Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 14: Luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm "Tôi đi học" - Năm học 2015-2016
GV đọc bài mẫu cho học sinh tham khảo: Tôi đi học là một truyện ngắn đầy chất thơ.Chất thơ tỏa ra từ tâm hồn mơ mộng giàu cảm xúc của nhà văn xứ Huế-Thanh Tịnh.Truyện tuy ngắn nhưng hàm súc và cô đọng.Ý tứ của truyện tinh tế, khơi gợi sâu xa vào những kỉ niệm trong tâm hồn của mỗi người.
Truyện ngắn Tôi đi học xây dựng dựa trên dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình-hoài niệm về ngày đầu tiên cắp sách tới trường. Dòng hoài niệm đầy chất thơ ấy được mở đầu bằng những làn gió thu mát rượi, những đám lá vàng rơi và những đám mây “bàng bạc”. Tháng chín mùa thu đã đến và những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên cứ thế ùa về.
Ngày soạn: 02/ 10 /2015 Ngày dạy 8A: / 10 /2015 8B: /10 /2015 Tiết 14 : LUYỆN KĨ NĂNG CẢM THỤ TÁC PHẢM “ TÔI ĐI HỌC” Thanh Tịnh 1. Mục tiêu. a. Kiến thức. - Cảm nhận của cá nhân về truyện ngắn tôi đi học. - Củng cố thêm kiến thức về đọc và tìm hiểu truyện ngắn “ Tôi đi học”. b. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và kĩ năng viết bài văn cảm nhận. c. Thái độ. - HS có ý thức cảm thụ tác phẩm văn học theo đúng hướng. 2. Chuẩn bị của gv và hs Chuẩn bị của gv. - Nghiên cứu tài liệu, đọc sgk, soạn giáo án. b. Chuẩn bị của hs. - Học bài cũ, đọc lại văn bản tôi đi học. 3. Tiến trình bài dạy. a. Kiểm tra bài cũ: ( 4’) * Câu hỏi: ? Cảm thụ văn học là gì? * Đáp án: Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (bài văn, bài thơ) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ). b. Bài mới. * Vào bài (1’): Để giúp các em đọc diễn cảm và cảm nhận được những cảm xúc hồi hộp lo lắng, bâng khuâng của nhân vật Tôi trong truyện ngắn “ Tôi đi học”, chúng a cùng đi tìm hiểu nội dung bài hôm nay. * Nội dung. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:Đọc diễn cảm truyện ngắn “ Tôi đi học” ( 12’) ? Qua các tiết đọc văn bản em hiểu thế nào là đọc diễn cảm? GVNX – kl. GV: về thực chất đọc diễn cảm thuộc nghệ thuật trình diễn, nó có những điểm tương đồng với ngâm thơ hoặc trình diễn ca khúc. GV hướng dẫn học sinh đọc. Chú ý đọc giọng chậm, dịu, hơi buồn và lắng sâu; cố gắng diễn tả được sự thay đổi tâm trạng của nhân vật " tôi ". ở những lời thoại cần đọc giọng phù hợp. - GV đọc mẫu. - Gọi 3 HS đọc. GVNX. ? Em có ấn tượng thế nào về văn bản? - Trả lời theo ý hiểu. - Đọc diễn cảm theo yêu cầu. - Học sinh trả lời theo cảm nhận của bản thân. 1. Đọc diễn cảm truyện ngắn “ Tôi đi học”. Đọc diễn cảm là thể hiện sáng tạo tác phẩm văn học trong giọng đọc nhằm tác động đến những người nghe. Nếu như các biện pháp khác thông thường tác động đến lý trí thì đọc diễn cảm, trước hết và chủ yếu tác động đến tình cảm. Hoạt động 2: Luyện tập cảm nhận truyện ngắn “ Tôi đi học” ( 24’) GV chép đề, hướng dẫn học sinh làm bài. GV nhắc lại bố cục của bài cảm nhận tác phẩm văn học: - MB: Dẫn dắt, giới thiệu đoạn trích nằm ở tác phẩm nào, nội dung tư tưởng chính là gì. - TB: Nêu dẫn chứng từ tác phẩm, chỉ ra nghệ thuật và cho biết nhờ biện pháp nghệ thuật ấy mà tác giả thể hiện nội dung, tư tưởng, tình cảm như thế nào. - KB: Thâu tóm lại vấn đề và khái quát ở mức độ cao hơn. GV đọc bài mẫu cho học sinh tham khảo: Tôi đi học là một truyện ngắn đầy chất thơ.Chất thơ tỏa ra từ tâm hồn mơ mộng giàu cảm xúc của nhà văn xứ Huế-Thanh Tịnh.Truyện tuy ngắn nhưng hàm súc và cô đọng.