Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 26: Ẩn dụ - Năm học 2015-2016

- Về mặt nội dung: Cách nói này giống phép so sánh ở chỗ phải rút ra những nét tương đồng vốn là khác loại. Người cha và Bác Hồ có nét giống nhau về phẩm chất và tuổi tác; dựa vào đó, tác giả đã tạo ra một một so sánh ngầm (Người cha là vế dùng để so sánh (vế B) còn Bác Hồ là vế được so sánh (vế A) đã bị dấu ẩn đi.

- Nhưng về mặt hình thức:

 + Nếu so sánh đầy đủ: Bác yêu thương chiến sĩ như người cha.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 26: Ẩn dụ - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / 11 /2015
 Ngày dạy 8A: / 11 /2015 
 8B: /11 /2015
 Tiết 26 - ẨN DỤ
 1. Mục tiêu.
 a. Kiến thức.
	- Khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
	- Tác dụng của phép ẩn dụ.
 b. Kĩ năng.
	- Bước đầu nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong thực tế sử dụng Tiếng Việt.
	- Bước đầu tạo ra được một số kiểu ẩn dụ đơn giản trong khi nói và viết.
 * Rèn kĩ năng sống:
	 - Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng hù hợp phép tư từ ẩn dụ phù hợp với thực tiến giao tiếp.
	 - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia se kinh nghiệm cá nhân về việc sử dụng phép tu từ ẩn dụ.
 c. Thái độ.
Giáo dục học sinh nhận biết tác dụng của phép ẩn dụ.
 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 a. Chuẩn bị của giáo viên
 - Nghiên cứu kĩ nội dung trong SGK; soạn giáo án. 
 b. Chuẩn bị của học sinh
 - Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên.
 3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ ( không)
 b. Bài mới.
	*Vào bài: (1 phút)
	- Giáo viên đưa ra tình huống: Bà hát ru cháu có câu
 “Thuyền ơi có nhớ bến chăng
 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Cháu hỏi bà: Thuyền, bến có biết nói đâu mà thuyền nhớ bến; mà bến lại khăng khăng đợi thuyền hả bà?
	- Vậy cách nói trong câu hát ru của bà dựa theo cơ chế gì? Tại sao lại nói như vậy? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu phần nào điều đó.
 * Nội dung.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức ( )
- Ghi ví dụ lên bảng:
- Đọc ví dụ.
? Trong khổ thơ, cụm từ Người cha được dùng để chỉ ai? Vì sao em biết được điều đó? 
? Theo em, ví sao có thể ví Bác Hồ như người cha? 
? Các em đã được học phép so sánh, vậy cách nói này có gì giống và khác với phép so sánh?
- Về mặt nội dung: Cách nói này giống phép so sánh ở chỗ phải rút ra những nét tương đồng vốn là khác loại. Người cha và Bác Hồ có nét giống nhau về phẩm chất và tuổi tác; dựa vào đó, tác giả đã tạo ra một một so sánh ngầm (Người cha là vế dùng để so sánh (vế B) còn Bác Hồ là vế được so sánh (vế A) đã bị dấu ẩn đi.
- Nhưng về mặt hình thức: 
 + Nếu so sánh đầy đủ: Bác yêu thương chiến sĩ như người cha.
 + Cách nói này khác so sánh ở chỗ chỉ công khai sử dụng một đối tượng - một vế, đó là đối tượng được so sánh (vế B). Còn đối tượng so sánh (vế A) thì giấu đi, ẩn đi, không phô ra như so sánh. Người nghe dựa vào quy luật liên tưởng trên cơ sở những yếu tố tương đồng và dựa vào văn cảnh để tìm ra đối tợng được nói đến nhưng là bị ẩn đi (dấu đi) cụ thể dấu kín vế A (Trong ví dụ, dấu tên Bác Hồ nhưng dựa vào văn cảnh, và xuất xứ của bài thơ, ta ta đã tìm ra vs A, đó là hình ảnh Bác Hồ - vị cha già của dân tộc).
? Theo em, cách diễn đạt trong ví dụ trên có tác dụng gì?
? Cách nói trên chính là ẩn dụ. Vậy em hiểu ẩn dụ là gì?
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung bài học.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ: (SGK,T.68).
? Xác định ẩn dụ trong ví dụ sau:
“Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.”
(Ca dao)
 Chuyển: Các em đã nắm được thế nào là ẩn dụ, tác dụng của ẩn dụ. Vậy có những kiểu ẩn dụ nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần II.Š 
- Dùng bảng phụ có ghi 2 ví dụ (SGK,T.68, 69):
- Đọc Ví dụ, chú ý từ im đậm.
? Trong ví dụ 1 từ thắp và từ lửa hồng dùng để chỉ hiện tượng hoặc sự vật nào? 
? Theo em, vì sao có thể ví như vậy?
? Trong ví dụ 2, cách dùng cụm từ “nắng giòn tan” có gì đặc biệt so với cách nói thông thường?
(Gợi ý: Thông thường, giòn tan dùng để nêu đặc điểm của sự vật nào? Và qua cảm nhận của giác quan nào?).
? Vậy theo em, nắng có thể dùng vị giác để cảm nhận được không?
Š Như vậy, ở đây sử dụng từ giòn tan để nói về nắng là đã có sự chuyển đổi cảm giác về cái nắng to, rực rỡ.
? Từ các ví dụ đã phân tích, em thấy có những kiểu tương đồng nào giữa các sự vật thường được chọn để tạo phép ẩn dụ?
