Giáo án Ngữ văn 8 - Trương Thị Giang - Tuần 8

- Hệ thống hóa từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng trong giao tiếp ở địa phương.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức: Các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích

2. Kĩ năng: Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích

3. Thái độ: Sử dụng từ ngữ đúng hoàn cảnh giao tiếp.

C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: .

8A2: Sĩ số Vắng: .

8A3: Sĩ số Vắng: .

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút (ma trận, đề, đáp án, chất lượng xem cuối giáo án)

3. Bài mới: Ngôn ngữ tiếng Việt rất phong phú, sự phong phú đó thể hiện ở rất nhiều khía cạnh trong đó có hệ thống từ ngữ địa phương.

 

doc11 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3935 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Trương Thị Giang - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cuối cùng” là một trong những truyện ngắn hướng vào cuộc sống nghèo khổ bất hạnh của người dân Mĩ, vào sức mạnh của nghệ thuật chân chính đem lại niềm tin cho con người 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG 
Hs đọc phần chú thích dấu sao 
Gv: Cho biết đôi nét về tác giả tác phẩm ?
Hs: Trả lời chú thích (sgk)
Gv: treo chân dung, giới thiệu kĩ hơn về nhà văn O hen- ri.
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
Gv: đọc sau đó gọi Hs đọc tiếp (chú ý phân biệt lời kể, tả của tác giả với những câu, đoạn đặt trong dấu ngoặc kép - lời nói trực tiếp của các nhân vật 
Gv: Em hãy tóm tắt nội dung văn bản “Chiếc là cuối cùng” bằng một đoạn văn ngắn?
Gv: Giải thích từ khó.
Gv: Văn bản có thế chia làm mấy phần?
Hs: trả lời.Gv: Văn bản này có mấy nhân vật? Ai là nhân vật chính? Tại sao nói đó là nhân vật chính?
Phương thức biểu đạt?
Gv: Theo dõi đoạn trích, em thấy Giôn-xi đang trong tình cảnh như thế nào?(cô đang bị sưng phổi nặng )
Gv: Tình trạng ấy khiến cô hoạ sĩ trẻ này có tâm trạng ra sao? 
(Chán nản)
Gv: Khi cô ra lệnh người chị kéo mành ra lần thứ nhất thì Giôn-xi đã suy nghĩ điều gì? Điều đó có ý nghĩa gì?
Hs: Chiếc lá cuối cùng rụng thì cũng lúc đó cô sẽ chết…Đó là những suy nghĩ của một cô gái yếu đuối, bệnh tật, ít nghị lực, không còn tin vào sự sống của mình 
Hs: Em nghĩ gì về nhân vật Giôn-xi từ tất cả những biểu hiện đó? 
Hs: yếu đuối tuyệt vọng 
Gv: Sau một đêm mưa gió dữ dội, khi chiếc mành được kéo lên lúc trời vừa hửng sáng, Giôn-xi đã phát hiện điều gì ?
Hs: Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó?
 Gv: Theo em, Giôn-xi đã cảm nhận được điều gì từ chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó? 
Hs: Trong chiếc lá mỏng manh nhỏ nhoi ấy chứa đựng một sức sống thật mãnh liệt bền bỉ
Gv: Chi tiết Giôn-xi xin cháo và sữa, đòi soi gương, muốn ngồi dậy cho thấy điều đổi thay nào ở cô?
Hs: Nhu cầu sống đã trở lại với Giôn- xi 
Gv: Câu nói của Giôn-xi: “chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ” báo hiệu điều đổi thay nào ở Giôn-xi?
Hs: Tình yêu bạn, tình yêu nghệ thuật hội hoạ đã trở lại với Giôn- xi, Giôn-xi đã vượt qua được cái chết.
Gv: Vậy nguyên nhân làm cho Giôn- xi khỏi bệnh là gì 
Hs: Chính chiếc lá cuối cùng đã đem lại nhiệt tình tuổi trẻ của cô về lại cho cô. Chính là cô đã tự chữa bệnh cho mình nhờ chiếc lá, bằng chính sự thay đổi tinh thần, tâm trạng của mình.
HẾT TIẾT 29 CHUYỂN TIẾT 30
Gv: Theo dõi nhân vật Xiu cho biết: Tình yêu thương của Xiu được biểu hiện như thế nào đối với Giôn-xi khi nhìn lá thường xuân ít ỏi còn bám lại trên cây?
