Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11

I. Mục tiêu.

 1/Kiến thức:

 - Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự.

 - Sự kết hợp các yếu tố mi êutả ,biểu cảm trong văn tự sự.

 - Những yêu cầu khi trình bày và nói kể chuyện.

 2/ Kĩ năng:

 - Kể được 1 câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau, biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.

 - Lập dàn ý 1 văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.

 - Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.

 3/ Thái độ :

 - Nắm chắc kiến thức về ngôi kể.

 -Trình bày đạt yêu cầu một câu chuyện có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

II. Chuẩn bị của GV và HS :

 1/ Chuẩn bị của GV :

- Thiết bị dạy học : giáo án, bảng phụ .

- Học liệu : SGK, SGV, sách chuẩn

2/ Chuẩn bị của HS :

- Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK

- Chuẩn bị tốt bài làm của mình để nói trước lớp .

III. Tồ chức các hoạt động học tập :

 1/ Ổn định lớp: ( 2 phút )

 Kiểm tra sỉ số, nề nếp .

 2/ KTBC: ( 5 phút )

 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .

3/Tiến hành bài học :

 HĐ 1: Hình thành kiến thức: ( 13 phút )

 a/ Phương pháp giảng dạy: đọc sáng tạo, nghiên cứu, gợi tìm, tái hiện .

 b/ Các bước của hoạt động :

