Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 19: Luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm "Cô bé bán diêm" - Năm học 2015-2016

2. Luyện tập.

a. Bài tập 1: Cảnh thực và cảnh ảo trong 5 lần em bé quẹt diêm.

* Lần quẹt diêm 1:

- Cảnh ảo:

 + Thấy mình như đang ngồi trước một lò sưởi tỏa ra hơi nóng dịu dàng.

- Cảnh thực: Diêm tắt em chợt nghĩ ra rằng cha đã giao cho em đi bán diêm, đêm nay kiểu gì về cũng bị mắng

 

doc6 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 19: Luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm "Cô bé bán diêm" - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24 / 10 /2015
 Ngày dạy 8A: / 10 /2015 
 8B: /10 /2015
Tiết 19 : LUYỆN KĨ NĂNG CẢM THỤ TÁC PHẨM “ CÔ BÉ BÁN DIÊM”
- An- Đéc- xen-
 1. Mục tiêu. 
 a. Kiến thức.
 - Tìm hiểu sâu hơn về những những cảnh thực và cảnh ảo trong 5 lần em bé quẹt diêm.
 - Củng cố thêm kiến thức về đọc và tìm hiểu truyện ngắn “ Cô bé bán diêm”.
 - Thông qua tìm hiểu nghệ thuật và nội dung của truyện “ Cô bé bán diêm” học sinh nhận thức được lòng nhân ái.
 b. Kĩ năng.
 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và kĩ năng cảm nhận về truyện ngắn “ Cô bé bán diêm”.
 c. Thái độ.
 - HS có sự đồng cảm, lòng nhân ái đối với số phận của con người.
2. Chuẩn bị của gv và hs.
Chuẩn bị của gv.
 - Nghiên cứu tài liệu, đọc sgk, soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của hs.
- Học bài cũ, đọc lại văn bản “ Cô bé bán diêm”.
 3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ: ( 4’)
 * Câu hỏi:
 ? Nhân vật Xan-chô-pan-xa và Đôn Ki-hô-tê có điểm gì đáng khên và điểm gì đáng chê? 
 * Đáp án: 
 - Xan - chô- pan-xa: 
 + Đáng khen: Thực tế.
 + Đáng chê: Thực dụng, hèn nhát.
 - Đôn Ki- hô-tê:
 + Đáng khen: Dũng cảm
 + Đáng chê: Hoang tưởng, điên rồ.
 - GVNX – cho điểm.
 b. Bài mới.
 * Vào bài (1’):
 Em bé mồ côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giao thừa chẳng dám về nhà vì sợ bố đánh , đành ngồi nép vào góc tường nên em bé liên tục đốt que diêm để sưởi vậy những cảnh thực và cảnh ảo được hiện ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
 * Nội dung.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Đọc văn bản ( 7’)
GV: HD đọc: Đọc to, rõ ràng- Phần đầu đọc giọng nhẹ nhàng làm nổi bật nỗi khổ của cô bé bán diêm. Đoạn miêu tả những lần quẹt diêm cần nhấn mạnh vào những từ ngữ mộng tưởng với giọng vang hơn, thiết tha hơn. Đoạn kết nói về cái chết của cô bé cần đọc giọng bùi ngùi, thương xót.
- GV đọc mẫu , gọi hs đọc, nhận xét.
- Nghe.
- Đọc theo yêu cầu.
1. Đọc văn bản.
 Hoạt động 2: Luyện tập (20 ’)
Em hãy chỉ ra cảnh thực và cảnh ảo trong 5 lần em bé quẹt diêm? 
GV hướng dẫn:
- Liệt kê 5 lần quẹt diêm.
- Vì sao em bé phải quẹt diêm.
- Chỉ ra cảnh thực và cảnh ảo...
GV gọi hs đọc, NX, bổ sung, chốt kiến thức.
Vì sao em bé phải quẹt diêm? 
Cô bé bán diêm là một bài ca về lòng nhân ái với con người nói chung và trẻ em nói riêng ?
GVNX- bổ sung: Truyện của An-đéc-xen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm ? 
GVchốt kiến thức của bài tập.
- HS suy nghĩ, làm bài.
- Đọc bài làm, sửa, ghi.
- Để sưởi ấm, để được đắm chìm trong thế giới ảo ảnh do em bé tưởng tượng ra, để câu chuyện phát triển đan xen giữa hiện thực và ảo.
- Suy nghĩ, làm bài, trả lời.
- Ghi.
2. Luyện tập.
a. Bài tập 1: Cảnh thực và cảnh ảo trong 5 lần em bé quẹt diêm.
* Lần quẹt diêm 1:
- Cảnh ảo:
 + Thấy mình như đang ngồi trước một lò sưởi tỏa ra hơi nóng dịu dàng.
- Cảnh thực: Diêm tắt em chợt nghĩ ra rằng cha đã giao cho em đi bán diêm, đêm nay kiểu gì về cũng bị mắng
*Lần quẹt diêm 2: 
- Cảnh ảo: Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màu: em nhìn thấy bàn ăn đã dọn, khăn trải trắng tinh, bát đĩa bằng sứ quí giá, có 1 con ngỗng quay tiến về phía em. 
- Cảnh thực: trước mặt là bức tường dày đặc, phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu, người qua đường lãnh đạm với em.
*Lần quẹt diêm 3: 
- Cảnh ảo: Cây thông Nô-en với hàng ngàn ngọn nến sáng rực và 
em với tay về phía cây
*Lần quẹt diêm 4: 
- Cảnh ảo: bà nội hiện về, mỉm cười.
 - Cảnh thực: vẫn cô đơn 1 mình, ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt biến mất.
*Lần quẹt diêm 5: 
 - Cảnh ảo: Diêm sáng, bà to lớn và đẹp lão, em đã cùng bà bay lên trời
-> mộng tưởng mãnh liệt nhất.
b. Bài tập2: 
Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.
Hoạt động 3: Bài tập mở rộng, nâng cao ( 9’)
GV đưa thêm bài tập ở ngoài văn bản cho học sinh tìm hiểu.
Tìm hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong câu thơ sau?
 Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
 ( Truyện Kiều-Nguyễn Du)
- Những từ ngữ chỉ màu sắc... gợi nên một bức tranh đẹp.
 3. Bài tập mở rộng, nâng cao.
 Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
 ( Truyện Kiều-Nguyễn Du)
- Từ ngữ chỉ màu sắc có hiệu quả lớn trong việc miêu tả -> Gợi lên bức phông nền tuyệt đẹp: Màu xanh mượt mà trải dài đến chân trời tưởng chừng không kết thúc. Giữa bức phông nền đó là bức họa màu trắng của cành lê...
c. Củng cố, luyện tập. (3’)
Mộng tưởng nào không hiện lên sau những lần quẹt diêm của em bé?
A. Khi các que diêm tắt.
B. Khi bà nội em hiện ra.
C. Khi trời sắp sáng.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1’).
- Học bài cũ.
- Đọc và chuẩn bị bài : Chiếc lá cuối cùng.
4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
 - Thời gian: ...............................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 - Nội dung kiến thức :...............................................................................................
 ....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
 - Phương pháp : .......................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 19- t.c Văn.doc