Giáo án bồi dưỡng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 2019-2020

• HĐ 3: ( Tìm hiểu chi tiết hai tác phẩm)

? Chị Dậu đang ở trong tình thế như thế nào khi bọn tay sai sầm sập tiến vào ?

? Chị Dậu đối phó với bọn tay sai để bảo vệ chồng bằng cách nào?

? Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng khi quật ngã hai tên tay sai như vậy?

? Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật chị Dậu của tác giả?

? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật ấy?

? Theo em sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không?

? Qua đoạn trích em có nhận xét gì về tính cách của chị Dậu ?

? Tác giả là người có cách nhìn nhận như thế nào đối với người nông dân nghèo?

 

docx20 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bồi dưỡng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vỡ bờ
-Thể loại : tiểu thuyết
- PTBĐ: tự sự
- Nhân vật:
Nhân vật chính: chị Dậu
Nhân vật phụ: Cai lệ, người nhà Lí trưởng, anh Dậu.
- Tình huống đoạn trích:
Xảy ra vào thời điểm vụ thuế đang rất căng thẳng, gay gắt: quan trên sắp về làng để đốc thuế, bọn tay sai càng hung hăng xông vào nhà những người thiếu thuế để đánh trói, đưa ra đình cùm kẹp, anh Dậu trở về trong tình trạng dở sống dở chết, chị Dậu phải bán con, ổ chó, rổ khoai nhưng vẫn không đủ. Sáng hôm sau bọn tay sai lại xông vào, chị Dậu lâm vào tình thế nguy ngập và nan giải, khó mà bảo vệ được tính mạng của chồng.
b. văn bản : Lão Hạc
- Thể loại: truyện ngắn.
- PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
- Nhân vật:
- Nhân vật chính: lão Hạc, tôi – ông giáo. 
- Nhân vật phụ: vợ ông giáo, Binh Tư...-
 - Ngôi kể: ngôi thứ nhất, nhân vật tôi – ông giáo cũng chính là tác giả.
2. Đọc – hiểu chi tiết :
2.1/ Hình ảnh người nông dân qua hai tác phẩm : Tức nước vỡ bờ và Lão hạc
a. Số phận ,hoàn cảnh :
a.1/Chị Dậu:
* Tình thế: chăm sóc anh Dậu trong tình trạng vô cùng ốm yếu sau khi được tạm trả về; trong lòng còn đau khổ vì phải bán con và nỗi lo lắng về suất sưu của người em chồng đã chết. Lúc này tính mạng của chồng phụ thuộc cả vào sự đối phó của chị.
* Đối phó với bọn tay sai:
- Ban đầu chị “ van xin tha thiết” -> chị biết rõ thân phận của mình nên nhẫn nhục để cố khơi gợi từ tâm và lương tri của ông cai. 
- Sau đó chị liều mạng cự lại :
 + Cự lại bằng lí lẽ, thay đổi cách xưng hô theo vị thế ngang hàng.
 + Bằng hành động: Ra tay đánh lại chúng với lòng căm giận ngùn ngụt, đổi cách xưng hô khẳng định tư thế đứng trên đầu đối thủ, sẵn sàng đè bẹp đối phương.
-> sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc là tình yêu thương -> Chứng minh quy luật của xã hội : Có áp bức, có đấu tranh, con giun xéo lắm cũng quằn, tức nước thì vỡ bờ
Nghệ thuật: Kết hợp chi tiết điển hình về cử chỉ, lời nói, hành động, kết hợp tự sự + miêu tả + biểu cảm, phép tương phản : tính cách chị Dậu đối lập tính cách cai lệ.
-> Tạo được nhân vật chị Dậu giống thật, chân thực, sinh đông, có sức truyền cảm.
- Là người mộc mạc hiền dịu, đầy lòng vị tha, biết nhẫn nhục chịu đựng, có sức sống mạnh mẽ, tinh thần phản kháng.
→ Sự thấu hiểu, cảm thông sâu sắc của tác giả với tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân. Sự phát hiện của tác giả về tâm hồn yêu thương, tinh thần phản kháng mãnh liệt của người nông dân vốn hiền lành, chất phác.
a.2/. Lão Hạc:
*. Hoàn cảnh của Lão Hạc.
