Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 - Trương Thị Giang

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào Thơ mới.

- Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật lãng mạn. Hiểu được những cảm xúc của tác giả trong bài thơ.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức:

- Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.

- Lối viết bình dị mà mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm. Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ: Giáo dục tình cảm trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, làm sống dậy văn hóa dùng câu đối ngày tết.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Tích hợp truyền thống chơi câu đối, đọc diễn cảm, phát vấn, phân tích, bình giảng, thảo luận

 

doc9 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 - Trương Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 Thế Lữ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào Thơ mới.
- Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: 
- Sơ giản về phong trào Thơ mới.
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ: 
- Nhận ra cảm xúc yêu nước trong bài thơ, cảm hứng lãng mạn và ý nghĩa tư tưởng của bài thơ. 
C. PHƯƠNG PHÁP 
- Vấn đáp, đọc diễn cảm, phân tích, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp (1’): 	Kiểm diện HS 8A1: ..
8A2: ..
 2. Kiểm tra bài cũ (3’): GV kiểm tra sự chuẩn bị bài vở ở nhà của HS	
 3. Bài mới (42’): 	TIẾT 73
* Vào bài (2’): Đầu thế kỉ 20, văn học Việt Nam có nhiều biến động với nhiều hiên tượng và trào lưu văn học mới. Đặc biệt là sự xuất hiện và thắng thế của thơ mới. Thế Lữ là một trong những nhà thơ đi tiên phong trong phong trào thơ mới. Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu bài thơ “Nhớ rừng” để cảm nhận nét đẹp của thơ mới cũng như tâm sự của nhà thơ Thế Lữ.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG (5’)
HS: đọc phần chú thích sgk 
GV: Em hãy giới thiệu vài nét về nhà thơ Thế Lữ? HS: trả lời ghi nhớ
GV: Hãy quan sát bài thơ nhớ rừng chỉ ra những điểm mới của hình thức bài thơ này so với các bài thơ đã học, chẳng hạn thơ Đường luật ?
HS: Trả lời.
Gv: Giới thiệu khái niệm “Thơ mới” và vài nét về phong trào thơ mới.
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (35’)
Đọc – Tìm hiểu từ khó (15’)
GV cùng hs đọc (yêu cầu khi đọc chú ý đến giọng điệu phải phù hợp với nội dung cảm xúc của mỗi đoạn thơ )
Gv: hỏi học sinh nghĩa của một số từ khó.
Gv: Năm khổ thơ diễn tả dòng tâm sự tập trung vào mấy ý và nêu nội dung của từng ý ?
Hs: suy nghĩ và trả lời
Nêu phương thức biểu đạt và đại ý của bài thơ
HS suy nghĩ và trả lời, GV chốt ý
* Tìm hiểu văn bản (20’)
* Hs đọc khổ 1 
Gv: Hổ cảm nhận những nổi khổ nào trong khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú ? 
Hs: Sống trong một không gian tù hãm thời gian kéo dài. Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường. Nỗi bất bình vì bị ở chung cùng với bọn thấp kém 
Gv: Khối căm hờn ấy biểu hiện thái độ sống như thế nào?
Hs: Thái độ sóng tích cực, muốn thoát li thực tại tù túng.
 * Hs đọc khổ 4
Gv: Cảnh vườn bách thú được diễn tả qua những chi tiết nào?
Hs: Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng cây trồng 
 Dải ngước đen giả suối, chẳng thông dòng
Gv: Em có nhận xét gì về từ ngữ giọng điệu của 2 khổ thơ này ?
Hs: Giọng điệu giễu nhại, chán chường, khinh miệt
Gv: Qua các chi tiết đó ta thấy cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của chúa sơn lâm như thế nào? 
Hs: Đơn điệu, nhân tạo, sửa sang, tỉa tót chứ không phải là thế giới của tự nhiên to lớn, mạnh mẽ, bí hiểm 
- Từ hai đoạn thơ vừa phân tích, em hiểu gì về tâm sự của con hổ ở vườn bách thú cũng như tâm sự của nhà thơ 
Hs: Trả lời
 TIẾT 74
* Chuyển ý (2’)
* Hs đọc khổ 2-3
Gv: Cảnh sơn lâm được gợi tả qua những chi tiết nào ? Hình ảnh chúa tể của muôn loài hiện lên như thế nào giưã không gian ấy ? 