Hs: Em thân yêu, thân yêu, em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn nghĩ đến mình nữa, chị sẽ làm gì đây?
Hs: Xiu đã động viên, chăm sóc Giôn-xi như thế nào ?
Hs: Quấy cháo gà, pha sữa ...
Gv: Sáng hôm sau, Xiu có biết chiếc lá cuối cùng là lá giả, lá vẽ hay không? Vì sao? không biết thì làm cho câu chuyện như thế nào?
Hs: Không biết vì khi Giôn-xi thều thào ra lệnh kéo mành lên thì Xiu làm theo một cách chán nản. Chính sự bí mật của cụ Bơ-men làm cho câu chuyện thêm bất ngờ và hấp dẫn 
Gv: Tại sao tác giả lại để cho Xiu tự kể lại chuyện về cái chết và nguyên nhân dẫn đến cái chết của Cụ Bơ-men ?
Hs: Làm cho câu chuyện diễn biến một cách tự nhiên 
Gv: Qua đó người đọc có thể thấy rõ phẩm chất gì của cô hoạ sĩ trẻ này 
Hs: Kính trọng, nhớ tiếc cụ hoạ sĩ, hết lòng với bạn 
Gv: Theo dõi phần cuối văn bản, cho biết sự thật về chiếc lá vẫn còn có liên quan đến nhân vật nào ?
Hs: Cụ Bơ-men
Gv: Cụ Bơ-men là một hoạ sĩ nghèo, mong muốn vẽ được một kiệt tác nghệ thuật, ở đây cụ đã vẽ chiếc lá cuối cùng với mục đích gì? 
Hs: Cứu sống Giôn-xi 
Gv: Hoạ sĩ già Bơ-men đã vẽ bức tranh chiếc lá cuối cùng như thế nào? 
Hs: Vẽ âm thầm, bí mật trong đêm mưa gió lạnh buốt ngoài trời 
Gv: Người hoạ sĩ ấy đã phải trả giá như thế nào cho bức vẻ chiếc lá cuối cùng của mình ? 
Hs: Chết vì viêm phổi nặng 
Gv: Có thể gọi bức tranh Chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men là một kiệt tác được hay không ? Vì sao 
Hs: Thảo luận nhóm trình bày.
Gv bình: Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác nghệ thuật cuối cùng của cụ họa sĩ nghèo Bơ-men. Chính tình yêu thương Giôn-xi đã đem đến tài hoa nghệ thuật kiệt xuất. Cụ đã vẽ chiếc lá giống như thật đến mức Giôn-xi là hoạ sĩ mà không nhận ra. Tác phẩm được vẽ bởi một hoạ sĩ lao động quên mình và mang đến sức mạnh, khơi dậy sự sống của con người. Qua nhân vật Bơ-men nhà văn đã đề cao ca ngợi những con người giàu tình yêu thương, những tác phẩm nghệ thuật chân chính vì sự sống con người.
Gv: Qua đây ta thấy cụ Bơ –men là một con người như thế nào? 
Hs: Cao thượng, quên mình vì người khác 
Gv: Nét độc đáo của nghệ thuật truyện này là hiện tượng đảo ngược tình huống 2 lần. Em hãy làm rõ điều này qua cách kết thúc bất ngờ của câu chuyện?
Hs: Nhân vật Giôn-xi đi từ chết đến sống 
Cụ Bơ-men đi từ sống đến chết
Gv: Bức tranh của cụ Bơ-men là tác phẩm nghệ thuật được tạo nên bởi tình yêu thương con người, từ đây em hiểu thêm ý nghĩa nào của truyện Chiếc lá cuối cùng? (HS TLN – 3 phút – 4 HS/ nhóm)
Hs: Nghệ thuật chân chính được tạo ra từ tình yêu thương con người, nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người 
Gv: Từ đó, em hiểu gì về tư tưởng và tài năng của nhà văn, ý nghĩa của kiệt tác Chiếc lá cuối cùng ?
Hs: tự bộc lộ
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
Soạn bài Chương trình địa phương
+ Bài này mang tính chất điều tra, GV hướng dẫn cho hs chuẩn bị trước ở nhà 
+ Thảo luận ở tổ, mỗi tổ làm chung một bảng điều tra, cuối bảng cần rút ra những từ ngữ không trùng với từ ngữ toàn dân (nếu có) tập hợp các tổ viên sưu tầm các vấn đề thứ 2 và thứ 3 
+ Đại diện tổ trình bày kết quả, sưu tầm . GV nhận xét bài làm của các tổ
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
 1/ Tác giả: 
- O-Hen-ri (1862 – 1910 ) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Tinh thần nhân đạo cao cả được thể hiện một cách cảm động là điểm nổi bật trong tác phẩm của ông.
2/ Tác giả: 
a. Xuất xứ: Đoạn trích là phần cuối truyện ngắn cùng tên của O Hen-ri 
