Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 33: Hai cây phong

- Ai-ma-tốp tên đầy đủ là Tsinghid Aimaitop, sinh 1928, là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hòa vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Những tác phẩm của ông thường nghiêng về kỉ niệm và cảm xúc. Ông xuất thân trong một gia đình công chức.

- 1953, tốt nghiệp ĐH nông nghiệp, học tiếp về VH và chuyển sang hoạt động báo chí và viết văn.

- Được đánh giá cao ngay từ tác phẩm đầu tay "Gia-mi-li-a" (1958). Nhiều tác phẩm của ông được dịch sang tiếng Việt.

- Tập "Núi đồi và thảo nguyên" (1961) được giải thưởng Lê-nin.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 11953 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 33: Hai cây phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 33:
Ngày soạn: 27/10/2014
Ngày giảng: 30/10/2014
HAI CÂY PHONG
 ( Trích Người thầy đầu tiên )- Ai-ma-tốp
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích .
- Sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen .
- Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc .
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn văn trích tự sự .
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.. 
* Tích hợp KNS:
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng về tình yêu quê hương và lòng biết ơn với thầy giáo Đuy-sen của người trò nhỏ, nhân vật xưng “tôi” trong văn bản.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản, ý nghĩa của hình tượng hai cây phong.
- Xác định giá trị bản thân: biết ơn những người đã dưỡng dục mình, có trách nhiệm với quê hương.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tình yêu quê hương.
- Tình thầy trò và lòng biết ơn với người có công vun trồng nền giáo dục.
II. PHƯƠNG PHÁP & KTDH: Đàm thoại, diễn giảng, đọc diễn cảm, phân tích và gợi tìm, động não, học theo nhóm, thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của GV: Soạn bài - Nghiên cứu tài liệu. Hình ảnh phóng to minh hoạ Hai cây phong. Tác phẩm Người thầy đầu tiên. Tư liệu về tác giả Ai-ma-tốp.
2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới. Tìm đọc tác phẩm “Người thầy đầu tiên ”.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: (4') 1. Qua văn bản "Chiếc lá cuối cùng", tác giả O Hen-ri muốn thể hiện điều gì? (Tình thương yêu cao cả giữa người với người).
? Nghệ thuật nổi bật của truyện? (Đảo ngược tình huống, kết thúc độc đáo, bất ngờ; xây dựng tình huống khéo léo, chặt chẽ, hấp dẫn).
2. Tại sao chiếc lá cuối cùng lại được xem là một kiệt tác? (Sinh động, giống như thật; tạo ra sức mạnh, khơi dậy sức sống trong tâm hồn của Giôn-xi; được vẽ bằng cả tình thương bao la và đức hi sinh cao thượng của cụ Bơ-men).
2. Bài mới:
*Khởi động: (1') Đối với mỗi con người Việt Nam, kí ức tuổi thơ thường gắn liền với những cây đa, bến nước, sân đình ở những làng quê xa mờ trong không gian và thời gian thăm thẳm. Còn đối đất nước Cư-rơ-gư- xtan xa xôi và tươi đẹp, có núi đồi và thảo nguyên, những dãy núi trập trùng và áng mây lơ lửng bên trên "chẳng khác nào một đoàn chiến hạm đang bơi về một nơi nào đó" và cũng chính nơi đây là nguồn cảm hứng cho nhà văn Ai-ma-tốp thể hiện tài năng của mình qua tác phẩm "Người thầy đầu tiên". Và với nhân vật hoạ sĩ trong truyện, mỗi lần thăm quê, ông không thể không đến thăm hai cây phong trên đỉnh đồi đầu làng. Vì sao? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (5') Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
* HS đọc phần chú thích.
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
* HS xác định, thâu tóm những ý chính.
* GV chốt ý, bổ sung:
- Ai-ma-tốp tên đầy đủ là Tsinghid Aimaitop, sinh 1928, là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hòa vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Những tác phẩm của ông thường nghiêng về kỉ niệm và cảm xúc. Ông xuất thân trong một gia đình công chức.