 - Nhà nghèo, vợ chết, con trai lại phẫn chí đi phu vì không có tiền cưới vợ. 
 - Cô đơn trong tuổi già ốm yếu, chỉ có con chó để làm bạn.
 - Lâm vào tình cảnh túng thiếu : ốm nặng, hết tiền dành dụm, mưa bão, không ai thuê mướn...-> quyết định bán con chó.
* Diễn biến tâm trạng của Lão Hạc.
- Việc bán “cậu Vàng”:
 + Con chó là kỉ vật duy nhất của người con trai để lại; là người bạn thân thiết giúp lão khuây khỏa nỗi nhớ con, nỗi buồn cô đơn -> lão vô cùng yêu quý nó.
 + Buộc phải bán chó: Vì tình cảnh túng quẫn đe dọa cuộc sống; vì lòng tự trọng cũng là tình yêu thương con - lão không nỡ tiêu phạm vào những đồng tiền cố dành dụm cho con.
 + Tâm trạng trước và sau khi bán chó:
Trước: Nhiều lần nói ý định bán cậu Vàng với ông giáo -> đã suy tính, đắn đo nhiều lần, coi đó là việc hệ trọng.
Sau: day dứt, ăn năn vì nỡ lừa con chó của mình; lão khóc hu hu đầy đau đớn, xót xa ân hận.
- Tình yêu thương con: lão luôn mong mỏi chờ đợi, luôn mang tâm trạng ăn năn, cảm giác “mắc tội” bởi không lo liệu nỗi cho con. Lão không muốn tiêu phạm vào đồng tiền , mảnh vườn lão cố giữ trọn vẹn cho con nên đành bán cậu Vàng.
=> Nhân cách lão Hạc: sống tình nghĩa, thủy chung, rất trung thực, nhân hậu và yêu thương con sâu sắc.
- Cái chết của lão Hạc:
 + Nguyên nhân: Đói khổ, túng quẫn, bị đẩy đến bước đường cùng, không lối thoát -> chọn cái chết như một hành động tự giải thoát. Qua đó chúng ta thấy được số phận cơ cực, đáng thương của những người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước Cách mạng.
 Lão vẫn có thể sống không lo chết đói vì lão còn tiền (30 đồng bạc), còn mảnh vườn có thể đem bánNhưng lão chọn cái chết là để bảo toàn số tiền cuối cùng, mảnh vườn cho con và không phiền lụy đến hàng xóm sau khi mình chết. Như thế, cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, tủ lòng tự trọng đáng kính.
 + Lão thu xếp mọi việc chu đáo trước khi chết (Gửi mảnh vườn cho ông giáo, nhờ giữ hộ 30 đồng bạc để lo liệu khi lão chết)
-> lão là người hay suy nghĩ, tỉnh táo hiểu rõ tình cảnh của mình, lòng tự trọng rất cao, lão đang âm thầm chuẩn bị cho cái chết của mình.
 + Tự tử bằng bã chó: 
-> cái chết đau đớn, vật vã, giữ dội.
-> chọn cái chết theo kiểu một con chó bị lừa như một sự tự trừng phạt ghê gớm. Nó chứng tỏ đức tính trung thực , lòng tự trọng đáng quý ở lão Hạc.
=> Phản ánh hiện thực đời sống nghèo khổ, bế tắc, những bi kịch không lối thoát của người nông dân bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến -> đó là tấm lòng nhân đạo, cảm hứng nhân văn sâu sắc của nhà văn.
b. Phẩm chất của người nông dân:
b.1/ Chị Dậu và Lão Hạc là những hình
 tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng .
+ Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng : có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể :
-Là người phụ nữ hiền dịu ,biết nhẫn nhục,hi sinh
- Là một người mẹ yêu con,người vợ giàu tình thương ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế. 
- Là người phụ nữ có sức mạnh tiềm tàng chống lại áp bức để bảo vệ chồng.
+ Lão Hạc :Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện:
 - Là một lão nông chất phác, hiền lành, nhân hậu ( dẫn chứng). 
- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng(dẫn chứng) 
 b.2/ Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng :
- Chị Dậu có số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại. 
