Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 20: Luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" - Năm học 2015-2016

* Kiệt tác nghệ thuật phải là một tác phẩm nghệ thuật - Ở đây là bức tranh, thuộc lĩnh vực hội hoạ - có giá trị tư tưởng và nghệ thuật rất cao, đem lại niềm vui và khoái cảm thẩm mĩ cho người xem, người nghe, người đọc.

* Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác vì:

- Nó rất đẹp giống lá thật từ cuống lá màu xanh sẫm, đến rìa lá hình răng cưa nhuốm màu vàng úa; giống đễn nỗi con mắt chuyên môn của hai cô hoạ sĩ cũng không phân biệt nổi lá thật hay lá giả.

- Nó mang giá trị nhân sinh cao. Nó góp phần cứu sống một mạng người, đẩy lui một ác bệnh.

- Nó còn là một kiệt tác còn bởi cái giá quá đắt. Nó cứu được một mạng người nhưng lại cướp đi một người khác – chính người sinh ra nó. Nó không chỉ được vẽ bằng cây bút lông mà bằng cả sự thương yêu và đức hi sinh thầm lặng, cao quý của cụ già Bơ-men.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 20: Luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23 / 10 /2015
 Ngày dạy 8A: / 10 /2015 
 8B: /10 /2015
Tiết 20 : LUYỆN KĨ NĂNG CẢM THỤ TÁC PHẨM 
“ CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG”
- Ô-Hen-ri-
 1. Mục tiêu. 
 a. Kiến thức.
 - Giúp học sinh có biết được vì sao chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác của cụ Bơ-men.
 - Củng cố thêm kiến thức về đọc và tìm hiểu truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng”.
 - Phân tích được nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần trong truyện.
 b. Kĩ năng.
 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và kĩ năng cảm nhận về truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng”.
 c. Thái độ.
 - HS có sự đồng cảm, lòng nhân ái đối với số phận của con người.
2. Chuẩn bị của gv và hs.
Chuẩn bị của gv.
 - Nghiên cứu tài liệu, đọc sgk, soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của hs.
- Học bài cũ, đọc lại văn bản “ Chiếc lá cuối cùng”.
 3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ: ( Không)
 b. Bài mới.
 * Vào bài (1’): Để giúp các em biết được vì sao chiếc lá cuối cùng lại là một kiệt tác và tìm hiểu kĩ hơn nghệ thuật đảo ngược tình huống hai ần trong truyện ntn chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
 * Nội dung.
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung ghi bảng
 Hoạt động 1: Đọcvà tóm tắt văn bản ( 9)
GV: Hướng dẫn cách đọc: Chú ý phân biệt lời kể, tả của tác giả, chú ý đọc các lời đối thoại.
- GV đọc một đoạn, gọi hai học sinh đọc tiếp cho đến hết ; nhận xét cách đọc .
? Hãy tóm tắt văn bản bằng một đoạn văn ngắn ?
- Nghe.
- Học sinh theo dõi và đọc.
Giôn- xi ốm nặng và cô chờ đợi chiếc lá thường xuân rụng cũng là lúc cô lìa đời. Nhưng qua một đêm mưa tuyết dữ dội chiếc lá vẫn còn đó khiến cô thoát khỏi ý nghĩ đó và dần dần bình phục. Xiu- người bạn gái đã cho cô biết sự thật về chiếc lá ...chính là bức tranh của họa sĩ già Bơ- men đã được vẽ một cách bí mật trong một đêm mưa gió để cứu Giôn- xi và cụ đã chết vì bệnh sưng phổi.
1. Đọc và tóm tắt văn bản.
 Hoạt động 2: Luyện tập ( 30’ )
Vì sao Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác của cụ Bơ-men? 
GV gọi hs đọc bài làm.
GVNX, bổ sung, chốt kiến thức.
Em hãy chỉ ra sự đảo ngược tình huống lần thứ nhất? 
Em hãy chỉ ra sự đảo ngược tình huống lần thứ hai? 
- Suy nghĩ làm bài
- Đọc bài.
- Ghi.
- Suy nghĩ, trả lời:
 Đối với Giôn-xi. Ai cũng tưởng cô gái này sẽ chết vì bị bệnh nặng, vì nghèo túng vì chán đời vì tất nhiên chiếc lá cuối cùng sẽ rụng trong đêm giá rét. Nhưng vừa đột ngột vừa dần dần vừa rất hợp lí chiếc lá không rụng, Giôn-xi dần khỏi bệnh.
- Suy nghĩ, trả lời:
 Cụ Bơ-men tuy nghiện rượu nhưng vẫn còn đang khoẻ mạnh bỗng cảm lạnh, sưng phổi và qua đời sau có hai ngày, sau khi hoàn thành chiếc lá cuối cùng.
- Sự thú vị ở hai tình huống đảo ngược trên đều gắn liền với bệnh sưng phổi và hình ảnh chiếc lá cuối cùng. Bệnh sưng phổi không quật ngã được Giôn-xi nhưng lại làm cụ Bơ-men lìa cõi đời.
2. Luyện tập
a. Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác của cụ Bơ-men.
* Kiệt tác nghệ thuật phải là một tác phẩm nghệ thuật - Ở đây là bức tranh, thuộc lĩnh vực hội hoạ - có giá trị tư tưởng và nghệ thuật rất cao, đem lại niềm vui và khoái cảm thẩm mĩ cho người xem, người nghe, người đọc.
* Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác vì:
- Nó rất đẹp giống lá thật từ cuống lá màu xanh sẫm, đến rìa lá hình răng cưa nhuốm màu vàng úa; giống đễn nỗi con mắt chuyên môn của hai cô hoạ sĩ cũng không phân biệt nổi lá thật hay lá giả.
- Nó mang giá trị nhân sinh cao. Nó góp phần cứu sống một mạng người, đẩy lui một ác bệnh.
- Nó còn là một kiệt tác còn bởi cái giá quá đắt. Nó cứu được một mạng người nhưng lại cướp đi một người khác – chính người sinh ra nó. Nó không chỉ được vẽ bằng cây bút lông mà bằng cả sự thương yêu và đức hi sinh thầm lặng, cao quý của cụ già Bơ-men.
b. Nghệ thuật đặc sắc đảo ngược tình huống hai lần trong truyện “ Chiếc lá cuối cùng”.
Em hãy giới thiệu ngắn gọn về các hoạ sĩ trong truyện “ Chiếc lá cuối cùng”?
GV gọi hs đọc bài tập, nx, bổ sung.
- Học sinh dựa và văn bản trong sgk và làm bài tập.
- Đọc bài tập.
- Giôn-xi: Nghèo túng, bị bệng sưng phổi, chán nản, tuyệt vọng...
- Xiu: bạn cùng phòng Giôn-xi, nghèo, quan tâm, chăm sóc cho Giôn-xi...
- Cụ Bơ-men: Nghiện rượu, nghèo, thường ngồi làm mẫu...
c. Các nhân vật trong truyện.
c. Củng cố, luyện tập. (3’)
GV khái quát lại các kiến thức về nghệ thuật đảo ngược tình huống trong truyện.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1’).
- Học bài cũ.
- Đọc và chuẩn bị bài : Hai cây phong.
4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
 - Thời gian: ...............................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 - Nội dung kiến thức :...............................................................................................
 ....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
 - Phương pháp : .......................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 20- T.C 8.doc