Hs: “Ta...im hơi” 
Gv: Từ đó hình ảnh chúa tể của muôn loài được khắc hoạ mang vẻ đẹp như thế nào?
Hs: Oai phong lẫm liệt
Gv: hổ mang nhưng vẻ đẹp nào qua 8 câu thơ (Đâunhững đêm, những ngày mưa, những bình minh, những chiều)
HSTNL – 4 phút: theo kĩ thuật khăn phủ bàn, tổng hợp vẻ đẹp của hổ qua 8 câu thơ.
Gv giảng: Hổ mang dáng dấp một thi sĩ say mê cảnh đẹp, mang phong thái của nhà hiền triết, có uy lực của một vị đế vương.. 
Gv: Nhà thơ sử dụng nghệ thuật gì giữa hai khổ 1,4 và 2,3? Tác dụng?
Hs: Tương phản, đối lập gay gắt hai cảnh tượng, hai thế giới, nhà thơ đã thể hiện nỗi bất hoà sâu sắc đối với thực tại và niểm khát khao tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình.
GV phân tích lại hình tượng con hổ: Thế Lữ đã rất thành công khi xây dựng hình tượng con hổ với nhiều ý nghĩa. Bằng nghệ thuật nhân hóa hổ hiện lên với đời sống nội tâm sâu sắc.Hổ ngao ngán với tháng ngày tù giam kéo dài, bất hoà với xã hội giả dối. Qua tâm sự nhớ rừng của con hổ ở vườn bách thú, em hiểu những điểm sâu sắc nào trong tâm sự của con người ?
Hs: Đó là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn, đồng thời cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước khi đó. Họ cảm thấy lời con hổ trong bài thơ chính là tiếng lòng sâu kín của họ.
* Tổng kết (5’)
GV: Nghệ thuật, nội dung chính và ý nghĩa văn bản?
HS: Trả lời
GV: liên hệ giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tự do, tình yêu nước thầm kín.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (3’)
Gv gợi ý: Nghệ thuật miêu tả, biểu cảmthông qua bộ tranh tứ bình
+ Đọc diễn cảm bài thơ, học thuộc lòng trước khi đến lớp. 
+ Sưu tầm: nghiên mực, bút lông, thoi mực tàu, giấy hồng điều và một số tờ tranh chữ. Tiếp tục tìm hiểu về Thơ mới.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả: Thế Lữ (1907-1989), quê ở Bắc Ninh.
- Thế Lữ là người đi tiên phong trong phong trào thơ mới buổi đầu.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: “Nhớ rừng” in trong tập “Mấy vần thơ”- 1935
b. Thể loại: Thơ 8 chữ (thơ mới)- bài thơ đã góp phần mở đường cho sự thắng lợi của phong trào Thơ mới.
* Thơ mới: Thơ hiện đại
- Một phong trào thơ có tính chất lãng mạn của tầng lớp trí thức trẻ từ năm 1932 -1945. 
- Các nhà thơ mới thường thể hiện cái tôi trữ tình khát khao tự do, vươn tới cái đẹp.
- Ngay ở giai đoạn đầu, Thơ mới đã có nhiều đóng góp cho văn học, nghệ thuật nước nhà. 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc – Tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 3 phần
P1: Khổ 1-4: Khối căm hờn và niềm uất hận.
P2: Khổ 2-3: Nỗi nhớ thời oanh liệt.
P3: Khổ 5: Khao khát giấc mộng ngàn.
b. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm trực tiếp
c. Phân tích:
c1. Hình tượng con hổ:
* Khi ở trong vườn bách thú:
+ Hoàn cảnh sống: bị giam cầm, bị biến thành trò chơi
+ Tâm trạng: “Gậm ... căm hờn trong cũi sắt
 Ta nằm dài”
	“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”
-> Giận dữ, ngao ngán, uất ức bất lực.
=>Nghệ thuật nhân hóa: Nỗi chán ghét cao độ cuộc sống tù túng, tầm thường giả dối.