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung bài học Š
Hoạt động 2: Luyện tập ( )
Chuyển: Để các em nắm chắc hơn nội dụng bài học, chúng ta cùng luyện tập trong phần III.
- Đọc yêu cầu bài tập 1(SGK,T.69)
? So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diến đạt sau đây: 
- Cùng học sinh nhận xét, chữa bổ sung và ghi tóm tắt kết quả lên bảng.
? Tìm các ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.
- Cùng học sinh nhận xét, chữa bổ sung.
? Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu văn, câu thơ - Bài tập 3 (SGK,T.70).
- Đứng tại chỗ xác định ẩn dụ.
- Nhận xét và ghi kết quả lên bảng và yêu cầu về tìm hiểu tác dụng của các ẩn dụ đã tìm được trong bài tập.
- Theo dõi.
- Đọc.
- Cụm từ Người cha được dùng để chỉ Bác Hồ. Vì căn cứ vào ngữ cảnh của khổ thơ và nắm rõ xuất xứ của bài thơ.
- Vì Bác Hồ và người cha có nét giống nhau về phẩm chất: Tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc; giống nhau về tuổi tác: tuổi cao. Các em còn nhớ hình ảnh Bác trong cái đêm không ngủ: Bác chăm sóc giấc ngủ cho các chiến sĩ bộ đội ân cần, tỉ mỉ, chu đáo như sự chăm sóc của người cha dành chi các con.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nghe.
- Cách dùng từ Người cha có tác dụng làm cho hình ảnh Bác được nói đến trở nên gần gũi, thân thương với mọi người, đồng thời làm tăng sức gợi hình, gợi tả để hiểu được tình cảm của Bác và tình cảm của anh đội viên đối với Bác.
- Trình bày.
- Đọc.
- Hình ảnh ẩn dụ: mận, vườn hồng, đào.
- Mận chỉ người con trai đang tỏ tình; đào chỉ người con gái; vườn hồng chỉ trái tim tình yêu => Cách nói kín đáo, tế nhị (thường gặp trong ca dao).
- Nghe.
- Theo dõi.
- Từ thắp: Chỉ sự nở của hoa râm bụt (không còn ở trạng thái nụ như trước nữa).
- Từ lửa hồng: Chỉ màu đỏ của hoa râm bụt.
- Ví như vậy vì hai sự vật có những nét tương đồng nhau:
 + Về hình thức gống nhau (có màu đỏ).
 + Về cách thức thực hiện tạo màu đỏ (trạng thái xoè nở của hoa để tạo màu sắc được so sánh với hành động thắp - châm lửa, làm cho cháy lên, sáng lên).
- Thông thường dùng để nêu những đặc điểm của những sự vật dễ gẫy, rễ vụn (bánh đa) - rất giòn và được cảm nhận qua vị giác (miệng).
- Nắng không thể dùng vị giác để cảm nhận được mà phải dùng thị giác để cảm nhận. 
- Nghe.
- Học sinh trả lời.
- Đọc.
- Suy nghĩ và trình bày.
- Theo dõi.
- Suy nghĩ cá nhân - trình bày.
- Ghi.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nghe.
I. Củng cố kiến thức lí thuyết.
II (SGK,T.41)
 (SGK,T.41)
- Khái niệm: Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
- Tác dụng : làm cho câu văn, câu thơ có tính hàm xúc , tăng sức gợi hình, gợi cảm . 
*) Ghi nhớ: (Sgk/ tr 68)
 Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
 1. Ẩn dụ hình thức.(dựa trên sự tương đồng với nhau về hình thức)
 2. Ẩn dụ cách thức.(dựa trên sự tương đồng với nhau về cách thức hành động )
 3. Ẩn dụ phẩm chất (dựa trên sự tương đồng với nhau về phẩm chất)
 4. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.(dựa trên sự tương đồng với nhau về cảm giác)
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1: 
- Cách 1:
 Diễn đạt bình thường.
- Cách 2: 
 Diễn đạt so sánh.
- Cách 3:
 Diễn đạt ẩn dụ.
=> Cách 2, 3 tạo cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm, nhất là cách 3 làm cho câu nói có tính hàm súc cao.
2. Bài tập 2: (Sgk/ tr 58)
- Nét tương đồng so sánh ngầm:
a)- Ăn quả: sự hưởng thụ thành quả.
 - Kẻ trồng cây: Người lao động, người gây dựng thành quả.
b) - Mực, đen: Cái xấu.
 - Đèn, rạng: Cái tốt, hay, tiến bộ.
c) Thuyền bến: 
- Thuyền: Chỉ người đi xa.
- Bến: Chỉ người ở lại.
d) Mặt trời: (2) Chỉ Bác Hồ - ánh rực rỡ soi đường cách mạng đi tới tương lai.
 3. Bài tập 3: (Sgk/ tr 70)
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
a) ... mùi hồi chín chảy qua mặt.
b) ... nắng chảy đầy vai.
c) ... Tiếng rơi rất mỏng...
d) ... cơn mưa ướt tiếng cười...
 c. Củng cố, luyện tập (4p)
	- GV hệ thống lại nội dung bài học.
	? Lấy một số ví dụ về phép ẩn dụ?
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1p)
	- Học và làm bài.
	- Chuẩn bị bài: 
4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy 
 - Thời gian : ..........................................................................................................
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Nội dung kiến thức : ............................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
- Phương pháp : ......................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 26- T.c văn 8.doc