Giáo án Ngữ văn 8 - Trương Thị Giang - Tuần 9

. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:

- Thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày.Biết nhìn nhận đánh giá một sự việc.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

 - Hình thức: Tự luận.

 - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90 phút.

 III. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:

Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.

IV. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2325 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Trương Thị Giang - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9	 Ngày soạn: 12/10/2014
Tiết PPCT: 33-34 Ngày dạy: 14/10/2014
 Văn bản: HAI CÂY PHONG
 (Trích Người thầy đầu tiên) Ai-ma-Tốp
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn người thầy đã vun trồng ước mơ và hy vọng cho những tâm hồn trẻ thơ.
- Hiểu rõ về nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: 
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen.
- Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích. 
3. Thái độ: Bồi đắp tình yêu quê hương, tình cảm thầy trò.
C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số ……Vắng: …………………………………….
8A2: Sĩ số ……Vắng: …………………………………….
8A3: Sĩ số ……Vắng: ……………………………………. 
2. Kiểm tra bài cũ: Vì sao Giôn-xi khỏi bệnh? Em hiểu thế nào là tác phẩm nghệ thuật chân chính?
3. Bài mới: Đối với mỗi con người Việt Nam, ký ức tuổi thơ thường gắn liền với những cây đa, bến nước, sân đình ở những làng quê mờ xa trong không gian và thời gian thăm thẳm: cây đa cũ, bến đò xưa, nhặt lá bàng mỗi buổi chiều đông. Còn đối với nhân vật hoạ sĩ trong truyện vừa Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp là nhớ tới làng quê. Mỗi lần về thăm quê, ông không thể không đến thăm hai cây phong trên đỉnh đồi đầu làng. Vì sao?
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG
 Hs: Đóc chú thích
 Gv:Em hãy nêu vài nét về tác giả?
 Hs: Trả lời phần * trong chú thích.
 Gv: Cho biết vị trí của đoạn trích? Thể loại?
Hs: Trích phần đầu của truyện vừa người thầy đầu tiên.
GV chốt ý
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
Gv đọc với giọng chậm rãi hơi buồn, gọi Hs đọc. 
Gv nhận xét giọng đọc và cách đọc của hs
Gv: Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
HS nêu đại ý của văn bản?
Gv: Trong văn bản xuất hiện hai loại hình ảnh: loại hình ảnh thiên nhiên và hình ảnh con người, cụ thể là? 
Hs: Hình ảnh con người: nhân vật “tôi” và “chúng tôi”. Hình ảnh thiên nhiên: hai cây phong và thảo nguyên 
Gv: Trong hai hình ảnh đó nổi bật lên hình ảnh nào ? 
Hs: Nhân vật tôi và 2 cây phong 
Gv: Người kể chuyện trong văn bản này xuất hiện ở 2 vai: “tôi” và “ chúng tôi”. Khi nào người kể chuyện nhân danh “tôi”. Khi nào nhân danh “ chúng tôi”?
Hs: Khi kể về xúc cảm tâm hồn riêng về 2 cây phong – xưng tôi. Khi thể hiện cảm xúc tập thể- xưng chúng tôi.
Gv: Vậy khi xưng tôi, cảm nhận của tôi về hai cây phong như thế nào?
Hs: Giữa ngọn đồi, có 2 cây phong lớn, hiện ra trước mắt hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi 
Gv: Cảm xúc của tôi và bọn trẻ về cây phong?
Hs: Hai cây phong là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, nơi gắn bó chan hoà thân ái, nơi chắp cánh cho những ước mơ .
Gv: Tác dụng của cách kể chuyện kết hợp cả 2 vai này như thế nào?
Hs: Mở rộng cảm xúc vừa riêng vừa chung; Cho thấy tình yêu thiên nhiên và làng quê là tình yêu sâu sắc và rộng lớn.
Gv phân tích: Nghệ thuật so sánh nhân hóa khi miêu tả hai cây phong làm cho chúng hiện lên một cách sinh động. Hai cây phong vừa là người bạn thân khổng lồ vừa biểu tượng của quê hương vừa là chứng nhân lịch sử. Bằng cảm nhận tinh tế của mình, nhà văn đã khẳng định vai trò không thể thiếu của chúng đối với những người đi xa về quê.
HẾT TIẾT 33 CHUYỂN TIẾT 34
Gv: Theo dõi đoạn tiếp theo cho biết: có gì đặc sắc trong cách tả hai cây phong ở đoạn văn này ?
Hs: Tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào, reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực 
Gv: Điều đó cho ta thấy những tài nghệ nào của tác giả 
Hs: Năng lực cảm nhận tinh tế 
Gv: Mỗi lần về quê nhân vật tôi đều có thói quen gì?
Hs: Trả lời
Gv: Điều này cho thấy tôi có tình cảm gì với hai cây phong?
Hs: Xem hai cây phong như người thân yêu không thể thiếu được.
Gv: Nhân vật tôi nghe được tiếng nói riêng, tâm hồn riêng của hai cây phong. Điều này cho thấy tôi là một con người như thế nào?
Hs: Nhạy cảm giàu trí tưởng tưởng tượng.
Gv: Cuối văn bản, hai cây phong được nhắc tới như một điều bí ẩn: Người vô danh nào đã trồng nó với những ước mơ, hi vọng gì. Chi tiết này cho ta hiểu thêm điều gì về 2 cây phong ? 
Hs: Địa vị cao cả của hai cây phong vì nó gắn liền với người trồng nó là thầy Đuy-sen. Hai cây phong là nhân chứng lịch sử của trường Đuy-sen.
Gv: Tình yêu hai cây phong của nhân vật tôi còn gắn liền với tình yêu nào nữa không?
Hs: Gắn liền với tình yêu vẻ đẹp làng quê.
GV bình: Tình cảm gần gũi, yêu thương, cảm nhận hai cây phong như người thân. Trí tưởng tượng mãnh liệt, tâm hồn nhạy cảm; Nhất là tình yêu tha thiết, sâu nặng đối với vẻ đẹp làng quê mình. Hai cây phong chiếm vị trí độc tôn lôi cuốn sự chú ý khơi nguồn cảm hứng của nhân vật tôi.
