Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 69: Hoạt động ngữ văn Làm thơ bảy chữ - Trương Thị Giang
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản của học sinh về kiến thức kiến thức đã học trong học kì 1 ở 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn.
Rèn kĩ năng viết đoạn và viết bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học
Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm và phần tự luận trên giấy kiểm tra
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kĩ năng của tiếng Việt tích hợp phần văn bản và tập làm văn
- Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận.
Tuần: 18 Ngày soạn: 20/12/2015 Tiết PPCT: 69 Ngày dạy: 28 /12/2015 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ BẢY CHỮ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nhận dạng và bước đầu biết cách làm thơ bảy chữ. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ bảy chữ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết thơ bảy chữ. Đặt câu thơ bảy chữ với các yêu cầu: đối, nhịp, vần 3. Thái độ: Biết làm thơ 7 chữ C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1’): Kiểm diện HS 8A1:............................................................... 8A2:............................................................... 2. Kiểm tra bài cũ (4’): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới (40’): * Vào bài (2’): Các em đã từng học rất nhiều bài thơ bảy chữ của các nhà thơ nổi tiếng. Vậy các em có làm được thơ bảy chữ hay không. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với hoạt động làm thơ bảy chữ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY CỦNG CỐ KIẾN THỨC (15’) Gv: Muốn làm một bài thơ bảy chữ (4 câu hoặc 8 câu), chúng ta cần phải xác định những yếu tố nào ? Hs: Số tiếng và số dòng của một bài thơ Luật bằng trắc, đối niêm giữa các dòng Xác định vần trong một bài thơ. Cách ngắt nhịp Gọi hs đọc bài thơ Bánh trôi nước” Gv: Gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu kề nhau của bài thơ ? Số tiếng: 7; Số dòng: 4; Nhịp thơ: 4/3 Các tiếng gieo vần: Câu 1, 4 Mối quan hệ bằng trắc của 2 câu kề nhau là đối HS đọc một số bài thơ do mình sưu tầm Gv: Về vị trí ngắt nhịp, gieo vần và quy luật bằng trắc ? Gọi hs đọc bài thơ “Tối” của Đoàn văn Cừ Gv: Bài thơ bị chép sai. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng ? Hs:Sau “Ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp. Vốn là “ánh xanh lè” chép thành “xanh xanh”, chữ “xanh” sai vần. Gọi hs lên bảng sửa lại bài thơ TẬP LÀM THƠ (20’) Gv: Nêu yêu cầu bài tập 1 - Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn giấu đi Gv: Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý của mình ? Gv: Gọi hs đọc bài thơ 4 câu 7 chữ đã làm ở nhà để cả lớp bình HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (3’) - Chọn đề tài, viết theo cảm hứng đảm bảo số chữ trong một câu - Thay đổi từ để đảm bảo bằng trắc, vần, đối, niêm I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC - Câu thơ 7 chữ - Ngắt nhịp có thể là 4/3 hoặc ¾ nhưng phần nhiều là 4/3 - Vần có thể là trắc bằng, nhưng phần nhiều là bằng, vị trí gieo vần là tiếng cuối của câu 1-2- 4. - Luật bằng trắc: theo 2 mô hình a, B B T T T B B T T B B T T B T T B B B T T B B T T T B B b, T T B B T T B B B T T T B B B B T T B B T T T B B T T B Bài thơ : Tối (Đoàn văn Cừ ) Trong túp lều tranh cánh liếp che, Ngọn đèn mờ toả ánh xanh lè, Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng Như bước thời gian đếm quãng khuya II.TẬP LÀM THƠ a, Tôi thấy người ta có bảo rằng: Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng ! Đêm rằm Cuội vén mây nhìn xuống Để thế gian trông thấy chị Hằng b, Vui sao ngày đã chuyễn sang hè, Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve Phất phơ trong lòng bao tiếng gọi Thoảng hương lúa chín gió đồng quê. