Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 18: Luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm "Đánh nhau với cối xoay gió" - Năm học 2015-2016

GV cho học sinh viết bài phát biểu cảm nghĩ của bản thân về nhân vật Đôn Ki-hô-tê.

GV hướng dẫn học sinh viết bài.

- Mở bài: Cảm nghĩ chung của em về nhân vật Đôn Ki-hô-tê.

- Thân bài:

+ Giới thiệu về nhân vật Đôn Ki-hô-tê ( Ngoại hình, tính cách.).

+ Tính cách và hành động của Đôn Ki-hô-tê trong đoạn trích.

+ Suy nghĩ của bản thân về những hành động đó.

- Kết bài: Qua đoạn trích rút ra bài học cho bản thân.

GV đọc bài làm mẫu cho học sinh tham khảo.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 18: Luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm "Đánh nhau với cối xoay gió" - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17 / 10 /2015
 Ngày dạy 8A: / 10 /2015 
 8B: /10 /2015
Tiết 18 : LUYỆN KĨ NĂNG CẢM THỤ TÁC PHẨM 
“ ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ”
- Xéc- van –tét -
 1. Mục tiêu. 
 a. Kiến thức.
 - Tìm hiểu những nét tính cách hoang tưởng của Đôn Ki-hô-tê trong đoạn trích.
 b. Kĩ năng.
 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và kĩ năng cảm nhận về đoạn trích “ Đánh nhau với cối xay gió”.
 - Kĩ năng tóm tắt văn bản.
 c. Thái độ.
 - Qua câu chuyện học sinh rút ra bài học thực tiễn.
2. Chuẩn bị của gv và hs.
Chuẩn bị của gv.
 - Nghiên cứu tài liệu, đọc sgk, soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của hs.
- Học bài cũ, đọc lại văn bản “ Đánh nhau với cối xay gió”.
 3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ: ( 4’)
 * Câu hỏi:
 ? Qua truyện ngắn “ Lão Hạc” em thấy Lão Hạc là người như thế nào? 
 * Đáp án: 
 Lão Hạc là người trung thực, sống tình nghĩa thuỷ chung, vì nghèo phải bán cậu Vàng- kỉ vật của anh con trai, người bạn thân thiết của bản thân mình.
 - GVNX – cho điểm.
 b. Bài mới.
 * Vào bài (1’):
 Đôn Ki- hô-tê là người hoang tưởng nên nhìn những chiếc cối xay gió cho là những kẻ khổng lồ nên đã xông vào đánh và kết quả nhận thất bại thảm hại... để phân tích rõ hơn tính cách của Đôn Ki- hô-tê chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay.
 * Nội dung.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Đọc, tóm tắt văn bản ( 11’)
- Giọng ngây thơ tự nhiên xen lẫn hài hước.
GV: Đọc từ đầu đến không cân sức.
? Em hãy tóm tắt đoạn trích?
- Nghe.
- Đôn Ki-hô-tê gọi cối xay gió là những tên khổng lồ, mặc sức can ngăn của Xan chô Đôn ki-hô-tê lao và đánh những chiếc cói xay và bị đau một cách thảm hại... Không ăn, không ngủ tưởng nhớ người tình.
1.Đọc, tóm tắt văn bản.
a. Đọc
b. Tóm tắt văn bản.
Hoạt động 2: Luyện tập ( 25’)
GV cho học sinh viết bài phát biểu cảm nghĩ của bản thân về nhân vật Đôn Ki-hô-tê.
GV hướng dẫn học sinh viết bài.
- Mở bài: Cảm nghĩ chung của em về nhân vật Đôn Ki-hô-tê.
- Thân bài: 
+ Giới thiệu về nhân vật Đôn Ki-hô-tê ( Ngoại hình, tính cách...).
+ Tính cách và hành động của Đôn Ki-hô-tê trong đoạn trích.
+ Suy nghĩ của bản thân về những hành động đó.
- Kết bài: Qua đoạn trích rút ra bài học cho bản thân...
GV đọc bài làm mẫu cho học sinh tham khảo.