* Nỗi nhớ thời oanh liệt: 
- Nhớ bóng cả, cây già, gió ngàn, giọng nguồn hét núi.
“Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng 
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”
-> Dáng vẻ oai phong lẫm liệt, dũng mãnh vừa mềm mại vừa uyển chuyển 
- Bức tranh tứ bình: cảnh đẹp hùng vĩ, thơ mộng. Hổ nổi bật với tư thế lẫm liệt kiêu hùng đầy uy lực.
- Thể hiện khí phách ngang tàng, mang dáng dấp một đế vương.
- “Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu!”
-> Nhớ rừng, nhớ quá khứ vàng son khép lại trong tiếng than u uất.
=> Nghệ thuật tương phản: hổ chán ghét cuộc sống tù túng, giả tạo và khát khao trở về cuộc sống tự nhiên. 
c2. Lời tâm sự của thế hệ trí thức những năm 1930:
- Ngán ngẫm, bất hòa sâu sắc với cuộc sống thực tại.
- Đi tìm tự do trong quá khứ vàng son, hướng về cái đẹp tự nhiên
- Biểu lộ lòng yêu nước thầm kín
=> Tâm trạng của nhà thơ nói riêng và của người dân mất nước nói chung
3.Tổng kết
a, Nghệ thuật:
- Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, tương phản.
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.
b, Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản: Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: 
- Đọc kĩ, tìm hiểu sâu hơn một vài chi tiết nghệ thuật trong bài thơ.
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
* Bài mới: soạn bài “Ông đồ” 
E. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 19 Ngày soạn: 03/01/2016
Tiết PPCT: 75 Ngày dạy: 06/01/2016
 Văn bản: ÔNG ĐỒ
 Vũ Đình Liên
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào Thơ mới.
- Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật lãng mạn. Hiểu được những cảm xúc của tác giả trong bài thơ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: 
- Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
- Lối viết bình dị mà mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm. Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ: Giáo dục tình cảm trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, làm sống dậy văn hóa dùng câu đối ngày tết.
C. PHƯƠNG PHÁP 
- Tích hợp truyền thống chơi câu đối, đọc diễn cảm, phát vấn, phân tích, bình giảng, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’): 	Kiểm diện HS 8A1: ..
8A2: ..
 2. Kiểm tra bài cũ (4’):
 - Cho biết khái niệm Thơ mới?
 - Đọc thuộc lòng khổ thơ 2-3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ? 
 - Tâm sự nào của nhà thơ được gửi gắm qua lời con hổ?
3. Bài mới (40’): 
* Vào bài (2’): Chịu ảnh hưởng của nho giáo Trung Quốc, người Việt Nam xưa kia có đạo lí “Tôn sư trọng đạo”. Người thầy luôn được trọng vọng vì văn hay chữ tốt. Nét chữ câu đối đỏ của họ làm cho phố phường thêm đông vui nhộn nhịp và làm cho ngày tết cổ truyền thêm ấm cúng, hạnh phúc. Từ khi chữ quốc ngữ xuất hiện, chế độ khoa cử bị bãi bỏ, chữ nho bị rẻ rúng, thế hệ nhà nho, những “Ông đồ” sẽ ra sao? Để trả lời câu hỏi này cô và các sẽ đi vào bài mới với văn bản “Ông đồ” của Vũ Đình Liên”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG (5’)
Hs đọc chú thích dấu sao
Gv: Giới thiệu vài nét về tác giả tác phẩm? 
Hs: Trả lời phần chú thích.
Gv: giới thiệu lại, Nhận xét, bổ sung: Liên hệ thực tế nền Nho học, đầu thế kỉ XX ở nước ta và đặc điểm thơ của Vũ Đình Liên.
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (29’)
* Đọc - tìm hiểu từ khó (7’)
Gv hướng dẫn đọc: 2 khổ đầu đọc với giọng vui tươi hân hoan, ba khổ sau đọc với giọng trầm lắng, ngậm ngùi, da diết, GV cùng hs đọc.
* Tìm hiểu văn bản (20’)
Gv: Ông đồ là người làm nghề gì?
Hs: Trả lời chú thích.
Gv:Theo em, đâu là phương thức biểu đạt của văn bản này? 
Gv: Bài thơ có mấy ý? Nêu nội dung từng ý?