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2322 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thanh Tịnh
Câu 2: Văn bản: "Tôi đi học" của Thanh Tịnh thuộc thể loại nào sau đây? (0,5đ)
A. Truyện ngắn B. Truyện dài C. Hồi kí D. Tiểu thuyết
Câu 3. Tác giả truyện ngắn '' Chiếc lá cuối cùng '' là ai? (0,5đ)
A. Ai-ma-tốp B. O. Hen-ri C. Xéc-van-tét D. An-đéc-xen
Câu 4: Nhân vật Đôn-ki-hô-tê trong đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió" có những đặc điểm nổi bật nào sau đây? (0,5đ)
 A. Béo lùn, dũng cảm 
 B. Cao, gầy, dũng cảm, hào hiệp nhưng hoang tưởng.
 C. Cao gầy, hèn nhát 
 D. Béo lùn, tỉnh táo nhưng hèn nhát, chỉ nghĩ đến bản thân 
Câu 5: Vì sao chiếc lá cuối cùng trong văn bản cùng tên lại trở thành kiệt tác?(0,5đ)
 A. Vì nó là tác phẩm đầu tay của cụ Bơ men 
 B. Vì nó giống như thật.	
 C. Vì nó rất thật, cứu sống Giôn-xi, được sáng tác bởi một nghệ sĩ quên mình.
Câu 6. Chọn các từ sau: móm mém và hu hu; mếu máo và hu hu; món mém và hu hu điền vào đoạn văn sau sao cho thích hợp. (0,5đ)
'' Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng …… của lão mếu như con nít. Lão ….. khóc”.
II- Tự luận (7,0 điểm)
Câu 7.(1,5đ) Nêu những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong văn bản :"Hai cây phong" ?
Câu 8 (2đ) Em có nhận xét gì tính cách của nhân vật chị Dậu qua đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" (Trích - tắt đèn)
Câu 9(3,5 điểm) Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một tác phẩm đã học mà em thích nhất
Đề 2
I- Trắc nghiệm( 3,0 điểm) Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau :
Câu 1.Tác giả của đoạn trích " Lão Hạc" là ai? (0,5đ)
A. Ngô Tất Tố B. Nam Cao C. Nguyên Hồng D. Thanh Tịnh
Câu 2: Văn bản: "Lão Hạc " thuộc thể loại nào sau đây? (0,5đ)
A. Truyện ngắn B. Truyện dài C. Hồi kí D. Tiểu thuyết
Câu 3. Tác giả của '' Cô bé bán diêm" là ai? (0,5đ)
A. Ai-ma-tốp B. O. Hen-ri C. Xéc-van-tét D. An-đéc-xen
Câu 4: Nhân vật Xan chô-pan-xa trong đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió" có những đặc điểm nổi bật nào sau đây? (0,5đ)
A. Béo lùn, dũng cảm 
B. Cao, gầy, dũng cảm, hào hiệp nhưng hoang tưởng.
 C. Cao gầy, hèn nhát 
 D. Béo lùn, tỉnh táo nhưng hèn nhát, chỉ nghĩ đến bản thân 
Câu 5: Giôn - xi đã khỏi bệnh nhờ những nguyên nhân nào sau đây? (0,5đ)
 A. Nhờ sự chăm sóc tận tình của Xiu và có Bác sĩ cho thuốc
 B. Nhờ chiếc lá của cụ Bơ-men vẽ và sự chăm sóc chu đáo của Xiu
 C. Nhờ sự chăm sóc của bạn, có thuốc men, đặc biệt là sự thay đổi suy nghĩ khi nhìn thấy chiếc lá (cụ Bơ-men vẽ trên tường).
Câu 6. Chọn những từ cho sẵn: Ngã xuống dất, ngã lăn đùng, ngã nhào ra thềm điền vào đoạn văn sau sao cho thích hợp. (0,5đ) 
'' Kết cục, anh chàng "hầu cận ông lí" yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ............................"
II- Tự luận (7,0 điểm)
 Câu 7.(2đ) Nêu những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích :" Cô bé bán diêm"?
 Câu 8 (2đ) Em có nhận xét gì về hoàn cảnh và những phẩm chất đáng quý của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên?
 Câu 9(3 điểm) Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một tác phẩm đã học mà em thích nhất.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3 điểm.
 *Mức tối đa: đạt 0,5 điểm
 *Mức chưa đạt: lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
 CÂU
 ĐỀ
1
2
3
4
5
6
1
A
C
B
B
C
Móm mém; hu hu
2
B
A
D
D
C
Ngã nhào ra thềm
II. PHẦN TỰ LUẬN
*Đề 1:
Câu 7. Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản: "Hai cây phong": 
*Mức tối đa: 1,5 điểm
- Lựa chọn ngôi kể, tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.(0,5đ)
- Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa.(0,5đ)
- Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng phong phú.(0,5đ)
*Mức chưa tối đa: 0,5-1 điểm: HS nêu được 1- 2 ý
*Mức chưa đạt:HS trình bày không đúng hoặc không trả lời.
Câu 8.Nhận xét gì tính cách của nhân vật chị Dậu qua đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" (Trích - tắt đèn): 