 Chưa có nhân vật nào gây nhiều ấn tượng sâu sắc và lí thú như nhân vật Đôn-ki-hô-tê trong tác phẩm của nhà văn Xéc-van-tét, một người đáng thương nhưng cũng rất đáng chê với những hành động nực cười của mình.
 Ki-ha-da, một nhà quí tộc bình thường, thú vui của chàng là đi săn và câu cá. Vậy mà khi chàng đọc những quyển truyện kiếm hiệp chàng đã say mê đọc suốt ngày bỏ cả những thú vui của mình và bán hết ruộng vườn, tài sản mình có để mua truyện kiếm hiệp, nhưng tệ hơn nữa là chàng nghĩ tất cả những điều trong truyện đều có thật và muốn phiêu lưu một chuyến trong thiên hạ. Chàng đã biến cái tên thật của mình thành cái tên 'Đô-ki-hô-tê nhà quí tộc tài ở xứ Man-tra’,biến con ngựa gầy còm của mình thành con tuấn mã và bỏ biết bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho cuộc chu du này.
Chàng ra đi với người giám mã Xa-chô Pan-xa, một người thực tế, gặp may mắn thì ít mà rủi ro thất bại thì nhiều. Buồn cười nhất là cuộc đánh nhau giữa chàng và cối xay gió. Chàng đã tưởng tượng cối xay gió là một tên khổng lồ gian ác và cứ xông vào đánh bất kể lời can thiệp của Xan-chô Phan-xa. Kết quả ra sao chắc các bạn cũng biết đó. Đôn-ki-hô-tê đã chịu một thất bại ê chề đau khổ. Với những hành động điên rồ, không phải chàng là người đáng ghét, mục đích của chàng là cứu người yếu, diệt kẻ gian tà. Chàng đã kiên nhẫn qua bao cuộc ra đi thất bại nhưng chàng không nản chí, vẫn ra đi để tiếp tục cuộc chu du. Bên cạnh chàng là một giám mã có đầu óc thật thực tế. Chàng đánh nhau vì muốn có ý nghĩ cứu người nhưng không biết hành động của mình đều sai cả. Để giữ mình đúng là một quí tộc, chàng đã nhịn ăn, rồi không kêu đau khi bị thương. Như vậy chàng cũng là một người đáng thương. Nhưng em nghĩ rằng bất cứ người nào dù có mục đích tốt đẹp đi chăng nữa nhưng với đầu óc điên rồ thì cũng chẳng làm được gì cả.
 Qua tác phẩm, em đã rút ra một bài học từ nhân vật đã gây nhiều tranh cãi này. Không nên đọc những cuốn truyện nhảm nhí và đừng quá say mê đến nỗi lại tưởng tượng chuyện đó là có thật. Đôn-ki-hô-tê đã phí tuổi thanh xuân của mình cho những hành động nực cười. Nhưng may thay đến lúc chết chàng đã nhận thấy hậu quả của việc làm này. Đôn-ki-hô-tê đã phải trả giá. 
GV gọi hs đọc bài, sửa chữa.
- Nghe.
- Làm bài, đọc bài làm.
2. Bài tập: Phát biếu cảm nghĩ của em về nhân vật Đôn-ki-hô-tê.
c. Củng cố, luyện tập. (3’)
Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại của Đôn Ki-hô-tê khi đánh nhau với cối xay gió?
A. Vì những chiếc cối xay gió được phù phép.
B. Vì lão không có đủ vũ khí lợi hại.
C. Vì đầu óc lão mê muội, không tỉnh táo.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1’).
- Học bài cũ.
- Đọc và chuẩn bị bài : Cô bé bán diêm.
4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
 - Thời gian: ...............................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 - Nội dung kiến thức :...............................................................................................
 ....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
 - Phương pháp : .......................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 18- T.C văn 8.doc