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Đọc thêm các bài thơ bảy chữ - Tập làm một bài thơ 7 chữ với nội dung bất kì. E. RÚT KINH NGHIỆM ****************************** Tuần: 18 Ngày soạn: 20/12/2015 Tiết PPCT: 70-71 Ngày dạy: 23/12/2015 KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản của học sinh về kiến thức kiến thức đã học trong học kì 1 ở 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. Rèn kĩ năng viết đoạn và viết bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm và phần tự luận trên giấy kiểm tra III. THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê các chuẩn kiến thức, kĩ năng của tiếng Việt tích hợp phần văn bản và tập làm văn - Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận. IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA (Kiểm tra theo đề của Phòng GD& ĐT Đam Rông) V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM (Kiểm tra theo đề của Phòng GD& ĐT Đam Rông) VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA . . . Tuần: 18 Ngày soạn: 26/12/2015 Tiết PPCT: 72 Ngày dạy: 30/12/2015 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Gv đánh giá và sửa bài tổng hợp tất cả kiến thức về phần Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn thông qua bài thi. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức ở 3 phân môn trong Ngữ văn 8 tập 1 làm cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các phần tiếp theo. Củng cố nhận thức và cách làm bài kiểm tra viết theo hướng tích hợp 2. Kĩ năng: - Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung Tập làm văn học ở lớp 8 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới. 3. Thái độ: HS tự đánh giá và sửa chữa được bài làm của mình theo yêu cầu của đáp án và hướng dẫn của HS. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, giải thích – minh họa, phân tích, sửa lỗi cụ thể D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1’): Kiểm diện HS: 8A1: ............................................................. 8A2: ............................................................. 2. Kiểm tra bài cũ (3’): GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới (41’): Gv giới thiệu về vai trò của tiết trả bài rồi vào bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HĐ1 (7’): Phân tích đề Gv gợi ý Hs xác định yêu cầu của đề - Đề trắc nghiệm: chú ý những từ gạch chân. - Đề tự luận: Trả lời theo ý, chọn loài cây em am hiểu nhất để giới thiệu. * HĐ2 (13’): Công bố đáp án Sau khi Hs trả lời, Gv công bố đáp án * HĐ3 (13’): Nhận xét ưu khuyết điểm GV nhận xét, rút kinh nghiệm cho HS 1. Ưu điểm: 2. Khuyết điểm: * HĐ4 (4’): Thống kê chất lượng bài làm * Hướng dẫn tự học (4’) GV hướng dẫn Hs chuẩn bị SGK học kì 2, yêu cầu các em đọc và soạn bài I. Phân tích đề (xem PPCT tiết 70-71) II. Công bố đáp án (Xem PPCT tiết 70-71) III. Nhận xét ưu khuyết điểm 1. Ưu điểm: - Nắm được khái niệm thán từ - Nhìn chung các em đã biết cách viết một bài văn thuyết minh, xác định đúng đối tượng và phương pháp thuyết minh - Hầu như các em đều đáp ứng yêu cầu đề bài, không bị lạc đề. 2. Khuyết điểm: - Chưa xác định được thán từ gọi đáp trong câu - Rất nhiều em chưa biết diễn ý, hành văn thành một đoạn văn ngắn, viết còn dài dòng, chưa nêu được nội dung chính mà đề bài muốn hỏi đến. - Trong bài còn gạch đầu dòng IV. Thống kê chất lượng bài làm * Hướng dẫn tự học - Bài cũ: Ôn lại tất cả kiến thức bị hỏng để làm nền tảng tiếp thu chương trình học kì II. - Bài mới: Về nhà làm lại bài thi vào vở học. Soạn bài học kì II “Nhớ rừng” THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI THI HỌC KÌ I Lớp Sĩ số Điểm >5 Điểm 8-10 Điểm < 5 Điểm từ 0-3 SL TL SL TL SL TL SL TL 8A1 8A2 Tổng D. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Tuan_18_Ngu_van_8.doc