b. Thể loại: truyện ngắn
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – tìm hiểu từ khó:
* Tóm tắt
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục: 3 phần
P1: Khi hai người lên gác …tảng đá (cụ Bơ -men và Xiu thăm Giôn-xi)
P2: Sáng hôm sau …thế thôi (Giôn- xi đã qua cơn nguy hiểm)
P3: Còn lại (Giôn-xi đang bình phục và cái chết của cụ Bơ-men)
b. Phương thức biểu đạt: tự sự-miêu tả-biểu cảm
c. Phân tích:
c1.Cảnh ngộ và tâm trạng của Giôn-xi:
- Tình cảnh: là họa sĩ trẻ, sống trong cảnh nghèo, bị bệnh sưng phổi nặng
- Suy nghĩ: Chiếc lá cuối cùng rụng thì cô sẽ chết 
" Chán nản, thiếu nghị lực. 
- Sự hồi sinh: Khi nhìn bức họa chiếc lá thường xuân 
" Khỏi bệnh, yêu cuộc sống, yêu nghệ thuật.
c2. Hình tượng người nghệ sĩ giàu tình yêu thương:
* Xiu:
- Là họa sĩ, kết nghĩa với Giôn- xi
- Giàu lòng thương yêu, chăm sóc cho Giôn-xi .
- Không muốn kéo mành lên.
- Kể chuyện về cái chết của cụ Bơ-men cho Giôn-xi nghe 
" Hết lòng yêu thương bạn kính trọng, nhớ tiếc hoạ sĩ Bơ-men. 
* Cụ Bơ-men: 
- Thân thế: Là họa sĩ nghèo gần sáu mươi tuổi, thất bại trong nghệ thuật, mơ ước vẽ một kiệt tác nghệ thuật nhưng chưa thực hiện được
- Hành động: 
+ Lên thăm Giôn-xi
+ Âm thầm, bí mật vẽ “chiếc lá cuối cùng” trong đêm mưa gió lạnh buốt để nhen lên niềm tin, hi vọng, nghị lực cứu sống Giôn-xi.
- Cụ Bơ-men chết vì viêm phổi 
" Nghệ thuật kể chuyện đảo ngược tình huống
=> Cụ Bơ-men là người cao thượng, quên mình vì nghệ thuật và con người.
c3. Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật chân chính:
- Chiếc lá cuối cùng được tạo ra bằng tấm lòng và tài năng của người nghệ sĩ 
- Tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống, phục vụ cuộc sống (tác động đến tâm hồn, đánh thức niềm tin, hi vọng của con người vào cuộc sống)
3.Tổng kết: * Ghi nhớ sgk /90
a. Nghệ thuật:
- Dàn dựng cốt truyện chu đáo, các tình tiết được sắp xếp tạo nên hứng thú đối với độc giả.
- Nghệ thuật kể chuyện đảo ngược tình huống hai lần tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện.
b. Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản: Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó, tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ:
 - Học bài
- Ngoài văn bản, chú thích và câu hỏi đọc – hiểu văn bản, chú ý tóm tắt phần đầu của truyện để nắm được cốt truyện nội dung nghệ thuật và ý nghĩa của truyện.
* Bài mới: Chuẩn bị “Chương trình địa phương phần Tiếng Việt”
E. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần: 8	 Ngày soạn: 04/10/2014
Tiết PPCT: 31 Ngày dạy: 07/10/2014
 Tiếng Việt: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hệ thống hóa từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng trong giao tiếp ở địa phương.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: Các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích 
2. Kĩ năng: Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích 
3. Thái độ: Sử dụng từ ngữ đúng hoàn cảnh giao tiếp.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số ……Vắng: …………………………………….
8A2: Sĩ số ……Vắng: …………………………………….
8A3: Sĩ số ……Vắng: ……………………………………. 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút (ma trận, đề, đáp án, chất lượng xem cuối giáo án)
3. Bài mới: Ngôn ngữ tiếng Việt rất phong phú, sự phong phú đó thể hiện ở rất nhiều khía cạnh trong đó có hệ thống từ ngữ địa phương.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
CỦNG CỐ KIÊN THỨC 
GV: Thế nào là từ ngữ địa phương? Từ toàn dân? Ví dụ?
