Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 91: Câu phủ định

Hoạt động 1: (10 phút)

-GV chiếu ví dụ 1->gọi hs đọc

?Các câu b,c,d có gì khác so với câu (a) về hình thức ?

-HS trả lời,giáo viên nhận xét.

-GV chiếu nội dung ghi lên bảng

?Các câu này có gì khác so với câu (a) về chức năng?

-Học sinh trả lời->giáo viên nhận xét.

-Giáo viên chiếu nội dung ghi lên bảng-Giáo viên chốt ý về câu phủ định miêu tả.

-GV chiếu ví dụ 2->gọi học sinh đọc

?Trong đoạn trích trên những câu nào có từ ngữ phủ định?

O.Câu:-Không phải,nó chần chẫn như cái đòn càn.

 -Đâu có!

?Những câu có từ ngữ phủ định ấy dùng để làm gì ?

O.Dùng để bác bỏ phủ định ý kiến của người khác,cụ thể.

-Câu thứ nhất phủ định ý kiến của thầy bói sờ vòi

-Câu thứ hai phủ định ý của thầy bói sờ vòi và sờ ngà.

-Giáo viên chốt ý về câu phủ định:Vậy câu phủ định dùng để phủ định ý kiến của người khác gọi là câu phủ định bác bỏ.

?Vậy thế nào là câu phủ định?

O.Là câu có những từ ngữ phủ định :Không,chẳng,chả,chưa,không phải là,chẳng phải (là)đâu có phải (là),đâu(có) .