Ý tứ của truyện tinh tế, khơi gợi sâu xa vào những kỉ niệm trong tâm hồn của mỗi người. Truyện ngắn Tôi đi học xây dựng dựa trên dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình-hoài niệm về ngày đầu tiên cắp sách tới trường. Dòng hoài niệm đầy chất thơ ấy được mở đầu bằng những làn gió thu mát rượi, những đám lá vàng rơi và những đám mây “bàng bạc”. Tháng chín mùa thu đã đến và những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên cứ thế ùa về. Ngày khai trường hôm ấy,cậu con trai được mẹ âu yếm dẫn đi vẫn trên con đường cũ mà hôm nay sao thấy lạ.Cảnh vật đang thay đổi hay chính lòng mình thay đổi. “Tôi đã lớn” và “hôm nay tôi đi học”.Cách dẫn dắt giản dị mà hợp lý.Có thể lắm chứa.Vì ngày đầu tiên đến trường mấy ai không có những kỉ niệm khó quên.Cậu bé thấy mình “trang trọng và đứng đắn”.Hai quyển vở mới trên tay cậu “đã bất đầu thấy nặng”,khiến cậu nảy ra một ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ “chắc chỉ người thành thạo mới cầm nổi bút thước”.Thanh Tịnh thật là tinh tế. Đoạn văn tưởng tượng và hoài niệm nhưng sự việc cứ ngỡ như đang xảy ra trước mắt, gần gũi quá, thân thuộc quá với tất cả mọi người. Dòng cảm xúc cũng như chất thơ của truyện lại tiếp tục được lan tỏa khi cậu học trò nhỏ tay trong tay mẹ bước qua cổng trường Mĩ Lí .Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật phát huy sức mạnh khi tác giả tìm đến những chuyển biến trong tâm hồn câu học trò. Cậu đứng nép mình như “con chim đang đứng bên bờ tổ,nhìn quãng trời rộng muốn bay,nhưng còn ngập ngừng e sợ”. Rồi tiếng trống vang lên, những cậu trò mới “vụng về lúng túng”. Cảm giác của nhân vật “tôi” dường như đang mơn man trở lại trong lòng độc giả. Nhưng có lẽ đến bây giờ, cái màn chính của buổi tựu trường mới đến.Ông Đốc đọc những cái tên lần lượt khiến tụi học trò tim như ngừng đập vì xúc động có,vì ngơ ngác có.Và đến rồi sau tiếng vỡ òa của bao cô cậu, buổi học đầu tiên cũng được bắt đầu. !Cái cảm giác khóc òa không chịu bước vào cái ngôi nhà mà cái gì cũng mới và lạ lẫm hẳn chẳng có gì xa lạ đối với chúng ta.Vậy mà đọc đến đây hẳn ai cũng bùi ngùi rung động về những câu văn tự nhiên mà sắc sảo. Nhân vật “tôi” lắng lại, quan sát và cảm nhận. Thầy đón tụi học trò nhỏ tuổi,tươi cười gợi cái gì đó vừa quen vừa lạ,vừa thân thuộc gần gũi nhưng cũng vừa cao quý.Còn lớp thì hình như “có một mùi hương lạ”.Chỗ ngồi này từ nay sẽ là của riêng tôi.Và tại sao những bạn kia “tôi” chưa nhìn thấy bao mà chẳng hề xa lạ thầm chí còn “quyến luyến tự nhiên”nữa chứ. Cái cảm giác gần gũi vô cùng. Câu chuyện của Thanh Tịnh không có nhiều nhân vật,không có những đối thoại ồn ào,không có những tình huống cam go quyết liệt. Nhưng chính sự tĩnh lặng,nhẹ nhàng được xây dựng trên cơ sở những hoài niệm rất thực và tinh tế đã làm nó trở nên thật là hấp dẫn. Những biến chuyển tâm lý tinh vi, những dòng văn giản dị giàu cảm xúc,lối cảm nhận nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn này. GV gọi học sinh đọc bài – NX – Sửa chữa. Học sinh làm bài. - Nghe. - Nghe. - Đọc bài. 2. Luyện tập cảm nhận truyện ngắn “ Tôi đi học”. Đề bài: Em hãy trình bày cảm nhận về truyện ngắn “ Tôi đi học”. Củng cố, luyện tập (3’) ? Nhận xét nào nói đúng nhất những yếu tố góp phần tạo nên chất thơ của tác phẩm? A. Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật tôi theo trình tự thời gian của buổi tựu trường. B. Có sự kết hợp hài hoà giữa các phương thức tạo lập văn bản như tự sự, miêu tả, biểu cảm. C. Tình huống truyện chứa đựng chất thơ kết hợp với việc sử dụng các hình ảnh so sánh giàu chất trữ tình. D. cả A,B,C. d. Hướng dẫn hs tự học bài ở nhà (1’) - Học bài cũ. - Tiếp tục hoàn thành bài cảm nhận về truyện ngắn Tôi đi học. - Đọc và chuẩn bị bài: Trong lòng mẹ. 4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy - Thời gian : .......................................................................................................... ................................................................................................................................ ................................................................................................................................. - Nội dung kiến thức : ............................................................................................ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................ - Phương pháp : ......................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 14- T.C văn 8.doc