 * HS đọc khổ 1, 2 
Gv:Ý chính của khổ thơ này là gì?
Hs: Giới thiệu ông đồ
Gv: Ông đồ xuất hiện vào thời gian, không gian ra sao?
Hs: Ông đồ xuất hiện vào mùa xuân khi hoa đào nở. Ông đồ có mặt giữa mùa đẹp vui, hạnh phúc của mọi người 
Gv: Một cảnh tượng như thế nào được gợi lên từ khổ thơ thứ nhất?
Gv: Ý chính của khổ thơ thứ hai là gì? 
Hs: Ông đồ viết chữ 
Gv: Tài viết chữ của ông đồ được gợi tả qua những chi tiết nào? 
Hs: Hoa tay thảo những nét – như phượng 
Gv: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Sử dụng nghệ thuật đó có tác dụng gì? 
Gv: So sánh, nét chữ mang vẻ đẹp phóng khoáng, bay bổng, sinh động và cao quý
Gv: Nét chữ ấy đã tạo cho ông đồ một địa vị như thế nào trong mắt người đời ? 
Hs: Quý trọng và mến mộ.
Gv: Đằng sau những lời thơ tái hiện hình ảnh ông đồ, em đọc được cảm xúc nào của người viết lời thơ này ? 
Hs: Trân trọng nếp sống văn hóa dân tộc.
* HS đọc khổ 3, 4
Gv:Ý chính của khổ thơ này là gì? Những lời thơ nào buồn nhất ? 
Hs: Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng. 
Gv: Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ này và nêu tác dụng? (nhân hóa- cả cảnh vật dường như cũng buồn bã cho tình cảnh của ông đồ)
Gv: Khổ thơ 4 nói lên điều gì? 
Hs: Ông đồ hoàn toàn bị lãng quên
Gv: Hình dung của em về ông đồ từ lời thơ : ông đồ vẫn ngồi đấy  Lá vàng rơi trên giấy, ngoài giời mưa bụi bay?
Hs: Trả lời.
Gv bình: Lá vàng rơi là dấu hiệu cuối thu. Mưa bụi bay là dấu hiệu mùa đông. Như vậy ông đồ đã kiên trì ngồi đợi viết chữ qua mấy mùa.Tác giả không miêu tả tâm trạng của ông đồ nhưng bằng biện pháp nhân hóa đã nói lên một cách thấm thía nỗi buồn tủi, xót xa của nhà nho buổi thất thế. Ông đô ngồi lặng lẽ giữa phố phường để nếm trãi tấn bi kịch của một thế hệ. Hình ảnh lá vàng, mưa bụi bay là hình ảnh ẩn dụ độc đáo cho sự tàn tạ đó.
Gv: Hình ảnh ông đồ ngồi đấy gợi cho em cảm nghĩ gì? 
Hs: Già nua, cô đơn, lạc lõng đáng thương. 
Gv: Có gì giống và khác nhau qua 2 chi tiết hoa đào và ông đồ ở khổ thơ này so với khổ thơ đầu ? 
Hs: Ông đồ vẫn ngồi trên phố nhưng bị người đời bỏ quên.
Gv: Theo em, có cảm xúc nào ẩn chứa sau cái nhìn của tác giả? (xót thương)
Gv: Bằng những câu cuối cùng của bài ông đồ, tác giả đã gieo vào lòng người đọc tình cảm nào ? 
Hs: Thương tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp bị tàn tạ , lãng quên 
Gv: Từ bài thơ “ông đồ”, em đồng cảm với nỗi lòng nào của nhà thơ Vũ Đình Liên?
Hs: Tự bộc lộ
GV liên hệ giáo dục ý thức bảo vệ văn hóa cổ truyền của dân tộc với những nàh xưa.
* Tổng kết (3’)
Gv: Em hãy khái quát nghệ thuật, nội dung ý nghĩa của bài thơ?
Hs: Trả lời ghi nhớ
Gv: Chốt ý
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (3’)
Chi tiết biểu cảm trong bài thơ: mực đọng, giấy đỏ buồn, hình ảnh hoa đào
Chuẩn bị bài “Quê hương”
 + Đọc kĩ bài thơ, tìm bố cục của văn bản. 