- Lão Hạc có số phận đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo đợc món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử. 
c. Tư tưởng nhân đạo: 
Nó bộc lộ cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân ; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng : Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người Nam Cao.
III. Tổng kết :
Ý nghĩa văn bản :
Giá trị hện thực :
-Hai tác phẩm đều phản ánh hiện thự số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám
 b.Tư tưởng nhân đạo :
- Sự thấu hiểu ,cảm thông sâu sắc của tác giả trước tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân.
- Ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng,sống nghĩa tình, thủy chung, trong sáng.
- Tác giả đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời đã đẩy người nông dân đi đến sự bần cùng hóa 
2. Nghệ thuật :
a. Tức nước vỡ bờ :
- Xây dựng tình huống gay cấn ,hấp dẫn.
- Xây dựng nhân vật chân thật ,sinh động. Từ ngoại hình đến hành động ngôn ngữ, tâm lí được miêu tả rất hợp lí, tự nhiên.
 b. Lão Hạc :
-Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu ,chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão Hạc.
- Kết hợp các phường thức biểu đạt tự sự, trữ tình ,lập luận, thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp ,sinh động.
- Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tạo được lối kể khách quan, xây dựng được hình tượng nhân vật có tính cá thể hóa cao.
HDD5: ( củng cố ,kiểm tra chuyên đề)
D. Cũng cố
 KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ:
Câu 1: Tác phẩm “Lão Hạc” được viết theo thể loại :
A. Truyện dài
C. Truyện vừa
B. Truyện ngắn
D. Tiểu thuyết
Đáp án:
- Mức độ tối đa: B
- Mức độ không đạt: Trả lời không đúng đáp án B hoặc không trả lời.
Câu 2: Nguyên nhân sâu xa nào khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết?
Lão Hạc ăn phải bả chó.
Lão Hạc ân hận vì chót lừa cậu Vàng.
Lão Hạc rất thương con.
Lão Hạc không muốn làm liên lụy đến mọi người
Đáp án:
- Mức độ tối đa: C
- Mức độ không đạt: Trả lời không đúng đáp án C hoặc không trả lời.
Câu 3: Qua sự miêu tả của nhà văn, giữa tên cai lệ và người nhà lí trưởng có điểm gì giống nhau nhất về mặt nhân cách:
Cùng bất nhân, tàn ác. C. Cùng làm tay sai. 
Cùng là nông dân D. Cùng ghét vợ chồng chị Dậu.
Đáp án:
- Mức độ tối đa: A
- Mức độ không đạt: Trả lời không đúng đáp án A hoặc không trả lời.
Câu 4: Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?
Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.
Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
C.Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được những phẩm chất cao đẹp.
D.Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dân phong kiến.
Đáp án:
- Mức độ tối đa: C
- Mức độ không đạt: Trả lời không đúng đáp án C hoặc không trả lời.
Câu 5: Trong tác phẩm cùng tên, Lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào?
Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý
Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc
Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ
Đáp án:
- Mức độ tối đa: A
- Mức độ không đạt: Trả lời không đúng đáp án A hoặc không trả lời.
Câu 6:Nêu tình cảnh của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. Từ đó gợi cho em suy nghĩ gì?
Gợi ý trả lời:
* Mức tối đa :
 * Tình cảnh tội nghiệp túng quẫn, không lối thoát:
