Giáo án Ngữ văn 8 tiết 125 - Chương trình địa phương: Tượng mồ
II/ Tìm hiểu chi tiết.
1. Đoạn 1
Chiều như đốt lửa lòng nhau
Tượng mồ run rẩy về đâu kiếp người
->Gợi ra những liên tưởng đầu tiên về mùa khô ở Tây Nguyên-mùa của lễ hội bỏ má.
=>Sử dụng câu hỏi tu từ: "Về đâu kiếp người" phán ánh nỗi băn khoăn của tác giả : linh hồn người chết phải rời xa cuộc sống trần thế để về với làng ma,nhưng làng ma biết ở chốn nào?
Tuần 33 Ngày soạn: 05/04/2015 Tiết 125 Ngày dạy : 14/04/2015 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG: TƯỢNG MỒ I/ MỤC TIEU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức -Hiểu được ý nghĩa của những bức tượng nhà mồ trong đời sống tình cảm tâm linh của người Ba-na,Gia rai. -Cách dùng từ ngữ ,hình ảnh giàu sức gợi,thể thơ lục bát có sự ngắt dòng linh hoạt,âm điệu trầm lắng du dương của bài thơ...thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả trước nỗi buồn sâu lắng và tình người sâu nặng của đồng bào Tây Nguyên. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng cảm nhận tác phẩm thơ. - Kĩ năng đọc diễn cảm. 3. Thái độ : - Có thái độ tôn trọng về văn hóa,phong tục của một số dân tộc người Tây Nguyen. II. Phương tiện dạy học - Một số bài thơ của tác giả Gia Lai viết về địa phương. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra vở soạn của HS 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung HS : Theo dõi chú thích SGK ? Hãy cho biết vài nét về tác giả, những tác phẩm tiêu biểu? ? Văn bản được trích từ tác phẩm nào? HS : Trả lời, nhận xét GV : Nhận xét, khái quát lại. Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc, tìm hiểu văn bản. Bước 1 : Hướng dẫn đọc GV: Hướng dẫn đọc: đọc giọng nhẹ nhàng, diễn cảm ; chú ý ngắt nhịp, câu đúng. GV : Đọc mẫu HS : Đọc lại, nhận xét ? Văn bản được chia làm mấy phần? nêu nội dung từng phần? Đoạn 1: Hai câu đầu: gợi mở thời gian,không gian và ấn tượng đầu tiên trước những pho tượng mồ. Đoạn 2: Tiếp theo đến "một ngàn lời yêu": Nỗi buồn và ý nghĩa những bức tượng mồ trong việc thể hiện tình cảm của người sống với người đã khuất. Đoạn 3: Sự đồng cảm sâu sắc của tác giả tình thương yêu lâu bền của con người. Bước 2 : Tìm hiểu văn bản. ?Hình ảnh Chiều như đốt lửa lòng nhau và Tượng mồ run rẩy ở hai câu đầu gợi cho em điều gì? ? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để diễn tả tâm trạng của mình? Hs: đọc đoạn 2 ?Quan niệm về sự sống cái chết,nỗi buồn của con người khi phải giã biệt người thân và vai trò những bức tượng mồ trong đời sống tình cảm-tâm linh của họ thể hiện như thế nào? Hs làm việc theo nhóm Đại diện nhóm phát biểu. Gv nhận xét bổ sung ?Bốn dòng thơ :"Hoang sơ...rượu cần"gợi lên những điều gì trong văn hóa,phong tục của người Tây Nguyên? HS trả lời Gv nhận xét,bổ sung HS đọc lại 2 câu thơ cuối ?Cảm nhận của em về hai câu thơ cuối? ?Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Hs đọc ghi nhớ sgk Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập GV : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm tại lớp HS : Khoảng 2-3 em đọc trước lớp, nhận xét GV : Nhận xét GV : Hướng dẫn HS làm bài về nhà. I/ Tìm hiểu chung Tác giả: (sgk) Tác phẩm:(sgk) II/ Tìm hiểu chi tiết. Đoạn 1 Chiều như đốt lửa lòng nhau Tượng mồ run rẩy về đâu kiếp người ->Gợi ra những liên tưởng đầu tiên về mùa khô ở Tây Nguyên-mùa của lễ hội bỏ má. =>Sử dụng câu hỏi tu từ: "Về đâu kiếp người" phán ánh nỗi băn khoăn của tác giả : linh hồn người chết phải rời xa cuộc sống trần thế để về với làng ma,nhưng làng ma biết ở chốn nào? 2. Đoạn 2 Đã đành hồn sẽ rong chơi ...... Mã còn đây nỗi nhớ thương một đời ->Điệp ngữ đã dành và mà còn đây nhấn mạnh vào điều phi lô gic: biết chết là được đến một thế giới tốt đẹp hơn nhưng ngời sống vẫn vấn vương,thương nhớ người chết không thôi. => Sống đã gắn bó yêu thương sâu nặng thì chết chẳng dễ gì quên nhau. Nỗi đau khóc chẳng thành lời Lặn vào thở gỗ ru người người ơi ->nỗi đau được gửi vào đường rìu nhát rựa,đẽo tạc thành các bức tượng mồ. => Lời người sống gọi người chết cũng là lời người sống gọi chính mình. Hoang sơ Chiều rót tràn vai Ché và chiêng Và đầy vơi rượu cần ->bức tranh sinh hoạt của người dân Tây Nguyên với những nét đặc trưng và quen thuộc nhất. Nằm đây một nắm xương tàn Dứng đây tượng hát một ngàn lời yêu ->các pho tượng trở thành thành viên trong lễ hội,là chứng nhân truyền tải hơi thở tình cảm và hơi thở cuộc sống cho người chết. 3. Đoạn 3 Chiều ơi chiều Chiều ơi chiều Cho tôi cùng hát tình yêu một đời. ->Câu lục bát chia làm hai dòng,ngắt nhịp lẻ,cấu trúc vòng tròn thể hiện sự quẩn quanh vấn vương không dứt ,con người chìm đắm miên man trong không gian chiều của lễ hội Tây Nguyên * Tổng kết Ghi nhớ sgk(490 III/ Luyện tập 4. Củng cố : - Gía trị nội dung và nghệ thuật của văn bản ? 5. Hướng dẫn tự học : - Học bài, học thuộc lòng bài thơ - Làm bài tập về nhà : 2,3 - Chuẩn bị bài viết văn nghị luận tại lớp.
File đính kèm:
- chuong_trinh_dia_phuong_van_8_tuong_mo_20150725_031853.doc