 + Phân tích vẻ đẹp của làng chài.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả:
- Vũ Đình Liên (1913-1996), quê ở Hà Nội, là nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới.
- Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và hoài cổ.
2. Tác phẩm:
- “Ông đồ” là bài thơ thành công nhất của Vũ Đình Liên.
- Thể thơ: ngũ ngôn
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc - tìm hiểu từ khó
2.Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục: 3 phần 
- Khổ 1-2: Hình ảnh ông đồ trong mùa xuân xưa
- Khổ 3-4: Hình ảnh ông đồ trong mùa xuân nay
- Khổ 5: Nỗi lòng của tác giả
b. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp kể, tả
c. Phân tích 
c1. Ông đồ trong mùa xuân năm xưa:
- Khung cảnh mùa xuân: hoa đào nở, xuân về, phố đông người 
->Mùa xuân tươi tắn, sinh động, không khí tưng bừng, náo nhiệt.
- “Bao nhiêu người thuê viết
 Tấm tắc ngợi khen tài”
-> Ông đồ được xã hội quý trọng đề cao.
- “Hoa tay thảo những nét
 Như phượng múa rồng bay”
-> So sánh:Ca ngợi nét chữ tài hoa, bay bướm.
=> Hình ảnh Ông đồ trở thành hình ảnh không thể thiếu, làm nên nét đẹp văn hóa truyền thống được mọi người mến mộ.
c2. Hình ảnh ông đồ trong mùa xuân hiện tại
- Thời gian tuần hoàn, mùa xuân trở về, hoa đào vẫn nở, vẫn phố xưa
- “Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu”
-> Ông đồ vắng khách, bị người đời lãng quên
 “Ông đồ vẫn ngồi đấy
 Qua đường không ai hay”
-> Cuộc đời đã thay đổi, cô đơn, lạc lõng khi không còn ai thuê viết.
- “Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài trời mưa bụi bay”
=> Ẩn dụ, vần liền: Sự mai một những giá trị truyền thống, một lớp nhà nho - một nét đẹp văn hóa bị sụp đổ, bị vùi lấp. 
c3.Nỗi lòng của nhà thơ:
- Thiên nhiên vẫn tuần hoàn nhưng ông đồ không còn nữa.
- “Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ?”
=> Tác giả đồng cảm sâu sắc trước bi kịch của ông đồ, tiếc thương cho một thời đại văn hóa đã đi qua.
3.Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại
- Xây dựng những hình ảnh đối lập
- Lựa chọn lời thơ gợi cảm xúc
b. Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản: Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.
* Ghi nhớ: Sgk/10
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ:
- Học thuộc lòng bài thơ
- Tìm hiểu sâu hơn một vài chi tiết biểu cảm trong bài thơ.
- Tìm đọc một số bài viết hoặc sưu tầm một số tranh ảnh về văn hóa truyền thống.
* Bài mới: Soạn bài “Quê hương”
E. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 19 Ngày soạn: 05/01/2016
Tiết PPCT: 76 Ngày dạy: 08/01/2016
 Tiếng Việt: CÂU NGHI VẤN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
- Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
** Lưu ý: HS đã học câu nghi vấn ở tiểu học.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm, hình thức của câu nghi vấn. Chức năng chính của câu nghi vấn.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể. Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.
3. Thái độ: 
- Biết đặt câu nghi vấn đúng trường hợp giao tiếp. 
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phát vấn, giải thích, phân tích, phương thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’): Kiểm diện HS 8A1: .....................................................
 8A2: .....................................................
2. Kiểm tra bài cũ (4’): Thế nào là tình thái tình từ nghi vấn? Xác định tình thái từ nghi vấn trong câu sau: Em học bài chưa?
 3. Bài mới (40’): 
* Vào bài (2’): Trong tiếng Việt, cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, mỗi kiểu câu có đặc điểm hình thức nhất định. Những đặc điểm hình thức này thường gắn với một chức năng chính. Chẳng hạn, như câu có hình thức câu cầu khiến có chức năng chính là dùng để ra lệnh, sai khiến, yêu cầu, khuyên bảo  Vậy, câu nghi vấn có đặc điểm hình thức và chứng năng chính như thế nào ? Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG (17’)
Hs đọc ví dụ sgk 
Gv:Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn ? 