- Nhà nghèo, vợ chết, chỉ có đứa con trai 
- Con trai bỏ đi làm đồn điền cao su, vì không đủ tiền cưới vợ 
- Lão giành dụm tiền để cho con trai 
- Lão nuôi con chú Vàng và coi nó như người bạn 
- Sự túng quẫn của lão Hạc (cái chết đau đớn của Lão) 
* Lão nông nghèo khổ và đầy lòng tự trọng:
- Tình cảnh của lão Hạc cũng chính là cuộc sống của người dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. 
- Suy nghĩ của bản thân.
* Mức chưa tối đa : Học sinh trả lời chưa đầy đủ, hoặc chỉ trả lời được một số ý trên.
* Không đạt : - HS trả lời không đúng nội dung trên hoặc không trả lời. 
Câu 7: Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 15 câu) suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. 
Gợi ý trả lời:
 *Mức tối đa:
 Hình thức
+ Viết đoạn văn với số lượng khoảng 15 câu. 
+ Sử dụng từ ngữ có lựa chọn, chính xác bố cục mạch lạc, chặt chẽ, chữ viết đúng chính tả, sạch đẹp. 
Nội dung: 
+ Chị Dậu là người phụ nữ chịu thương, chịu khó. 
+ Chị là người phụ nữ yêu thương chồng con, có sức mạnh mãnh liệt. 
+ Chị là phụ nữ tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam. 
* Mức chưa tối đa: 
- HS trả lời chưa đầy đủ hoặc chỉ trả lời được một trong những nội dung trên.
* Không đạ- HS trả lời không đúng hoặc không trả lời 
Câu 8 ( HD học sinh về nhà làm)
Có ý kiến cho rằng : ‘Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám’’
Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ” ( Ngô Tất Tố ), “Lão Hạc” ( Nam Cao), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
* HD VỀ NHÀ : 
- Làm bài tập, vẽ tranh chân dung chị Dậu sau khi đánh cai lệ và người nhà lí trưởng
Truyện ngăn Lão Hạc để lại trong em ấn tuongj gì sâu sắc nhất .hãy viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em?
- Chuẩn bị bài mới: 
Ngày soạn: 29/11/2018
CHỦ ĐỀ: DẤU CÂU
Thời lượng 2 tiết  (Gồm các tiết: 50-51theo PPCT)
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức
     - Học sinh hiểu được công dụng của: Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
 2. Kỹ năng:
- Nhận biết và hiểu giá trị của các loại dấu trong văn bản.
- Vận dụng các loại dấu khi tạo lập văn bản
- Sửa lỗi về: Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.               
 3. Thái độ:  
-  Học sinh có hứng thú  thái độ yêu thích Tiếng Việt.
- Tích cực học tập, thường xuyên trau dồi ngôn ngữ Tiếng Việt và sử dụng các dấu câu hợp lí, đúng ý nghĩa.
 4. Các năng lực hướng tới:
  a) Năng lực chung:
                 - Năng lực giao tiếp
                 - Năng lực hợp tác
                 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
                 - Năng lực thưởng thức văn hóa.
  b) Các năng lực chuyên biệt:
    - Năng lực hợp tác: Phối hợp tương tác, chia sẻ ý tưởng, bày tỏ cảm xúc.
    - Năng lực giao tiếp: Trao đổi thông tin.
    - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả trong nghe, nói, đọc, viết.
    - Năng lực thưởng thức văn hóa: Yêu vẻ đẹp ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC:
1.Hình thức : Tổ chức các hoạt động học tập cặp đôi, nhóm, hoạt động cá nhân.
2.Phương pháp : Phân tích mẫu, quy nạp, gợi tìm, nêu  vấn đề và giải quyết vấn đề
3.Kĩ thuật dạy học  :  Thảo luận cặp đôi,....
III. CHUẨN BỊ :
1 Chuẩn bị của GV :
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo,
- Máy tính, máy chiếu đa năng.
2. Chuẩn  bị của HS:
- Kiến thức về các loại dấu câu đã hoc. 