-GV mở rộng:Câu phủ định là câu có từ ngữ phủ định.Nó thuộc kiểu câu trần thuật(Nghi vấn,cầu khiến,cảm thán).Xét về cấu tạo,căn cứ vào vị trí và tác dụng của từ ngữ phủ định để phân biệt câu phủ định có từ ngữ phủ định tác động đến nồng cốt câu,chủ ngữ,vị ngữ,các thành phần khác.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 2067 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 91: Câu phủ định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 22,tiết 91 CÂU PHỦ ĐỊNH
Tuần 24
I.Mục tiêu:
1.Kiến Thức:
-HS biết:Đặc điểm hình thức của câu phủ định.
-HS hiểu:Chức năng của câu phủ định.
2.Kĩ năng:
-HS thực hiện được:Nhận biết câu phủ định trong các văn bản.
-HS thực hiện thành thạo:Sử dụng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3.Thái độ:
-Thói quen-Tính cách:Giáo dục học sinh văn hóa ứng xử phù hợp với hoàn cảnh.
II.Nội dung học tập:
-Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
III.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:Máy chiếu.
2.Học sinh:Đọc kĩ phần tìm hiểu bài và trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
IV.Tổ chức các hoạt động học tập:
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện.
2.Kiểm tra miệng:
?Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật? Đặt một câu trần thuật dùng để hứa hẹn.
?Nêu tên bài học mới?Nêu nội dung chính của bài học.
3.Tiến trình bài học:
-GV giới thiệu bài:Trong cuộc sống,trong giao tiếp có khi chúng ta đồng tình với ý kiến của người khác,nhưng củng có lúc chúng ta không đồng tình ý kiến với ho, khi ấy chúng ta dùng dạng câu phủ định để bày tỏ ý không đồng tình.Vậy câu phủ định là câu như thế nào,có đặc điểm hình thức và chức năng gì?Bài học hôm nay sẽ trả lời cho câu hỏi ấy.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: (10 phút)
-GV chiếu ví dụ 1->gọi hs đọc
?Các câu b,c,d có gì khác so với câu (a) về hình thức ?
-HS trả lời,giáo viên nhận xét.
-GV chiếu nội dung ghi lên bảng
?Các câu này có gì khác so với câu (a) về chức năng?
-Học sinh trả lời->giáo viên nhận xét.
-Giáo viên chiếu nội dung ghi lên bảng-Giáo viên chốt ý về câu phủ định miêu tả.
-GV chiếu ví dụ 2->gọi học sinh đọc
?Trong đoạn trích trên những câu nào có từ ngữ phủ định?
O.Câu:-Không phải,nó chần chẫn như cái đòn càn.
 -Đâu có!
?Những câu có từ ngữ phủ định ấy dùng để làm gì ?
O.Dùng để bác bỏ phủ định ý kiến của người khác,cụ thể.
-Câu thứ nhất phủ định ý kiến của thầy bói sờ vòi
-Câu thứ hai phủ định ý của thầy bói sờ vòi và sờ ngà.
-Giáo viên chốt ý về câu phủ định:Vậy câu phủ định dùng để phủ định ý kiến của người khác gọi là câu phủ định bác bỏ.
?Vậy thế nào là câu phủ định?
O.Là câu có những từ ngữ phủ định :Không,chẳng,chả,chưa,không phải là,chẳng phải (là)đâu có phải (là),đâu(có)..
-GV mở rộng:Câu phủ định là câu có từ ngữ phủ định.Nó thuộc kiểu câu trần thuật(Nghi vấn,cầu khiến,cảm thán).Xét về cấu tạo,căn cứ vào vị trí và tác dụng của từ ngữ phủ định để phân biệt câu phủ định có từ ngữ phủ định tác động đến nồng cốt câu,chủ ngữ,vị ngữ,các thành phần khác.
-VD:-Không phải là anh ấy đọc báo->phủ định nồng cốt câu.
 -Anh ấy không đọc báo ->phủ định chủ ngữ.
 -Anh ấy đọc không phải là báo mà là truyện
->phủ định vị ngữ.
?Câu phủ định có những chức năng gì?(2 chức năng phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ)
-GV:mở rộng kiến thức:
 +Câu phủ định bác bỏ bao giờ củng giả định trước đó có một ý kiến hay một nhận định nào đó được đưa ra.Nên nó không xuất hiện đầu văn bản hay mở đầu cuộc hội thoại.Còn câu phủ định miêu tả thì ngược lại.
?Làm thế nào để phân biệt câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ?
O.Không phải lúc nào củng được thể hiện rõ bằng hình thức ,ta phải đặt câu phủ định vào tình huống cụ thể mới phân biệt được
Ví dụ:-Nó không giỏi toán->dùng để phản bác một ý kiến “Nó giỏi toán” hoặc dùng để trả lời câu hỏi: “Nó có giỏi toán không?”
-GV chốt ý ->gọi hs đọc ghi nhớ
-GV gọi một hs lên bảng đặt câu phủ định với từ ngữ phủ định “không phải (là)”
O.Câu:Không phải là con mèo ấy đâu mẹ.Không phải bạn lan bị điểm kém.
-GV chuyển ý sang phần II.
Hoạt động 2: (25 phút) GV hướng dẫn hs làm bài tập
-GV chiếu bài tập 1->gọi hs đọc
?Trong các câu sau câu nào là câu phủ định bác bỏ?vì sao?
-GV gọi 3 hs lên bảng làm
->GV nhận xét,sửa chữa
-GV chiếu đáp án.
-GV chiếu BT2->gọi hs đọc
-GV chia 4 nhóm hs thảo luận (5 phút)BT2
-GV hướng dẫn hs cách làm
-Đại diện nhóm dán bảng nhóm
-GV nhận xét,sửa chữa.
-GV chiếu nội dung.
-GV chiếu bài tập 3->gọi hs đọc.
GV gọi hs lên bảng làm 
-GV nhận xét,sửa chữa
-GV chiếu đáp án
-GV chiếu BT4->gọi hs đọc.
-GV gọi 4 hs lên bảng làm
-GV nhận xét
-GV mở rộng kiến thức:Không phải câu phủ định mới biểu thị ý nghĩa phủ định mà ý nghĩa phủ định còn được biểu thị qua các câu nghi vấn,câu trần thuật khẳng địnhVí dụ “Trời này mà lạnh à?”(Trời này không lạnh).
+Câu phủ định còn dùng để biểu thị ý nghĩa khẳng định,ví dụ: “Nó không phải là không biết”.Có nghĩa là nó biết”
+Không phải câu phủ định nào củng có câu khẳng định có nghĩa tương đương và ngược lại.
I.Đặc điểm,hình thức và chức năng:
VÍ dụ 1:
-Về hình thức:Có các từ không,chưa,chẳng.
-Về chức năng:Phủ định việc đi Huế của Nam là không diễn ra.
->Câu phủ định (miêu tả)
Ví dụ 2:
-Không phải,.
-Đâu có!.......
->Câu phủ định bác bỏ.
*Ghi nhớ sgk/53
II.Luyện tập
BT1:Các câu phủ định bác bỏ.
-Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!
->phản bác lại suy nghĩ trước đó của lão Hạc
-Không chúng con không đói nữa đâu.
->Cái Tí phản bác lại suy nghĩ của mẹ mấy đứa con mình đang đói.
BT2:Xác định ý nghĩa phủ định của câu.
-Những câu văn trên có từ ngữ phủ định nhưng là dùng cách phủ định của phủ định là để khẳng định.
a.Không phải là không bằng có->Khẳng định
b.Không ai không bằng ai củng-> khẳng định
c.Ai chẳng có bằng ai củng-> khẳng định
-Đặt câu có nghĩa tương đương:
a.Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường,song vẫn có ý nghĩa.
b.Tháng tám,hồng ngọc đỏ,hồng ngọc vàng,ai củng từng ăn tết trung thu,ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.
c.Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội,ai củng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ao ước chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
-Các câu khẳng định tương đương ít có sức thuyết phục hơn.
BT3:-Nếu thay “không”bằng “chưa”thì viết lại câu văn:Choắt chưa dậy được,nằm thoi thóp.
+Không dậy được nữa->Vĩnh viễn không dậy được(phủ định tuyệt đối)
+Chưa dậy được->có thể dậy được(phủ định tương đối)
=>Câu văn của Tô Hoài rất phù hợp với diễn biến của câu chuyện,vì vậy không nên viết lại.
BT4:Các câu trên không phải là câu phủ định nhưng được dùng để biểu thị ý nghĩa phủ định (bác bỏ)
a.Phản bác ý kiến nhận định một cái gì đó đẹp.
b.Phản bác tính chân thực của một thông báo hay nhận định.
c.Phản bác ý kiến khẳng định.
d.Phản bác điều Lão Hạc đang nghĩ .
-Đặt câu có nghĩa tương đương:
a.Không đẹp
b.Không có chuyện đó.
c.Bài thơ này dỡ.
d.Tôi cũng khổ.	
4.Tổng kết:
-Vẽ sơ đồ tư duy bài học?(đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định)
5.Hướng dẫn học tập:
-Hoàn thành bài tập vào vở bài tập
-Học thuộc ghi nhớ trang 53
-BTVN:5,6 trang 54
-Chuẩn bị:Chương trình địa phương phần tập làm văn
+Chọn một di tích thắng cảnh ở địa phương để quan sát,điều tra,tìm hiểu,nghiên cứu rồi viết bài văn thuyết minh không quá 1000 chữ.
V.Phụ lục
VI.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docBai_22_Cau_phu_dinh.doc
Giáo án liên quan