Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 30: Liệt kê - Năm học 2015-2016

? Về ý nghĩa, các bộ phận trong câu in đậm có gì giống nhau? (đều nói về những gì?)

? Về cấu tạo, các bộ phận trong câu in đậm có gì giống nhau?

? Việc tg nêu hàng loạt đồ vật lỉnh kỉnh, tương tự và bằng những kết cấu tương tự như vậy có tác dụng gì?

? Vậy thế nào là liệt kê và tác dụng của liệt kê?

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 30: Liệt kê - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /11/2015
 Ngày dạy 8A: /12/2015 
 8B: /12/2015
 Tiết 30: LIỆT KÊ
 1.Mục tiêu.
 a.Kiến thức.
 Giúp hs hiểu.
 - Ôn lại khái niệm liệt kê.
 - Ôn lại các kiểu liệt kê.
 b.Kĩ năng.
 - Nhận biết phép liệt kê.
 - Phân tích giá trị của phép liệt kê.
 - Sử dụng phép liệt kê trong nói và viết.
 c.Thái độ.
 - Có ý thức học tập.
 2.Chuẩn bị của gv và hs
 a.Chuẩn bị của gv.
 - Sgk, sgv, tài liệu tham khảo, giáo án.
 b.Chuẩn bị của hs.
 - Học bài cũ, cbị bài mới
 3.Tiến trình bài dạy.
 a.Kiểm tra bài cũ (4’)
 *Câu hỏi: 
 ? Điệp ngữ là gì? Có mấy dạng điệp ngữ?
 * Đáp án: 
 Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng bp lặp lại từ ngữ(hoặc câu) nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
 Điệp ngữ có nhiều dạng: 
 - Điệp ngữ cách quãng (từ lặp lại đứng cách xa nhau) 
 - Điệp ngữ nối tiếp (từ lặp lại đứng bên nhau)
 - Điệp ngữ chuyển tiếp (vòng) : Từ ngữ cuối câu trước được lặp ở đầu câu sau 
 b. Bài mới
	* Vào bài (1’) : Liệt kê là một phép tu từ cú pháp. Nó được thể hiện ntn và tác dụng ra sao, có những kiểu liệt kê nào cta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
 * Nội dung.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức lí thuyết (10’)
? Gọi hs đọc vd 
Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt. [] Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm [].
(Phạm Duy Tốn)
? Về ý nghĩa, các bộ phận trong câu in đậm có gì giống nhau? (đều nói về những gì?)
? Về cấu tạo, các bộ phận trong câu in đậm có gì giống nhau?
? Việc tg nêu hàng loạt đồ vật lỉnh kỉnh, tương tự và bằng những kết cấu tương tự như vậy có tác dụng gì?
? Vậy thế nào là liệt kê và tác dụng của liệt kê?
GVNX – chốt kiến thức.
? Các em đã học ở lớp 7, vậy em hãy nhắc lại có mấy kiểu liệt kê?
GVNX - chốt kiến thức.
- Đọc ví dụ.
- Về ý nghĩa: đều nói về những đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn.
- Về cấu tạo: nó có kết cấu tương tự nhau.
- Td: làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió
- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại ....
- Ghi.
- Học sinh nhớ lại và trả lời.
- Ghi.
I. Củng cố kiến thức lí thuyết.
 Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đc đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê ko theo từng cặp.
 Xét về ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến
 Hoạt động 2: Luyện tập ( )
? Tìm phép liệt kê trong các đoạn trích dưới đây?
 a. Tỉnh lại em ơi,qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
 (Tố Hữu)
b. Cá nhụ, cá chim và cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long.
 ( Huy Cận)
GVNX – chốt kiến thức.
? Phép liệt kê trong các câu văn sau có tác dụng gì?
“ Sách của Lan để ở khắp mọi nơi trong nhà: trên giường, trên bàn học, trên giá sách, trên ghế dựa”
A. Nói lên tính chất khẩn trương của việc học tập.
B. Nói lên tính chất bề bộn của sự vật, hiện tượng.
C. Nói lên tính chất quyết liệt của hành động.
D. Nói lên sự đa dạng, phong phú của các sự vật hiện tượng.
? Viết một đoạn văn có sử dụng phép liệt kê?
GV gọi hs đọc bài tập, NX, cho điểm.
- Suy nghĩ, làm bài tập.
- Ghi.
- Suy nghĩ, làm bài tập.
- Đáp án b.
- Viết đoạn văn.
- Đọc bài làm.
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1: Tìm phép liệt kê trong các đoạn trích dưới đây:
a.  Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa lung.
b. Cá nhụ, cá chim và cá đé, cá song. 
2. Bài tập 2: Phép liệt kê trong các câu văn sau có tác dụng gì?
3. Bài tập 3: Viết một đoạn văn có sử dụng phép liệt kê.
 c. Củng cố, luyện tập. (4’)
	? Liệt kê là gì?Có mấy dạng liệt kê?
 HS: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đc đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
 Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê ko theo từng cặp.
 Xét về ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến
 d. Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà (1’)
	- Học thuộc ghi nhớ, lấy ví dụ
	- Làm hoàn thiện các bài tập.
	- Chuẩn bị bài: So sánh
4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
 - Thời gian: ...............................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 - Nội dung kiến thức :...............................................................................................
 ....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
 - Phương pháp : .......................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiết 30- T.c văn 8.doc