- 1953, tốt nghiệp ĐH nông nghiệp, học tiếp về VH và chuyển sang hoạt động báo chí và viết văn.
- Được đánh giá cao ngay từ tác phẩm đầu tay "Gia-mi-li-a" (1958). Nhiều tác phẩm của ông được dịch sang tiếng Việt.
- Tập "Núi đồi và thảo nguyên" (1961) được giải thưởng Lê-nin.
- Đề tài chủ yếu trong truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt những cũng đạm chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua thử thách, hi sinh thời chiến tranh; thái độ đấu tranh tích cực của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu.
? Nêu những nét chính về tác phẩm?
? Vị trí của đoạn trích?
* HS trả lời.
* GV nhấn mạnh:
- Tập Chuyện núi đồi và thảo nguyên: hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội họa và mối giao cảm tinh tế. Người kể chuyện truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt vì đấy là hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuy-sen, người đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.
- Đoạn trích thuộc phần đầu truyện "Người thầy đầu tiên".
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả:
- Ai-ma-tốp (1928 - 2008) là nhà văn nướ Cư-rơ-gư-xtan, trước đây là một nước thuộc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết.
- Các tác phẩm quen thuộc: Tập truyện Núi đồi và thảo nguyên (1961) gồm 3 truyện ngắn: Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Mắt lạc đà...
2. Tác phẩm:
Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc phần đầu truyện "Người thầy đầu tiên".
Hoạt động 2: (20') Hướng dãn đọc và tìm hiểu chú thích.
* GV giới thiệu: Truyện ghi lại những kỉ niệm và cảm xúc về hai cây phong. Loại văn bản hồi tưởng và bộc lộ tâm trạng này nên chọn giọng đọc như thế nào?
* HS trả lời.
* GV nhận xét, nêu cách đọc: Giọng đọc cần nhẹ nhàng, nồng ấm bộc lộ nỗi xúc động sâu xa, thầm kín tự đáy lòng về những kỉ niệm êm đẹp của tuổi thơ. Đặc biệt chú ý đọc diễn cảm các đoạn mô tả hai cây phong và thế giới mới mẻ mở ra trước mắt bọn trẻ.
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc tiếp nối đến hết.
- HS nhận xét cách đọc, GV chốt.
* GV kiểm tra việc giải nghĩa từ ngữ khó của HS: cao nguyên, phong, thảo nguyên, thảng thốt, ảo huyền, hải đăng.
II. Đọc và tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 3: (10') Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
? Bố cục của đoạn trích?
- P1: Từ đầu đến gương thần xanh: Hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật tôi.
- P2: Còn lại: Kí ức tuổi thơ về hai cây phong quê nhà gắn với thầy Đuy-sen.
? Câu chuyện dược viết theo ngôi thứ mấy?
* Thảo luận: (3')
? Truyện có mấy mạch kể? Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa những mạch kể ấy?Mạch nào là chính?
? Ý nghĩa của việc tạo ra hai nhân vật kể chuyện?
* HS thảo luận theo nhóm, trình bày.
* GV nhận xét, chốt.
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Bố cục: 2 phần.
2. Phân tích:
a) Mạch kể:
- Tôi: những cảm xúc riêng
- Chúng tôi: những cảm xúc tập thể về hai cây phong và thảo nguyên.
-> Hai mạch kể lồng ghép
- Tôi: -> mở rộng cảm xúc vừa chung vừa riêng.
- Chúng tôi: -> cho thấy tình yêu thiên nhiên và làng quê sâu sắc, rộng lớn của cả một thế hệ.
3. Củng cố(2’ ) GV dùng sơ đồ để củng cố.
? Nhận xét về mạch kể của truyện? Ý nghĩa của việc tạo ra hai nhân vật kể chuyện? 
4. Hướng dẫn tự học bài ở nhà(3’) :
- Bài cũ: Tóm tắt đoạn trích.
+ Đọc diễn cảm đoạn trích.
- Nghiên cứu tiếp phần còn lại của bài: Hai cây phong.
+ Hai cây phong gắn với kí ức tuổi thơ, 
+ Hai cây phong gắn với quê hương và thầy Đuy-sen.
- Chọn, thuộc đoạn văn em thích.
- Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung bài học
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 8 tiet 33.doc
Giáo án liên quan