- Đọc và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Tổ chức
Tiết (CT)
Lớp 8D
Ngày dạy 
Sĩ số
50
01/12/2018
29
51
01/12/2018
29
2. Kiểm tra bài cũ :  
             Câu ghép là gì? Nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
                                3.1. Hoạt động1:  Khởi động
GV: Bảng phụ
     Gọi HS đọc         
     Ngày xửa ngày xưa, có một lão nông vì quá thèm ăn thịt bò nên rất muốn mổ con bò của hợp tác xã giao cho nhà mình nuôi. Lão làm đơn gửi HTX xin được mổ bò. Ông chủ nhiệm lập tức phê vào đơn của lão: Bò cày không được thịt. Lão vui lắm!
        Về nhà lão đem bò ra mổ, đánh chén no say. Thấy thế HTX gọi lão lên hỏi tội. Lão liền trình tờ đơn có lời phê duyệt của HTX: Bò cày không được, thịt.
Các em thử đoán xem lão nông có bị HTX xử tội không? Vì sao?
Các em hãy so sánh sự khác nhau giữa hai câu sau?
a.Bò cày không được thịt.
b.Bò cày không được, thịt.
Như vậy: Khi sử dụng dấu câu cần chú ý vì nó ảnh hưởng đến nội dung ngữ nghĩa của câu. Hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu về  chủ đề Dấu câu để hiểu được một số loại dấu câu và công dụng của nó. Chủ đề này có thời lượng 2 tiết, đó là tiết 50-51theo PPCT.  TIẾT 50: CHỦ ĐỀ: DẤU CÂU ( TIẾT 1))
HS: đọc, nghe, dự kiến câu trả lời
3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
                                  a. Nội dung 1: I. Dấu ngoặc đơn.
*Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụhọc tập
(Tổ chức HS hoạt động cá nhân và hoạt động theo cặp)
- GV Bảng phụ , yêu cầu 1 HS đọc, các HS khác theo dõi và đọc thầm ngữ liệu ( Học sinh hoạt động cá nhân)
- GV phát giấy cho từng cặp, yêu cầu HS ghi tên của các bạn trong cặp của mình,  nghiên cứu câu hỏi để tìm câu trả lời và viết ra giấy của mình.
Câu hỏi:
       Dấu ngoặc đơn trong mỗi đoạn trích được dùng để làm gì?
     Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa có bản của những đoạn trích trên có thay đổi không?
 ( Hoạt động theo cặp)
Thời gian thảo luận: 5 phút
a. Ngữ liệu:
- HS quan sát và tiến hành hoạt động cá nhân
- HS hoạt động theo cặp ( từng bàn)
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV quan sát HS các cặp hoạt động, hỗ trợ các cặp gặp khó khăn.
- Học sinh hoạt động thảo luận theo cặp.
- Các cặp thảo luận, thống nhất kết luận của từng cặp và viết ra giấy.
* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi HS đại diện các cặp báo cáo kết quả.
GV yêu cầu các cặp khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
GV thu giấy của vài cặp không tham gia nhận xét để GV nhận xét.
b. Nhận xét:
- Đại diện các cặp báo cáo kết quả.        
(trình bày đáp án tóm tắt)
     + Dấu ngoặc đơn ở đoạn trích (a) đánh dấu phần có chức năng giải thích.
      + Dấu ngoặc đơn ở đoạn trích (b) đánh dấu phần có chức năng thuyết minh.
       + Dấu ngoặc đơn ở đoạn trích (c) đánh dấu phần có chức năng bổ sung thêm thông tin.
   - Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên không thay đổi vì đó chỉ là những nội dung bổ sung, không phải là nội dung cơ bản
HS các cặp khác nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV nhận xét, đánh giá.
Vậy, dấu ngoặc đơn được dùng để làm gì?
Gọi HS đọc ghi nhớ 
* Bài tập nhanh: GV chiếu nội dung bài tập nhanh, gọi HS đọc yêu cầu của bài tập, yêu cầu cá nhân HS nghiên cứu và trả lời nhanh.
Phần nào trong các câu sau có thể cho vào trong dấu ngoặc đơn ? Tại sao ?
