Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 35: Ôn tập chủ đề 3 (Kiểm tra 15p) - Năm học 2015-2016

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Có 4 kiểu hoán dụ

+ Lấy bộ phận để chỉ toàn thể.

+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

+ Lấy cái cụ thể để gọi các trừu tượng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 35: Ôn tập chủ đề 3 (Kiểm tra 15p) - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / 12 /2015
 Ngày dạy 8A: / 12 /2015 
 8B: /12 /2015
 Tiết 35 : ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3
 ( Kiểm tra 15’)
 1. Mục tiêu. 
 a. Kiến thức.
 - Ôn tập lại các kiến thức về các phương tiện tu từ đã tìm hiểu ở trong chủ đề 3.
 b. Kĩ năng.
 - Rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát, phân tích.
 c. Thái độ.
 - HS có ý thức học và tìm hiểu các tư liệu về các kiến thức trong chủ đề.
2. Chuẩn bị của gv và hs.
Chuẩn bị của gv.
 - Nghiên cứu tài liệu, đọc sgk, soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của hs.
- Học bài cũ.
 3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ: ( Không)
 b. Bài mới.
 * Vào bài (1’): Tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi ôn lại các kiến thức trong chủ đề 3.
 * Nội dung.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
 Hoạt động 1: Ôn tập về các kiến thức lí thuyết ? ( 24’ )
?Em hiểu thế nào là nói quá? Tác dụng của nói quá?
? Em hiểu ẩn dụ là gì?
? Có mấy kiểu ẩn dụ? 
? Hoán dụ là gì? Có mấy kiểu hoán dụ?
? Thế nào là tượng trưng?
? Thế nào là điệp ngữ?Có mấy loại điệp ngữ? 
? Thế nào là liệt kê? Liệt kê có mấy dạng?
? So sánh là gì? 
? Nêu cấu tạo của phép so sánh? 
? Thế nào là chơi chữ?
? Thế nào là nói lái? 
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô, tính chất của sự việc, sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
- Khái niệm: Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
- Tác dụng : làm cho câu văn, câu thơ có tính hàm xúc , tăng sức gợi hình, gợi cảm. 
- Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
 1. Ẩn dụ hình thức.(dựa trên sự tương đồng với nhau về hình thức)
 2. Ẩn dụ cách thức.(dựa trên sự tương đồng với nhau về cách thức hành động )
 3. Ẩn dụ phẩm chất (dựa trên sự tương đồng với nhau về phẩm chất)
 4. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.(dựa trên sự tương đồng với nhau về cảm giác)
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
- Có 4 kiểu hoán dụ
+ Lấy bộ phận để chỉ toàn thể.
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. 
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
+ Lấy cái cụ thể để gọi các trừu tượng.
- Tượng trưng là biện pháp tu từ biểu thị đối tượng định miêu tả bằng ước lệ có tính chất xã hội. Người ta quy ước với nhau rằng từ này có thể được dùng để biểu thị một đối tượng khác ngoài nội dung ngữ nghĩa thông thường của nó.
- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng bp lặp lại từ ngữ(hoặc câu) nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
Điệp ngữ có nhiều dạng: 
- Điệp ngữ cách quãng (từ lặp lại đứng cách xa nhau) 
- Điệp ngữ nối tiếp (từ lặp lại đứng bên nhau)
- Điệp ngữ chuyển tiếp (vòng) : Từ ngữ cuối câu trước được lặp ở đầu câu sau.
- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đc đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
 * Các dạng liệt kê: 
Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê ko theo từng cặp.
 Xét về ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Cấu tạo của phép tu từ so sánh ( đầy đủ ) bao gồm bốn yếu tố : sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật dùng để so sánh.
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
- Các lối chơi chữ thường gặp:
 Dùng từ ngữ đồng âm Dùng lối nói trại âm (gần âm)
Dùng cách điệp âm .
Dùng lối nói lái .
Dùng từ trái nghĩa, gần nghĩa .
- Nói lái (còn gọi là nói trại) là một cách nói kiểu chơichữ của dân Việt. Đối với từng vùng miền khác nhau thì do cách nói của tiếng địa phương nên tiếng nói lái sẽ có thay đổi một chút.
 Nói lái đựoc coi là ít nghiêm trang, có tính cách bông đùa, mỉa mai hoặc châm biếm.
I.Ôn tập về kiến thức lí thuyết.
1.Nói quá.
2. Ẩn dụ.
3. Hoán dụ.
4. Tượng trưng, Điệp ngữ.
5. Liệt kê, so sánh.
6. Chơi chữ, nói lái.
 Hoạt động 2: Kiểm tra 15 phút
GV y/c học sinh chép đề bài.
- Chép đề.
- Làm bài KT.
III. Kiểm tra hết chủ đề 3 ( 15’)
a. Đề bài.
 Câu 1 (4,0) : 
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ(Viễn Phương - Viếng lăng Bác)
 - Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ ?
- Phân tích giá trị biểu cảm ?
Câu 2 (6,0 điểm):
Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc:
 a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả lũy tre thân mật làng tôi.
 - > Tôi yêu căn nhà đơn sơ, yêu khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và yêu cả lũy tre thân mật làng tôi.
 b) Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá!
 - > Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá, đẹp đến mê hồn!
 c) Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, của mẹ, của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
 - > Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, tình thương của mẹ, tình thương của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
b. Đáp án – biểu điểm.
Câu 1 ( 4 điểm): 
- Phép tu từ ẩn dụ: Mượn hình ảnh mặt trời để chỉ Bác Hồ
- Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh “mặt trời” là một vầng thái dương “nghĩa đen”, tác giả tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc, tế nhị làm cho người đoc suy nghĩ và hình dung ra được hình ảnh của Bác Hồ (nghĩa bóng) một con người rực rỡ và ấm áp như mặt trời dẫn dắt dân tộc ta trên con đường giành tự do và độc lập xây dựng tổ quốc công bằng dân chủ văn minh từ đó tạo cho người đọc một tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta. 
Câu 2 ( 6 điểm):
a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, yêu khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và yêu cả lũy tre thân mật làng tôi. ( 2,0 điểm)
 b) Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá, đẹp đến mê hồn! 
( 2,0 điểm)
 c) Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, tình thương của mẹ, tình thương của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
( 2,0 điểm)
 c. Củng cố, luyện tập (4’)
 GV:- Khái quát lại nội dung bài học
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1’)
 - Ôn lại các kiến thúc của 3 chủ đề, tiết sau KT 1 tiết kết thúc 3 chủ đề của học kì I.
4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
 - Thời gian: ...............................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 - Nội dung kiến thức :...............................................................................................
 ....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
 - Phương pháp : .......................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiét 35 t.c Văn 8.doc
Giáo án liên quan