LUYỆN TẬP
Yêu cầu HS kẻ bảng trong Sgk tr 91 vào vở.
Tìm các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân trong bảng?
 HS trình bày phần chuẩn bị của bản thân.
Gv nhận xét.
Bài 2 tr 92. Sưu tầm một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác?
 HS trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét.
Bài 3: Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt của địa phương em?
 HS trình bày, HS khác nhận xét.
Gv nhận xét. 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
GV: Hướng dẫn công việc trước để hs có thời gian chuẩn bị cho bài chương trình địa phương phần Văn tháng sau: Gợi hướng sưu tầm tư liệu, mặt khác cung cấp tư liệu mình có thể tạo điều kiện cho hs lựa chọn, hệ thống hoá. GV thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra quá trình chuẩn bị của hs 
I.CỦNG CỐ KIÊN THỨC:
1.Từ toàn dân
2.Từ địa phương
II. LUYỆN TẬP
1.Bảng thống kê từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt tương đương với từ toàn dân.
STT
Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ được dùng ở địa phương
1
Cha
Bố
2
Mẹ
Mẹ
3
ông nội
ông nội
4
Bà nội
Bà nội
5
ông ngoại
ông ngoại
6
Bà ngoại
Bà ngoại
7
Bác (anh trai của cha)
Bác
8
Bác (vợ anh trai của cha)
Bác
9
Chú (em trai của cha)
Chú
10
Thím (vợ của chú)
Thím
11
Bác (chị gái của cha)
Bác
12
Bác (chồng chị gái của cha)
Bác
13
Cô (em gái của cha)
Cô
14
Chú (chồng em gái của cha)
Dượng
15
Bác (anh trai của mẹ)
Bác
16
Bác (vợ anh trai của mẹ)
Bác
17
Cậu (em trai của mẹ)
Cậu
18
Mợ (vợ em trai của mẹ)
Mợ
19
Bác (chị gái của mẹ)
Bác 
20
Bác (chồng chị gái của mẹ)
Bác
21
Dì (em gái của mẹ)
Dì
22
Chú (chồng em gái của mẹ)
Dượng
23
Anh trai
Anh trai
24
Chị dâu (vợ của anh trai)
Chị dâu
25
Em trai 
Em trai
26
Em dâu (vợ của em trai)
Em dâu
27
Chị gái
Chị gái
28
Anh rể (chồng của chi gái)
Anh rể
29
Em gái 
Em gái
30
Em rể (chồng của em gái)
Em rể
31
Con
Con
32
Con dâu (vợ của con trai)
Con dâu
33
Con rể (chồng của con gái)
Con rể
34
Cháu (con của con)
Con 
2.Các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác:
- mẹ: bầm, u, má…
- anh cả: anh hai…
- bố: tía, ba…
3- Một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích: 
 Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con
 “Má ơi đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu”
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Học bài
* Bài mới: Soạn bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
Từ vựng
- Nắm khái niệm từ địa phương
- Nhận biết từ tượng hình, từ trượng thanh
- Phân biệt được từ ngữ địa phương và biệt ngữ xa hội.
- Hiểu được các từ cùng trường
Cho ví dụ về từ địa phương
Số câu
Số điểm
2
 2.0
2
 1.0
1
 1.0	
5 4.0
Từ loại
- Biết được các loại tình thái từ.
- Xác định được trợ từ
Viết đoạn văn có sử dụng tình thái từ
Số câu
Số điểm
2
 1.0
1 5.0
3 6.0
Tổng số
Số câu
Số điểm
4
 3.0
2
 1.0
1
 1.0	
1
 5.0
8
 10.0
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
A. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng
Câu 1: Có mấy loại tình thái từ
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.	
Câu 2: Từ nào không phải là từ tượng hình?
 A. Ngất ngưỡng. B. Lom khom. C. Rì rào.	 D. Dong dỏng.
Câu 3: Từ nào không phải là từ tượng thanh?
 A. Màu mè. B. Sù sụ. C. Khò khè. D. Đùng đùng.
Câu 4: Các từ “ Tát, ném, túm, đẩy” thuộc trường từ vựng nào dưới đây?
 A. Bộ phận của tay. B. Đặc điểm của tay.
 C. Hoạt động của tay. D. Cảm giác của tay.
Câu 5: “ Sao cô biết mợ con có con ?”. 
 Từ “Mợ” trong câu văn trên thuộc kiểu từ ngữ nào 