     1. Nam, lớp trưởng lớp 8B, hát rất hay.
     2. Mùa xuân, mùa đầu tiên trong một năm, cây cối đâm chồi nảy lộc.
 * Liên hệ:
     Trong các câu trong bài viết văn của mình đã bao giờ em dùng dấu ngoặc đơn chưa? Khi dùng thì em đưa nội dung cơ bản hay nội dung bổ sung vào trong dấu ngoặc đơn?
    Vậy, theo em thì những nội dung nào được đặt trong dấu ngoặc đơn?
(Nội dung giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
c. Kết luận:
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở.
- Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu:  phần giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm thông tin.
* Ghi nhớ: (SGK-134)
Cá nhân học sinh đọc ghi nhớ.
Phần nào trong các câu sau có thể cho vào trong dấu ngoặc đơn ? Tại sao ?
     1. Nam (lớp trưởng lớp 8B) hát rất hay.
     2. Mùa xuân, ( mùa đầu tiên trong một năm) cây cối đâm chồi nảy lộc.
b. Nội dung 2: Dấu hai chấm
*Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụhọc tập
(Tổ chức HS hoạt động cá nhân và hoạt động theo cặp)
Bảng phụ, , yêu cầu 1 HS đọc, các HS khác theo dõi và đọc thầm ngữ liệu ( Học sinh hoạt động cá nhân)
- GV chia lớp thành từng cặp ( theo bàn), hướng dẫn các cặp nghiên cứu câu hỏi để tìm câu trả lời ( yêu cầu các cặp làm vào giấy nháp).
Câu hỏi: Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
( Hoạt động theo cặp)
Thời gian thảo luận: 5 phút
a. Ngữ liệu:
- HS quan sát và tiến hành hoạt động cá nhân
- HS hoạt động theo cặp
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV quan sát HS cá cặp hoạt động, hỗ trợ các cặp gặp khó khăn.
- Học sinh hoạt động thảo luận theo cặp.
- Các cặp thảo luận, thống nhất kết luận của từng cặp và viết ra giấy nháp.
* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi HS đại diện các cặp báo cáo kết quả.
GV yêu cầu các cặp nhận xét, đánh giá, bổ sung.
b. Nhận xét:
- Đại diện các cặp báo cáo kết quả.        
(trình bày đáp án tóm tắt)
   + Dấu hai chấm ở đoạn trích (a) báo trước lời đối thoại.
    + Dấu hai chấm ở đoạn trích (b)
báo trước một lời dẫn trực tiếp
    + Dấu hai chấm ở đoạn trích (c) đánh dấu phần giải thích nội dung cho phần trước đó.
HS các cặp nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV nhận xét, đánh giá.
Vậy, dấu hai chấm được dùng để làm gì?
Gọi HS đọc ghi nhớ
* Bài tập nhanh: GV chiếu nội dung bài tập nhanh, gọi HS đọc yêu cầu của bài tập, yêu cầu cá nhân HS nghiên cứu và trả lời nhanh.
 Dấu hai chấm trong ví dụ sau được dùng để làm gì ?
          Hôm sau Lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
       - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
       - Cụ bán rồi ?
 - Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.                                                                             A. Đánh dấu phần bổ sung.
B. Báo trước lời thoại.
C. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
D. Đánh dấu phần giải thích.
c. Kết luận:
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở.
- Dấu hai chấm dùng để:
 + Đánh dấu ( báo trước) phần giải thích, thuyết minh
 + Đánh dấu ( báo trước) lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
* Ghi nhớ: (SGK-134)
B. Báo trước lời thoại
b. Nội dung 3: Dấu ngoặc kép
*Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụhọc 

File đính kèm:

  • docxNgu van gIAO AN CHU DE HINH NHR NGUOI NONG DAN_12679341.docx
Giáo án liên quan