*Mức tối đa: 2 điểm
- Yêu thương chồng con (1đ)
- Có sức phản kháng mãnh liệt (1đ)
*Mức chưa tối đa: 1 điểm: HS trả lời được 1 ý.
*Mức chưa đạt: HS trình bày không đúng hoặc không trả lời.
Câu 9. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về một tác phẩm đã học.
 	Cảm nhận từ nghệ thuật -> nội dung -> Ý nghĩa (2đ)
Hành văn trôi chảy, sáng tạo (1đ)
Trình bày sạch đẹp (0,5 đ)
* Đề 2:
Câu 7. Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản: "Cô bé bán diêm":
*Mức tối đa: 2 điểm
 -Miêu tả rõ cảnh ngộ và nổi khổ cực của em bé qua các chi tiết, hình ảnh đối lập (1đ)
 -Khắc họa tâm lí trẻ em và sáng tạo trong cách kể. (1đ)
*Mức chưa tối đa: 1 điểm: HS nêu được 1 ý
*Mức chưa đạt: HS trả lời không đúng hoặc không trả lời.
 Câu 8. Nhận xét gì về hoàn cảnh và những phẩm chất đáng quý của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên ? 
*Mức tối đa: 2 điểm
- Hoàn cảnh: Nghèo, cô đơn tội nghiệp. (0,5đ)
- Người cha hết lòng thương con (0,5đ)
- Một con người rất tự trọng (0,5đ)
- Giàu lòng nhân ái (0,5đ)
*Mức chưa tối đa: 0,5-1,5 điểm: HS trả lời được 1-3 ý
*Mức chưa đạt: HS không trả lời hoặc trả lời không đúng.
Câu 9. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về một tác phẩm đã học.(3đ)
 	Cảm nhận từ nghệ thuật -> nội dung -> Ý nghĩa (2đ)
Hành văn trôi chảy, sáng tạo, sạch đẹp (1đ)
IV.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Hoạt động 3.Củng cố, dặn dò:
-Củng cố:
-Dặn dò:
 Soạn bài: luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
*Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1.Tôi đi học
2.Trong lòng mẹ
3.Tức nước vỡ bờ
4.Lão Hạc
5.Chiếc lá cuối cùng
6.Đánh nhau với cối xay gió
7.Chiếc lá cuối cùng
8.Hai cây phong
9.Cô bé bán diêm
*Câu hỏi định tính, định lượng
 -Trắc nghiệm khách quan : về tác giả, tác phẩm, thể loại, nội dung, nghệ thuật.
 -Câu hỏi tự luận : lí giải, nhận xét, đánh giá, cảm nhận về văn bản (nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa).
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Ngày soạn :8/10/2014
Tiết: 42
Tuần : 11 Tập làm văn:
 LUYỆN NÓI : KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ
 KẾT HỢP MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM.
I. Mục tiêu.
 1/Kiến thức:
 - Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự.
 - Sự kết hợp các yếu tố mi êutả ,biểu cảm trong văn tự sự.
 - Những yêu cầu khi trình bày và nói kể chuyện.
 2/ Kĩ năng:
 - Kể được 1 câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau, biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.
 - Lập dàn ý 1 văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
 - Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.
 3/ Thái độ :
 - Nắm chắc kiến thức về ngôi kể.
 -Trình bày đạt yêu cầu một câu chuyện có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
II. Chuẩn bị của GV và HS :
 1/ Chuẩn bị của GV :
Thiết bị dạy học : giáo án, bảng phụ .
Học liệu : SGK, SGV, sách chuẩn
2/ Chuẩn bị của HS :
Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK
Chuẩn bị tốt bài làm của mình để nói trước lớp .
III. Tồ chức các hoạt động học tập :
 1/ Ổn định lớp: ( 2 phút )
 Kiểm tra sỉ số, nề nếp .
 2/ KTBC: ( 5 phút )
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
3/Tiến hành bài học :
 HĐ 1: Hình thành kiến thức: ( 13 phút )
 a/ Phương pháp giảng dạy: đọc sáng tạo, nghiên cứu, gợi tìm, tái hiện .
 b/ Các bước của hoạt động :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung.
Hướng dẫn HS ôn tập về ngôi kể.
- Hỏi: Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Nêu tác dụng của ngôi kể này?
-Hỏi : Vậy kể theo ngôi thứ ba là như thế nào? Tác dụng?
->Gv chốt.
-Hỏi : Lấy ví dụ về cách kể theo ngôi thứ nhất và thứ ba trong một vài tác phẩm mà em đã học?
- Hỏi : Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể ?
- >GV chốt.
- Hỏi : Miêu tả và biểu cảm có vai trò gì trong văn tự sự ?