Nguyên nhân: Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết. Gắn với những kỉ niệm xa xưa của tuổi học trò. Là nhân chứng về câu chuyện hết sức xúc động về thầy Đuy-sen người thầy đầu tiên và cô bé An-tư-nai gần 40 năm về trước.
Gv: Học qua đoạn trích này, em rút ra được nét độc đáo nào về nội dung và nghệ thuật? Thông qua nhân vật tôi, em có thể rút ra ý nghĩa của văn bản? Hs: bộc lộ. GV liên hệ, giáo dục
GV: Đọc qua vb này em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của thiên nhiên và con người được phản ánh?
 Vẻ đẹp thân thuộc và cao quí của 2 cây phong; Tấm lòng gắn tha thiết của con người với cảnh vật nơi quê hương yêu dấu 
GV: Hãy tìm 1 số tác phẩm VHVN cách diễn đạt tình yêu quê như thế-> Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh); Bên kia sông Đuống (Hoàng cầm)
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC  
HS tìm đọc tác phẩm.
- Chuẩn bị bài: Soạn bài “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”. Khảo sát vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương em.Tìm biện pháp xử lí vấn đề bao bì ni lông.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Ai-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn nước Cư-rơ-gư-xtan
- Các tác phẩm quen thuộc: Người thầy đầu tiên, Cây phong non trùm khăn đỏ.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Đoạn trích thuộc phần đầu truyện Người thầy đầu tiên.
b. Thể loại: Truyện vừa
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – Tìm hiểu từ khó:
*Tóm tắt: 
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục 
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả và biểu cảm
c. Đại ý: Truyện thể hiện tình yêu quê hương tha thiết và lòng biết ơn người thầy đầu tiên
d. Phân tích:
d1. Hình ảnh hai cây phong 
- Tín hiệu của làng, đường dẫn về làng
- Gắn bó, thân thuộc, gần gũi với con người 
- Có sức sống riêng 
- Nơi hội tụ niềm vui của tuổi thơ 
- Nơi mở rộng chân trời hiểu biết 
- Nơi ghi khắc biến cố của làng, đó là trường Đuy-sen 
=> Nhân cách hóa, liên tưởng, tưởng tượng phong phú: Hình ảnh hai cây phong trong cảm nhận của người họa sĩ là biểu tượng của quê hương
d2. Hình ảnh con người - nhân vật tôi.
- Cảm nhận hai cây phong như người thân yêu.
- Nhớ cây đắm say, mãnh liệt
- Có tâm hồn nhạy cảm và trí tưởng tượng phong phú.
- Tình yêu quý hai cây phong gắn liền người thầy giáo đầu tiên. 
- Lòng biết ơn về người thầy đã gieo vào tâm hồn trẻ thơ niềm tin, niềm khát khao, hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn
- Yêu vẻ đẹp làng quê.
 =>Tình yêu tha thiết, sâu nặng đối với thiên nhiên con người và làng quê.
3.Tổng kết * Ghi nhớ Sgk/101
a. Nghệ thuật
- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.
- Miểu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc.
- Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng hết sức phong phú,…
b. Nội dung 
c. Ý nghĩa văn bản : Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku-ru-rêu
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC  
* Bài cũ: Đọc tác phẩm Người thầy đầu tiên, học thuộc một đoạn văn về hai cây phong trong văn bản.
* Bài mới: Soạn bài “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”. Khảo sát vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương em.Tìm biện pháp xử lí vấn đề bao bì ni lông.
E. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần: 9	 Ngày soạn: 12/10/2014
Tiết PPCT: 35-36 Ngày dạy: 14/10/2014
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
- Thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày.Biết nhìn nhận đánh giá một sự việc. 
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
 - Hình thức: Tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90 phút.
 III. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.
IV. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
Câu 
Hướng dẫn chấm
Điểm
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài viết phải đáp ứng yêu cầu của kiểu văn tự sự đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm, kể sự việc mắc khuyết điểm với thầy cô.
- Xác định ngôi kể (thứ nhất), trình tự kể, diễn biến tâm trạng…
- Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. 
2. Yêu cầu về nội dung:
- Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần với các ý cơ bản sau
a. Mở bài: 
Nêu sơ lược hoàn cảnh xảy ra sự việc: đó là khi nào? ở đâu? em đã phạm lỗi gì? chuyện xảy ra như thế nào?
b. Thân bài: Kể về diễn biến việc mắc khuyết điểm đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Miêu tả sự việc xảy ra 
- Hình ảnh thầy, cô giáo trong và sau khi em phạm lỗi (nét mặt, cử chỉ, lời nói, thái độ)
- Thái độ của các bạn trong lớp trong và sau khi em phạm lỗi 
- Những tình cảm và suy nghĩ của em khi sự việc xảy ra và sau sự việc ấy (lo lắng, ân hận, buồn phiền)
c. Kết bài: 
Nêu cảm xúc của mình về hành động đó và tình cảm đối với thầy, cô giáo 
1.0 điểm
0.75 điểm 
7.0 điểm
0.75 điểm
(Chú ý: Trên đây chỉ là đáp án sơ lược, tùy từng đối tượng HS cụ thể ở địa phương mà GV chấm và cho điểm thích hợp)
IV. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 9 van 8 20142015.doc