra kết luận.
* Lưu ý
a. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
VD trường từ vựng “ mắt”
b. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác nhau về từ loại.
c. Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng.
d. Chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính biểu cảm.
-HS làm bài tập 
-Trình bày.
- nhóm khác nhận xét bổ sung.
I. Thế nào là trường từ vựng?
* VD ( SGK)
 Mặt, mắt, da, gò má,: chỉ bộ phận cơ thể người. 
à cùng 1 trường từ vựng.
* Ghi nhớ 
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
* Lưu ý :
a. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
b. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác nhau về từ loại.
c. Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng.
d. Chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính biểu cảm.
II. Luyện tập :
Bài tập1. Tìm trường từ vựng:
Bài tập 2.
a. Dụng cụ đánh bắt thủy sản.
b. Dụng cụ để đựng.
c. Hoạt động của chân.
Bài tập 3 
Trường từ vựng thái độ.
Bài tập 4 
-mũi, thính, thơm.
-nghe, tai. rõ, thính, điếc.
 4. Củng cố: 
 - Những từ ngữ sau thuộc trường từ gì? 
 Không khí, đất đai, nguồn nước, rừng, khói bụi. ( Môi trường)
 5. Hướng dẫn về nhà :
 - Học bài, làm bài tập 1,5,6.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo.”Bố cục văn bản”
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
....
Tiết 8	BỐ CỤC VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: 
 -Nắm được bố cục VB, đặc biệt là cách sắp xếp nội dung trong phần thân bài.
 -Biết xác định bố cục VB mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc. 2. Kĩ năng: XD văn bản theo bố cục 3 phần.
3. Thái độ: Có ý thức chuẩn bị lập dàn bài trước khi viết bài.
II. CHUẨN BỊ :
 -GV : giáo án, SGK, bảng phụ
 -HS : soạn bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
 1. Ổn định lớp : KTSS
2. Kiểm tra bài cũ :
 Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của VB? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?
3. Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1
-Gọi HS đọc VB “Người thầy đạo cao đức trọng”
-VB chia ra làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó và cho biết nhiệm vụ của từng phần?
-Các phần đó có mối quan hệ với nhau ntn?
-GV chốt lại bằng ghi nhớ.
Hoạt động 2
-Phần thân bài của VB “Tôi đi học” kể về những sự kiện nào? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào?
-VB “Trong lòng mẹ”, phần thân bài được sắp xếp theo trình tự nào?
-Phần thân bài của VB “Người thầy đạo cao, đức trọng” nêu các sự việc thể hiện chủ đề “Người thầytrọng”. Các sự việc ấy được sắp xếp ntn?
-Việc sắp xếp nội dung phần thân bài tùy thuộc vào yếu tố nào?
-Các ý phần thân bài được sắp xếp theo những trình tự nào?
Hoạt động 3
-GV hướng dẫn HS làm phần bài tập 1 SGK.
-GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 SGK
-Đọc
-Ba phần :
+MB ( đoạn 1) : giới thiệu thầy CVA.
+TB ( đoạn 3,4 ) : kể về tài, đức.
+KB ( còn lại ) sự kính trọng
-Đều nói về người thầy đạo cao đức trọng.
-Trình bày.
-Trình bày.
-Trình bày
-Kiểu VB, chủ đề, ý đồ người viết.
-Trình bày.
-Thực hiện theo hướng dẫn
I. Bố cục của VB :
* VD ( SGK )
-MB : giới thiệu thầy Chu Văn An.
-TB : trình bày sự nghiệp.
-KB : sự kính trọng của mọi người. 
=> Chủ đề : Thầy giáo giỏi,lợi.
* Ghi nhớ ( SGK )
II. Cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân bài của VB 
-VB “Tôi đi học” theo trình tự thời gian.
-VB “Trong lòng mẹ” theo trình tự diễn biến tâm lí nhân vật.
-VB “Người thầy đạo cao đức trọng” theo trình tự diễn biến của sự việc.
=> Cần sắp xếp nội dung phần thân bài theo trình tự hợp lí ( kiểu VB, chủ đề, ý đồ)
* Ghi nhớ ( SGK )
III. Luyện tập :
Bài tập 1 ( SGK/26 )
a. Không gian.
b.Thời gian.
c. Tầm quan trọng của luận cứ đối với luận điểm cần chứng minh.
Bài tập 3 ( SGK/26)
b,a : giải thích, chứng minh =>logic.
 4. Củng cố: 
 GV hệ thống lại nội dung bài học.
 5. Hướng dẫn về nhà :
 - Học bài, làm bài tập 2
 - Chuẩn bị bài tiếp theo: Tức nước vỡ bờ.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
...
Ký duyệt: / 08/ 2013

File đính kèm:

  • docVAN8-2.doc
Giáo án liên quan