 A. Từ địa phương. B. Biệt ngữ xã hội.	 C. Từ ngữ toàn dân. D. Từ mượn.
 Câu 6: Từ “ Chính” trong câu nào dưới đây là trợ từ ?
 A. Chính tôi tìm ra cách giải bài toán.	 B. Anh ấy suy nghĩ rất chính chắn. 
 C. Thạch Sanh là nhân vật chính. 	 D. Đây là cổng chính để vào đền.
B. TỰ LUẬN (7.0 điểm)
 Câu 1 (2.0 điểm) Thế nào là từ ngữ địa phương? Cho ví dụ minh họa?
 Câu 2 (5.0 điểm) Hs viết đoạn văn ngắn (Từ 5-8 câu) có sử dụng các loại tình thái từ đã học?
	ĐÁP ÁN
A. Trắc nghiệm: (3.0 điểm ) Mỗi đáp án đúng được 0.5 điểm 
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
D
C
A
C
B
A
B. Tự luận: (7.0 điểm)
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
 1
a. Khái niệm: Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được sử dụng trong một số địa phương nhất định.
b. Ví dụ: Heo (Lợn)
1.0 điểm
1.0 điểm
 2
Hs viết đoạn văn ngắn (Từ 5-8 câu) có sử dụng các loại tình thái từ đã học 
a. Yêu cầu chung: 
- Bài làm của học sinh cần đảm bảo bố cục rõ ràng; trình bày dưới dạng đoạn văn ngắn đảm bảo đủ số câu theo quy định. 
- Bài làm đảm bảo chữ viết sạch đẹp, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
b. Yêu cầu cụ thể: 
- Đoạn văn có nội dung hoàn chỉnh, có ý nghĩa trọn vẹn
- Có sử dụng ít nhất 4 tình thái từ.
1.0 điểm
4.0 điểm
	THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG 
Lớp
Sĩ số
Điểm >5
Điểm 8-10
Điểm < 5
Điểm từ 0-3
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
8A1
8A2
8A3
Tổng
E. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
	 *****************************
Tuần: 8	 Ngày soạn : 04/10/2014
Tiết PPCT: 32 Ngày dạy : 08/10/2014
 Tập làm văn: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM. HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 2
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết lập bố cục và cách thức xây dựng dàn bài và cách thức xây dựng dàn bài cho bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức : Cách lập dàn ý cho bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2. Kĩ năng : Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ
3. Thái độ : Thấy được tầm quan trọng của việc lập dàn ý trước khi viết văn. 
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số ……Vắng: …………………………………….
8A2: Sĩ số ……Vắng: …………………………………….
8A3: Sĩ số ……Vắng: ……………………………………. 
2. Kiểm tra bài cũ: Xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm cần làm theo mấy bước? Nêu nội dung từ bước?
3. Bài mới: Muốn viết được một văn bản hay, có hệ thống thì việc lập dàn ý là vô cùng quan trọng. Bài học hôm nay sẽ giúp các em thực hiện điều ấy.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG
Củng cố kiến thức 
Gv yêu cầu Hs nhắc lại các kiến thức về bố cục, sự việc, yếu tố miêu tả biểu cảm trong văn bản tự sự.
 Hs: nhắc lại
Gv bổ sung hoàn thiện nếu Hs không nắm vững.
Dàn ý của bài văn tự sự
Gv yêu cầu hs đọc bài văn Món quà sinh nhật 
Gv: Xác định ba phần mở bài, thân bài, kết bài và nêu nội dung chính của mỗi phần?
(Gv hướng dẫn: Truyện kể về sự việc gì? Ai là người kể chuyện? ở ngôi thứ mấy?)
 Hs: Kể về món quà sinh nhật độc đáo của Trinh dành cho người bạn thân của mình; ngôi kể: thứ nhất 
Gv: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào?
Hs: Nhà Trang và buổi sáng; trong hoàn cảnh: ngày sinh nhật của Trang có các bạn đến chúc mừng
Gv: Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao? 
Hs: Chuyện xảy ra với Trang (nhân vật chính) ngoài ra còn có Trinh, Thanh và các bạn khác 