-> GV chốt : Kể theo ngôi kể kết hợp miêu tả, biểu cảm phải rõ ràng, tự nhiên, lưu loát ,hấp dẫn.
- Trả lời, nhận xét.
-Trả lời, nhận xét.
- Kể theo ngôi thứ nhất: Tôi đi học, Lão Hạc, Trong lòng mẹ.
- Kể theo ngôi thứ ba: Tắt đèn, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng.
-Trả lời, nhận xét.
-HS trả lời.
- Lắng nghe.
I. Ôn tập ngôi kể
1/ Ngôi kể thứ nhất.
- Người kể xưng tôi trong câu chuyện. Kể theo ngôi này, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua có thể trực tiếp nói ra suy nghĩ tình cảm của chính mình.
- Tác dụng: Nhằm tăng tính tính thuyết phục, tính chân thực của câu chuyện.
2/ Ngôi kể thứ ba.
Người kể tự dấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên của chúng. Cách kể này giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
→Người kể tự do, linh hoạt những gì diễn ra với nh/ vật .
- Mục đích: Thay đổi điểm nhìn đối với sự việc và nhân vật. Người trong cuộc kể khác người ngoài cuộc. Sự việc có liên quan đến người kể khác sự việc không liên quan đến người kể.
- Thay đổi thái độ miêu tả, biểu cảm.
- Người trong cuộc có thể buồn vui theo cảm tính chủ quan.
- Người ngoài cuộc có thể dùng miêu tả, biểu cảm để góp phần khắc họa tính cách nhân vật.
- Yếu tố m/tả và biểu cảm tạo cho cách kể sinh động ,có cảm xúc.
HĐ 2: Luyện tập : ( 20 phút )
 a/ Phương pháp giảng dạy : đọc sáng tạo, nghiên cứu, gợi tìm, tái hiện .
 b/ Các bước của hoạt động :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV cho hs xem lại đoạn trích : ‘chị Dậu….. ngã nhào ra thềm’. Lưu ý yếu tố m/tả, biểu cảm.
- Hỏi : Nêu sự việc và nhân vật chính, ngôi kể trong đoạn văn?
- Hỏi : Tìm các yếu tố nổi bật trong đoạn văn?
-Hỏi : Xác định yếu tố miêu tả và tác dụng của chúng
-Hỏi : Muốn kể lại theo ngôi kể thứ nhất cần phải thay đổi những gì?
GV hướng dẫn HS luyện nói.
Gọi HS kể lại đoạn trích theo ngôi kể thứ nhất.
GV lưu ‏ý HS về điệu bộ, cử chỉ, nét mặt khi kể để thể hiện tình cảm của nhân vật.
Gọi HS nhận xét phần trình bày của bạn về tác phong, lời nói, cử chỉ, nét mặt.
- HS thực hiện.
- Sự việc: cuộc đối đầu giữa kẻ thúc sưu và người khất sưu.
- Nhân vật chính: chị Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng.
- HS thực hiện.
->Tác dụng: Nêu bật nỗi uất ức, căm phẫn của chị Dậu.
-Trả lời, nhận xét.
- HS tìm, gạch chân trong SGK.
- HS kể lại đoạn trích.
- HS nhận xét.
II. Luyện nói.
Bài tập 1.
- Ngôi kể thứ ba.
* Các yếu tố nổi bật:
- Xưng hô: Van xin, nín nhịn, cháu van ông...
- Phẫn nộ: chồng tôi đau ốm ...
- Căm thù vùng lên: mày trói ..
* - Thay đổi cách xưng hô ngôi thứ nhất ''tôi''.
- Chuyển lời thoại trực tiếp thành lời thoại gián tiếp.
- Lựa chọn chi tiết miêu tả và biểu cảm cho sát hợp với ngôi kể thứ nhất.
IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập . ( 5 phút )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1/ Tổng kết ( củng cố ) :
Thay đổi ngôi kể có tác dụng gì trong văn tự sự ?
2/ Hướng dẫn học tập ( dặn dò ) :
- Ổn lại các ngôi kể.
-Lựa chọn 1 đoạn văn trong các tác phẩm tự sự đã học và kể lại theo lời kể của mình.
 - Soạn bài : Câu ghép
 + Đặc điểm câu ghép.
 + Cách nối câu ghép ?
-HS thực hiện.
-HS thực hiện
- HS thực hiện.
Tiếng việt : CÂU GHÉP
Ngày soạn : 08/10/2014
Tiết: 43
 Tuần : 11
I.Mục tiêu .
 1/ Kiến thức :
- Đặc điểm câu ghép.
- Cách nối câu ghép.
 2/ Kĩ năng :
- Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần.
- Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Nối được các vế của câu ghép theo yêu cầu.
 3/ Thái độ :
 -Nắm được đặc điểm của câu ghép , cách nối vế câu ghép.
 - Biết sử dụng câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
II . Chuẩn bị của GV và HS :
 1/ Chuẩn bị của GV :
Thiết bị dạy học : giáo án , bảng phụ .
Học liệu : SGK, SGV, sách chuẩn, giấy A0 .
2/ Chuẩn bị của HS :
Đọc và trả lời các ví dụ trong sgk , tìm và cho ví dụ tương tự .
Định hướng trước phần luyện tập .
III . Tổ chức các hoạt động học tập  :
 1/ Ổn định lớp ( 2 phút )
 Kiểm tra sỉ số, nề nếp .
 2/ Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