Hs: Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không?; Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai ; Hay là u thương chúng con đói quá? 
Gv: Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ?
Hs: Hình thức câu nghi vấn trên thể hiện ở dấu chấm hỏi. Và còn thể hiện ở cặp từ nghi vấn như: có- không; từ nghi vấn: sao; từ hay là 
Gv: Câu nghi vấn trên dùng để làm gì ? 
Hs: Dùng để hỏi bao gồm cả tự hỏi.
Gv: Trong những trường hợp nào dùng câu nghi vấn 
Hs: Trong giao tiếp, khi có những điều chưa biết hoặc còn hoài nghi, người ta sử dụng câu nghi vấn để yêu cầu trả lời giải thích 
Gv: Hãy đặt một vài câu nghi vấn ?
Hs tự làm.
Gv: Nêu đặc điểm và hình thức nghi vấn ?
Hs: Trả lời ghi nhớ sgk
LUYỆN TẬP (18’)
Bài 1:
Gv: Đề yêu cầu chúng ta phải làm gì ?
Hs: Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó 
Hs: Thảo luận nhóm. Bốn nhóm 4 câu.Trả lời, nhận xét cho nhau.
Gv: Đánh giá, ghi điểm Hs ghi vở.
Bài 2: Hs đọc đề
Hs: Nêu yêu cầu của bài tập 2
Hs: Làm việc độc lập.
Bài 3: Gv gọi Hs đọc bài tập 3 
Hs: Thảo luận nhóm, trả lời.
*Gv lưu ý: trong Tiếng Việt, xuất hiện từ cũng như: ai cũng, gì cũng, nào cũng, sao cũng, đâu cũng, bao giờ cũng, bao nhiêu cũng có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối (Ai cũng thấy thế )
Bài 4
Hs: Nêu yêu cầu bài tập 4
Hs: phân biệt sự khác nhau của hai câu.
Gv: Hướng dẫn Hs đặt một số cặp câu khác.
Nó có biết nói không ?
Nó đã nói chưa ?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (3’)
- Sử dụng câu nghi vấn với bạn bè khi muốn bạn trả lời hoặc giải thích điều gì đó.
- Chuẩn bị bài “Câu nghi vấn (tiếp)”: Đọc ví dụ, khía niệm, tìm hiểu thêm một số chức năng khác của câu nghi vấn.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đặc điểm hình thức và chức năng:
* Phân tích Vd sgk
- Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không ? 
-Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? 
- Hay là u thương chúng con đói quá? 
* Hình thức: 
- Dấu chấm hỏi ở cuối câu
- Có từ nghi vấn, cặp từ nghi vấn, tình thái từ nghi vấn hoặc từ hay
* Chức năng: dùng để hỏi 
=> Câu nghi vấn 
2.Ghi nhớ : sgk/ 11
II. LUYỆN TẬP 
Bài 1 tr 11:
Câu nghi vấn: Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?
- Đặc điểm hình thức: 
- Từ nghi vấn: tại sao? Có dấu chấm hỏi ở cuối câu.
Bài 2 tr 12:
- Căn cứ để xác định câu nghi vấn: có từ hay. Từ hay trong câu nghi vấn không thể thay thế bằng từ hoặc. 
- Nếu thay từ hay trong câu nghi vấn bằng từ hoặc thì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành một câu khác thuộc kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn.
Bài 3 tr 13:
Không thể đặt dấu chấm hỏi vào những câu văn ví đó không phải là những câu nghi vấn.
- Câu b: có từ nghi vấn tại sao nhưng kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu.
- Câu d: ai là từ phiếm định chứ không phải là từ nghi vấn.
Bài tập tr 13:
a- Anh có khoẻ không? -Tôi khỏe.
b- Anh đã đã khỏe chưa? -Tôi khỏe rồi
Ví dụ:
Cái áo này có cũ lắm không?
Cái áo này đã cũ lắm chưa?
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Học bài, tìm các văn bản có chứa câu nghi vấn, phân tích tác dụng.
- Liên hệ thực tế trong giao tiếp hằng ngày.
Học bài và làm c

File đính kèm:

  • docTuan_19_Ngu_van_8.doc