Trang: hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột;Trinh: kín đáo, đắm thắm, chân thành; Thanh: hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý 
Gv: Câu chuyện diễn ra như thế nào? (Mở đầu nêu vấn đề gì? Đỉnh điểm của câu chuyện ở đâu? Kết thúc ở chỗ nào? Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ ?)
Mở đầu: buổi sinh nhật vui vẻ đã sắp kết thúc. Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến 
 Diễn biến: Trinh đến và giải toả những băn khoăn của Trang, đỉnh điểm là món quà độc đáo: một chùm ổi được Trinh chăm sóc từ khi còn là những cái nụ 
 Kết thúc: cảm nghĩ của Trang về món quà độc đáo 
Gv: Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện? Tác dụng những yếu tố miêu tả và biểu cảm này ?
+ Miêu tả: suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập kẻ ra người vào …các bạn ngồi chật cả nhà …nhìn thấy Trinh đang tươi cười …Trinh dẫn tôi ra vườn …Trinh lom khom …Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói 
+ Biểu cảm: tôi vẫn cứ bồn chồn không yên .. bắt đầu lo ..tủi thân và giận Trinh ...giận mình quá ...tôi run run …cảm ơn Trinh quá … qúy giá làm sao 
 Tác dụng: góp phần thể hiện rõ tình cảm của nhân vật.
Gv: Những nội dung trên được tác giả kể theo thứ tự nào?
-Hs: Tác giả vừa kể theo trình tự thời gian nhưng trong khi kể, tác giả có dùng hồi ức ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra “lâu lắm, từ mấy tháng trước, lúc ổi đang ra hoa…”
 Gv yêu cầu hs tìm hiểu mục 2 trong sgk 
Gv: Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, thường gồm mấy phần, là những phần nào ? Nêu nhiệm vụ của mỗi phần ?
Gọi hs đọc ghi nhớ sgk/95
LUYỆN TẬP
Hs đọc bài tập 1 
Gv: Bài tập 1 yêu cầu chúng ta phải làm gì ? 
Hs: Thảo luận nhóm- 4 phút – mỗi nhóm 4 HS
Gv: Phần mở bài giới thiệu ai? Trong hoàn cảnh nào ?
Hs: Thân bài Nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo trật tự thời gian (lúc đầu, sau đó, tiếp theo) và kết quả (mấy lần quẹt diêm? Mỗi lần diễn ra như thế nào và kết quả ra sao?)
Gv: Trong khi nêu các sự việc chính, chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong đó?
Gv: Kết cục số phận của nhân vật ntn và cảm nghĩ của người kể ra sao?
Gv hướng dẫn Hs lập dàn ý.
+ Mở bài: giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì ? 
+ Thân bài: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy 
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào? (thời gian, hoàn cảnh) với ai? 
- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả)
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? (miêu tả các biểu hiện của xúc động)
+ Kết bài: Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó ?
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày, Hs khác nhận xét.
- Gv: Góp ý, bổ sung dàn bài của Hs
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Xem lại văn bản để liệt kê các sự việc.
- Nên lập dàn bài chi tiết cho các đề trong sgk/103. Đọc một số bài văn mẫu về các đề đó để tham khảo cách viết bài hoàn chỉnh.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Củng cố kiến thức
- Bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần
- Sự việc trong văn bản tự sự yêu cầu có thời gian, địa điểm, nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
- Yếu tố miêu tả làm văn bản sinh động, yếu tố biểu cảm giúp văn bản giàu cảm xúc. 
2. Dàn ý của bài văn tự sự 
a. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự: 
 * Ví dụ truyện: Món quà sinh nhật 
+ Bố cục: 3 phần 
-

File đính kèm:

  • docTuan 8 van 8 20142015.doc