 Nói giảm nói tránh là gì ? Cho ví dụ ?
 3/ Tiến hành bài học :
 HĐ 1: Hình thành kiến thức . ( 23 phút )
 a. Phương pháp giảng dạy : vấn đáp, gợi tìm, quy nạp , nghiên cứu .
 b.Các bước hoạt động :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV chép VD ra bảng phụ.
Gọi HS đọc VD.
-Hỏi: Tìm các cụm C-V trong những câu in đậm. Phân tích cấu tạo?
HS đọc
Trả lời, nhận xét.
I. Đặc điểm của câu ghép.
- Tôi / quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi
 C2 V2
 C1 V1 
 như mấy cành hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng . 
 C3 V3 
- Buổi sáng hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi / âu yếm nắm tay tôi/dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
 C V
- Cảnh vật chung quanh tôi /đều thay đổi, vì chính lòng tôi /đang có sự thay đổi lớn:
 C1 V1 C2 V2
Hôm nay tôi/ đi học .
 C3 V3
-Hỏi: Trình bày kết qủa phân tích vào bảng theo mẫu? (GV ghi mẫu bảng phụ).
Hỏi: Trong ba câu trên câu nào là câu đơn, câu ghép?
- Hỏi:Qua phân tích VD em hiểu câu ghép là gì?
-> GV chốt.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk. ( mục II)
KN : Ra quyết định ->KT : Động não .
- Hỏi :Trong mỗi câu ghép trên, các vế được nối với nhau bằng cách nào?
-Hỏi : Có mấy cách nối các vế trong câu ghép?
-> GV chốt.
- Câu có 1 cụm C-V: '' Buổi mai hôm ấy'' ....
- Cụm C-V nhỏ trong cụm C-V lớn: ''Tôi quên thế nào được''.
-Cụm C-V không bao chứa nhau: ''Cảnh vật chung quanh tôi''
- Câu 1: Câu phức.
- Câu 2: Câu đơn.
- Câu 3: Câu ghép.
.
- Cụm c-v (1) ghép với cụm c-v (2)= ( ,) và quan hệ từ « vì » ;
- Cụm c-v (2) ghép với cụm c-v ( 3) = ( :).
- HS trả lời ( như nội dung ghi )
Câu ghép là những câu do 2 hoặc nhiều cụm c-v không bao chứa nhau tạo thành.Mỗi cụm c-v này được gọi là 1 vế câu.
VD: SGK
II. Cách nối các vế câu .
Các vế của câu ghép nối với nhau bằng 2 cách :
-Dùng từ nối : qht, cặp qht, cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau.
-Không dùng từ nối : giữa các vế câu có dấu phẩy, dấu chẩm phẩy, dấu 2 chẩm.
 HĐ 2: Luyện tập . ( 10 phút )
 a. Phương pháp giảng dạy : vấn đáp, gợi tìm, quy nạp , nghiên cứu .
 b.Các bước hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Đọc yêu cầu bài tập 1.
-Hỏi : Tìm câu ghép và cho biết các vế câu nối nhau bằng cách nào ?
GV nhận xét, bổ sung.
Đọc yêu cầu bài tập 2,3,4.
Hỏi : Đặt và chuyển câu ghép.
->GV nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện.
-HS lên bảng.
- HS đọc .
- HS thực hiện
III. Luyện tập
Bài 1:
a. U van Dần, u lạy Dần! Chị con có đi, u mới có tiền... chứ (nối bằng dấu phẩy)
- Sáng nay người ta đánh trói thầy Dần như thế ....không? (dấu phẩy)
- Nếu Dần không buông ...nữa đấy. (dấu phẩy).
b. Cô tôi chưa ... ra tiếng (dấu phẩy).
- Giá những hủ tục .... mới thôi (dấu phẩy)
c. Tôi lại im lặng ... cay cay (nối bằng dấu hai chấm)
d. Hắn làm nghề ăn trộm... quá (nối bằng quan hệ từ '' bởi vì''.
Bài 2,3
a.Vì trời mưa to nên đường rất trơn -->Trời mưa to nên đường rất trơn.
-->Đường rất trơn vì trời mưa to.
b. Nếu Nam chăm học thì nó sẽ thi đỗ.
→ Nam chăm học thì nó sẽ thi đỗ.
c. Tuy nhà khá xa nhưng Lan vẫn đi hoc đúng giờ.
d. Không những Vân học giỏi mà còn khéo tay.
Bài 4:
- Nó vừa được điểm khá đã huyênh hoang.
- Nó lấy cái gì ở đâu là cất vào đấy rất nghiêm chỉnh.
IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập . ( 5 phút )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1/ Tổng kết ( củng cố ) :
 Có mấy cách nối các vế trong câu ghép ?
2/ Hướng dẫn học tập ( dặn dò ) :
 - Tìm và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép trong 1 đoạn văn tự chọn.
 - Soạn bài : Tìm hiểu chung về văn thuyết minh.
 + Tìm hiểu ,trả lời các câu hỏi trong sgk.
 + Tìm đặc điểm chung của văn bản đó ?
 + Thuyết minh có vai trò ntn trong đời sống ?
-HS thực hiện
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
	Tập làm văn : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN THUYẾT MINH
Ngày soạn :08/10/2014
Tiết: 44
