Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 24: Ôn tập chủ đề 2 (Kiểm tra 15p) - Năm học 2015-2016

-Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc một tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, con người; biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ .của chủ thể trước thực tại bằng hình tượng nghệ thuật.

- Tác phẩm văn học có hai đặc trưng:

+ TPVH là một văn bản ngôn từ nghệ thuật.

- Dấu câu và cách ngắt nhịp.

- Vần điệu, âm hưởng và nhạc tính.

- Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (bài văn, bài thơ) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ).

 - Chú ý các biện pháp tu từ thường dùng trong thơ văn: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói giảm, nói tránh, nói quá, điệp ngữ, tương phản, chơi chữ, câu hỏi tu từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, liệt kê

- Cần chú ý cách ngắt nhịp, cách gieo vần, giọng điệu, thể thơ, những từ ngữ gợi cảm, những động từ mạnh, những từ gợi màu sắc, âm thanh, những từ ngữ biểu hiện tâm hồn tinh tế của tác giả

 

doc5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 24: Ôn tập chủ đề 2 (Kiểm tra 15p) - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07 / 11 /2015
 Ngày dạy 8A: / 11 /2015 
 8B: /11 /2015
Tiết 24 : ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2
( Kiểm tra 15’)
 1. Mục tiêu. 
 a. Kiến thức.
 - Ôn tập lại các kiến thức về các tác phẩm đã tìm hiểu ở trong chủ đề 2.
 b. Kĩ năng.
 - Rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát, phân tích.
 c. Thái độ.
 - HS có ý thức học và tìm hiểu các tư liệu tác phẩm.
2. Chuẩn bị của gv và hs.
Chuẩn bị của gv.
 - Nghiên cứu tài liệu, đọc sgk, soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của hs.
- Học bài cũ.
 3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ: ( Không)
 b. Bài mới.
 * Vào bài (1’): Tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi ôn lại các kiến thức trong chủ đề 2.
 * Nội dung.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Ôn tập về tác phẩm văn học? ( )
? Em hãy nhắc lại thế nào là tác phẩm văn học?
? Tác phẩm văn học gồm có mấy đặc trưng?
? Khi khai thác các tác phẩm văn học cần chú ý đến các phương diện nào?
? Em hãy nhắc lại cảm thụ văn học là gì?
? Em hãy kể tên các biện pháp tu từ thường được sử dụng trong các tác phẩm văn học? 
-Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc một tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, con người; biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ ...của chủ thể trước thực tại bằng hình tượng nghệ thuật.
- Tác phẩm văn học có hai đặc trưng:
+ TPVH là một văn bản ngôn từ nghệ thuật.
- Dấu câu và cách ngắt nhịp.
- Vần điệu, âm hưởng và nhạc tính.
- Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (bài văn, bài thơ) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ). 
 - Chú ý các biện pháp tu từ thường dùng trong thơ văn: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói giảm, nói tránh, nói quá, điệp ngữ, tương phản, chơi chữ, câu hỏi tu từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, liệt kê
- Cần chú ý cách ngắt nhịp, cách gieo vần, giọng điệu, thể thơ, những từ ngữ gợi cảm, những động từ mạnh, những từ gợi màu sắc, âm thanh, những từ ngữ biểu hiện tâm hồn tinh tế của tác giả
I.Ôn tập về tác phẩm văn học.
1.Thế nào là tác phẩm văn học?
2. Đặc trưng của tác phẩm văn học.
3.Các phương diện của hình thức nghệ thuật cần chú ý khai thác khi phân tích TPVH.
4.Cảm thụ văn học là gì?
Hoạt động 2: Ôn tập các tác phẩm ( )
? Em hãy nêu cảm nhận chung về truyện ngắn “ Tôi đi học”?
? Qua truyện em cảm nhận NTN về tình mẫu tử?
GV khái quát lại kiến thức.
GV gọi học sinh khái quát lại kiến thức của các tác phẩm đã tìm hiểu.
GV chốt lại các kiến thức.
- Học sinh trình bày cảm nhận chung.
- Đó là tình cảm thiêng liêng cao quý....
- Học sinh nhớ và trả lời.
II. Ôn tập các tác phẩm 
1. Truyện ngắn “ Tôi đi học”
2. Đoạn trích “ Trong lòng mẹ”
3. Đoạn trích tức nước vỡ bờ, Lão Hạc, Hai cây phong, cô bé bán diêm, Đánh nhau với cối xay gió.
Hoạt động 3: Kiểm tra 15 phút
GV y/c học sinh chép đề bài.
- Chép đề.
- Làm bài KT.
III. Kiểm tra hết chủ đề 2 ( 15’)
a. Đề bài.
Câu 1: Tóm tắt lại truyện ngắn “ Lão Hạc” ( Nam Cao).
Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 10 câu) nói về tình mẫu tử trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ”.
b. Đáp án – biểu điểm.
Câu 1 ( 5 điểm)
'' Lão Hạc là một người nông dân nghèo, lão chỉ có một người con trai , một mảnh vườn và một con chó Vàng .Do cuộc sồng nghèo khổ không có tiền để cưới vợ cho con nên con trai lão đã đi phu đồn điền cao su , lão chỉ còn lại cậu Vàng làm bầu bạn. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con , lão đành phải bán con chó kỷ vật của con trai để lại, mặc dù hết sức buồn bã và đau xót . Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ trông coi mảnh vườn . Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn , lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối tất cả những gì ông giáo giúp . Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó , nói là để giết con chó hay sang vườn nhà lão làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu . Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy . Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội . Cả làng không hiểu vì sao lão chết , chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu
Câu 2 ( 5 điểm):
- Nêu cảm nhận chung về tình mẫu tử trong đoạn trích.
- Tình mẫu tử được thể hiện như thế nào trong đoạn trích nhất là đoạn chú bé Hồng ở trong lòng mẹ.
 - Khái quát lại tình mẫu tử trong đoạn trích.
 c. Củng cố, luyện tập (4’)
 GV:- Khái quát lại nội dung bài học
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1’)
 - Đọc và chuẩn bị bài : Nói quá
4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
 - Thời gian: ...............................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 - Nội dung kiến thức :...............................................................................................
 ....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
 - Phương pháp : .......................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiét 24- t.c.doc