Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 32: Chơi chữ - Năm học 2015-2016

- Lợi 1: điều có ích, điều tốt (chỉ sự thụân lợi, lợi lộc)

- Lợi 2, 3 không còn mạnh ý nghĩa như¬ ở từ lợi 1, mà từ lợi này chỉ phần thịt rắn bao quanh chân răng.

- Hiện t¬ượng từ đồng âm (từ phát âm giống nhau những khác xa nhau về nghĩa, không liên quan gì đến nhau)

- Trong câu trả lời của thầy bói, mới nghe vế đầu thì có thể nghĩ từ lợi đuợc dùng theo đúng ý của bà già. Nhưng đến vế sau thì ta mới thấy cái ý đích thực của thầy bói: Bà đã già nên từ lợi đã chuyển sang một ý khác.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 32: Chơi chữ - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/12/2015
 Ngày giảng : 8A: / 12 /2015
 8B: /12 /2015
Tiết 32: CHƠI CHỮ
 1. Mục tiêu 
	 a. Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại:
	 - Khái niệm chơi chữ
	 - Các lối chơi chữ.
	 - Tác dụng của phép chơi chữ.
	 	b. Kĩ năng 
	- Nhận biết phép chơi chữ
 - Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản
 c.Thái độ
	GD học sinh chơi chữ phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh dụng ý xấu, đùa giỡn vô ý thức. 
2. Chuẩn bị của gv và hs
	a.Chuẩn bị của gv.
 - Nghiên cứu SGK, SGV, CKTKN, TLTK.
	b.Chuẩn bị của hs .
 - Học bài cũ + chuẩn bị bài mới .
 3. Tiến trình bài dạy. 
	 a.Kiểm tra bài cũ ( 4’ )	
 * Câu hỏi: Thế nào là so sánh? Cho ví dụ?
 * Đáp án: 
 So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 - Hs tự lấy ví dụ.
 * Nội dung:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức( )
GV đưa ví dụ.
? Tìm những từ có cách phát âm giống nhau trong bài ca dao?
? Bà già đi xem bói nhằm mục đích gì?
? Vậy từ (lợi) 1 trong bài có ý nghĩa là gì?
? Ở câu 4 từ lợi có ý nghĩa gì?
? Thầy bói đã sử dụng từ (lợi) trong câu trả lời của mình dựa vào hiện tượng nào của từ ngữ?
? Việc dùng từ lợi như trong lời của thầy bói có tác dụng gì? Em hiểu như thế nào về ý trả lời của ông thầy bói?
? Cách sử dụng từ ngữ như trên gọi là chơi chữ. Em hiểu như thế nào là chơi chữ?
GVNX – chốt kiến thức.
? Có mấy lối chơi chữ thường gặp?
GVNX- bổ sung- chốt kt.
- Từ: Lợi.
- Bà đi xem bói để biết mình lấy chồng bây giờ lợi không.
- Lợi 1: điều có ích, điều tốt (chỉ sự thụân lợi, lợi lộc)
- Lợi 2, 3 không còn mạnh ý nghĩa như ở từ lợi 1, mà từ lợi này chỉ phần thịt rắn bao quanh chân răng.
- Hiện tượng từ đồng âm (từ phát âm giống nhau những khác xa nhau về nghĩa, không liên quan gì đến nhau)
- Trong câu trả lời của thầy bói, mới nghe vế đầu thì có thể nghĩ từ lợi đuợc dùng theo đúng ý của bà già. Nhưng đến vế sau thì ta mới thấy cái ý đích thực của thầy bói: Bà đã già nên từ lợi đã chuyển sang một ý khác.
- Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa.
- Ghi.
- Nhớ lại kt và trả lời.
- Ghi.
I. Củng cố kiến thức.
 Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Các lối chơi chữ thường gặp:
 Dùng từ ngữ đồng âm Dùng lối nói trại âm (gần âm)
Dùng cách điệp âm .
Dùng lối nói lái .
Dùng từ trái nghĩa, gần nghĩa .
Hoạt động 2: Luyện tập ( )
? Em hãy chỉ ra các kiểu chơi chữ trong các ví dụ sau?
 a. Nửa đêm, giờ tí, canh ba
 Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi.
 b. Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
 Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
c. Mang theo một cái phong bì
 Trong đựng cái gì, đựng cái đầu tiên.
 d. Con gái là cái bòn...
 e. Bà già đi chợ Cầu Đông
 Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? 
 Thầy bói xem quẻ nói rằng
 Lợi thì có lợi nhưng răng không còn!
 g. Hỡi cô cắt cỏ bên sông
 Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây 
GV gọi hs trả lời – NX- chốt kiến thức.
- Tìm các kiểu chơi chữ trong các ví dụ.
- Ghi.
II. Luyện tập.
1. Bài tập : Em hãy chỉ ra các kiểu chơi chữ trong các ví dụ sau:
a. Dùng từ gần nghĩa, đồng nghĩa để chơi chữ...
 Nửa đêm, giờ tí, canh ba
 Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi
 b. Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa:
 Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
 Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
 c. Dùng lối nói lái:
 Mang theo một cái phong bì
Trong đựng cái gì, đựng cái đầu tiên.
 d. Con gái là cái bòn...
 e. Dùng từ đồng âm:
 Bà già đi chợ Cầu Đông
 Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? 
 Thầy bói xem quẻ nói rằng
 Lợi thì có lợi nhưng răng không còn!
Hoặc:
 g. Hỡi cô cắt cỏ bên sông
 Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây 
 (Ca dao)
- Từ tên một loại nhãn nổi tiếng ngon, ngọt, mát bổ (nhãn lồng) thế mà chàng trai lém lỉnh nọ đã khéo léo vận dụng để trêu chọc cô bạn gái rằng hãy chạy tế sang đây (lồng sang sông!) anh mới cho ăn nhãn... Ca dao xưa hóm thật!
 c- Củng cố luyện tập (2’)
 ?Tác giả đã sử dụng lối chơi chữ nào trong câu:
 Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông...
 A. Dùng từ đồng âm
 B. Dùng cặp từ trái nghĩa
 C.Dùng các từ trường nghĩa
 D. Dùng lối nói lái.
 d- Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà (1’)
 - Nắm chắc nội dung đã học.
 - Sưu tầm các câu ca dao có sử dụng lối chơi chữ và phân tích giá trị của chúng
 - Chuẩn bị bài: Nói lái.
4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
 - Thời gian: ...............................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 - Nội dung kiến thức :...............................................................................................
 ....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
 - Phương pháp : .......................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiết 32- T.c Văn.doc