Tuần :11
I. Mục tiêu.
 1/ Kiên thức :
 -Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
 -Ý nghĩa ,phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
 -Yêu cầu của văn bản thuyết minh( nội dung ,ngôn ngữ,…)
 2/ Kĩ năng :
 -Nhận biết văn bản thuyết minh : phân biệt văn bản thuyết minh và các kiểu văn bản đã học trước đó.
 - Trình bày các tri thức có tính chất khách quan , khoa học thông qua những tri thức của môn ngữ văn và các môn học khác.
 3/ Thái độ :	
 Nắm được đặc điểm ,vai trò , tác dụng của văn bản thuyết minh.
II. Chuẩn bị của GV và HS :
 1/ Chuẩn bị của GV :
Thiết bị dạy học : giáo án, bảng phụ .
Học liệu : SGK, SGV, sách chuẩn, giấy A0 .
2/ Chuẩn bị của HS :
Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK
Định hướng trước phần luyện tập .
III. Tồ chức các hoạt động học tập :
 1/ Ổn định lớp: ( 2 phút )
 Kiểm tra sỉ số, nề nếp .
 2/ KTBC: ( 3 phút )
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
3/Tiến hành bài học :
 HĐ 1: Hình thành kiến thức: ( 20 phút )
 a. Phương pháp giảng dạy : đọc sáng tạo, nghiên cứu, gợi tìm, tái hiện .
 b.Các bước hoạt động :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 Nội dung
GV gọi h/s đọc 3 văn bản trong SGK. (Học sinh yếu)
KN :Giao tiếp -> KT : Phân tích .
-Hỏi : Ba văn bản trình bày, giới thiệu giải thích về điều gì?
-Hỏi : Em thường gặp loại văn bản này ở đâu ?
-Hỏi : Các văn bản trên cung cấp cho em những tri thức thuộc lĩnh vực nào ?
-Hỏi : Hãy kể tên một vài văn bản đã học cùng kiểu văn bản trên?
-Hỏi :Vậy văn bản thuyết minh có vai trò ntn trong đời sống ?
GV chốt : mỗi svht có đặc điểm riêng mà ngày thường chúng ta không chú ý.
-HS văn bản.
- Văn bản (a): trình bày lợi ích của cây dừa. Lợi ích này gắn với đặc điểm của cây dừa. ở đây là giới thiệu về cây dừa Bình Định, gắn với người dân Bình Định.
- Văn bản(b): Giới thiệu tác dụng của chât diệp lục làm cho lá cây có màu xanh.
- Văn bản (c) : Giới thiệu Huế là một trung tâm văn hóa với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế.
-Gặp ở sách ,báo, trên thông tin đại chúng,...
-Tri thức về KHXH, KHTN ( văn hóa đất nước, sinh học, địa lí,...)
-VD: Cầu Long Biên chứng nhân lich sử.
- Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000.
- Động Phong Nha
-Trả lời, nhận xét.
Lắng nghe .
I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
1/ Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
Vai trò : Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về mọi lĩnh vực của đời sống ,giúp người đọc hiểu về các đặc điểm của svht có trong đời sống.
GV gọi hs đọc câu hỏi mục I.2.
KN :Giao tiếp -> KT : Phân tích .
-Hỏi : Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm không? Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào?
G/v: Đây là kiểu văn bản khác đó là văn bản thuyết minh.
- Hỏi : Các văn bản có đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng?
-Hỏi: Mục đích của văn bản thuyết minh là gì?
-Hỏi: Vậy văn bản thuyết minh có những đặc điểm gì ?( về phạm vi sử dụng, tính chất, ngôn ngữ,.....)
->GV chốt.
-HS thực hiện
Không phải là văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm. Vì:
- Văn bản tự sự phải có sự việc và nhân vật.
- Văn bản miêu tả phải có cảnh sắc, con người, cảm xúc.
- Văn bản nghị luận phải có luận điểm, luận cứ, luận chứng.
VD: Cây dừa : thân, lá, nước, cùi.
- Lá cây: tế bào, ánh sáng, sự hấp thụ ánh sáng ... ntn?
- Huế: cảnh sắc, các công trình kiến trúc ntn?
- Không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng và tránh bộc lộ cảm xúc chủ quan.
-Mục đích: Giúp người đọc nhận thức về đối tượng như nó vốn có trong thực tế chứ không phải giúp cho người đọc có cảm hứng thưởng thức một hiện tượng NT được xây dựng bằng hư cấu, tưởng tượng.
Trả lời, nhận xét.
2/ Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
-Phạm vi sử dụng : thông dụng, phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm cung cấp t

File đính kèm:

  • docGA nvan 8 tuan 11.doc
Giáo án liên quan