Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 123: An Giang và vấn đề rác thải sinh hoạt hiện nay - Trường THCS Phú Hòa
HĐ2: HDHS đọc – hiểu VB.
– Hướng dẫn đọc: Đọc rõ ràng, mạch lạc, chú ý phát âm chính xác.
– GV đọc 1 đoạn Gọi 2 HS đọc tiếp.
– Thuyết trình: Một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay là gì? Đó là tác thải sinh hoạt. Hiện trạng rác thải của tỉnh ta ra sao?
– Tình hình rác thải sinh hoạt ở An Giang như thế nào?
– Chúng ta thường thấy rác thải ở những nơi nào?
– Rác thải được phân loại thành mấy nhóm?
– Tác hại của mỗi nhóm?
– GV chốt:
+ Rác vô cơ: rất lâu mới phân huỷ, mất thẩm mỹ cho MT, dễ gây thương tích, tử vong, hạn chế diện tích, sức sống của thực vật.
+ Rác hữu cơ: chiếm tỉ lệ cao, dễ ôi, thiu và sản sinh vi khuẩn có hại, nó gây bệnh truyền nhiễm cho người và động vật.
+ Rác độc hại: ngộ độc, gây tử vong cho người, vật.
– Cho HS quan sát hình ảnh sưu tầm qua máy chiếu.
– Tóm lại, 3 nhóm rác thải đó có tác hại như thế nào?
CTÑP: AN GIANG VAØ VAÁN ÑEÀ RAÙC THAÛI SINH HOAÏT HIEÄN NAY Tuần 32 Tiết 123 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Hiểu được tác hại của rác đối với môi trường sống hiện nay. 2. Kĩ năng: – Có ý thức bảo vệ môi trường, hình thành thói quen không xả rác bừa bãi, biết tận dụng và xử lí rác bằng các biện pháp văn minh. – Thấy được hệ thống lập luận: chứng cứ, số liệu cụ thể, xác thực, giàu tính thuyết phục. – Tích hợp giáo dục môi trường. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong việc giữ gìn môi trường trong sạch góp phần đưa lại cuộc sống tốt đẹp. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, sách NVĐPAG, máy chiếu. 2. Chuẩn bị của HS: Sách NVĐPAG, bài soạn, bảng phụ. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: a/ Sơ bộ về ông Giuốc-đanh? Nhân vật này gây cười ở những điểm nào? b/ Nêu ý nghĩa VB Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục? 3. Bài mới: – GV chiếu hình ảnh cho học sinh em và dẫn vào bài mới. – Vấn đề rác thải hiện nay đang là một trong những vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, đặc biệt là vấn đề rác thải ở tỉnh ta. Tại địa phương chúng ta đang sống, rác thải cũng có mặt khắp mọi nơi. Vấn đề đó có tác hại gì đối với môi trường và sức khoẻ con người? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn bản An Giang và vấn đề rác thải sinh hoạt hiện nay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS ND ghi bài HĐ1: HDHS tìm hiểu chung. – Thể loại của VB? – GV nói thêm: Nghị luận xã hội là bàn về các vấn đề xã hội - chính trị như một tư tưởng đạo lí, một lối sống, một hiện tượng tiêu cực hoặc tích cực của đời sống, một vấn đề thiên nhiên, môi trường, – PTBĐ của văn bản là gì? – Văn bản đề cập đến vấn đề gì hiện nay ở An Giang? – Nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản? – Nêu nhận xét về hệ thống luận điểm và luận cứ vừa trình bày? – GV chiếu sơ đồ (hệ thống luận điểm và luận cứ). Nếu có thời gian yêu cầu HS vẽ bản đồ tư duy. Hđ1: Tìm hiểu chung. à Suy nghĩ. Nghị luận về một vấn đề xã hội. – HS lắng nghe. à Phát biểu: nghị luận. à Phát hiện, trả lời: vấn đề rác thải sinh hoạt ở An Giang hiện nay. à Đại diện tổ thuyết trình (bảng phụ). à HS nhận xét: Luận điểm rõ ràng, chứng cứ cụ thể, giàu tính thuyết phục. – HS quan sát. AG và vấn đề rác Hiện trạng Tổ chức xử lí Tình Tác Nguyên Thu Xử hình hại nhân gom lí rác của thái rác I. Tìm hiểu chung. – Thể loại: nghị luận một vấn đề xã hội. – PTBĐ: nghị luận. – Vấn đề đề cập: vấn đề rác thải sinh hoạt ở An Giang hiện nay. thải sinh hoạt hiện nay Biện pháp TT, Xử GD Tận Tái Định VĐ, lí BV dụng sinh hướng GD hv MT rác rác tương vp TQ thải thải lai HV HS HĐ2: HDHS đọc – hiểu VB. – Hướng dẫn đọc: Đọc rõ ràng, mạch lạc, chú ý phát âm chính xác. – GV đọc 1 đoạn à Gọi 2 HS đọc tiếp. – Thuyết trình: Một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay là gì? Đó là tác thải sinh hoạt. Hiện trạng rác thải của tỉnh ta ra sao? – Tình hình rác thải sinh hoạt ở An Giang như thế nào? – Chúng ta thường thấy rác thải ở những nơi nào? – Rác thải được phân loại thành mấy nhóm? – Tác hại của mỗi nhóm? – GV chốt: + Rác vô cơ: rất lâu mới phân huỷ, mất thẩm mỹ cho MT, dễ gây thương tích, tử vong, hạn chế diện tích, sức sống của thực vật. + Rác hữu cơ: chiếm tỉ lệ cao, dễ ôi, thiu và sản sinh vi khuẩn có hại, nó gây bệnh truyền nhiễm cho người và động vật. + Rác độc hại: ngộ độc, gây tử vong cho người, vật. – Cho HS quan sát hình ảnh sưu tầm qua máy chiếu. – Tóm lại, 3 nhóm rác thải đó có tác hại như thế nào? – Nguyên nhân nào dẫn đến hiện trạng bỏ rác bừa bãi như hiện nay? – GV khuyến khích học sinh nêu thêm những nguyên nhân khác, không nêu ra trong văn bản (Do nhận thức kém, do thói quen) – Hiện nay, mỗi ngày cả tỉnh phát thải bao nhiêu rác sinh hoạt? – Trước thực trạng như vậy, tỉnh ta đã tổ chức thu gom rác bằng tiện nào? – GV cho HS xem hình ảnh. – Rác thải do ban ngành nào thu gom là chủ yếu? – Bình quân mỗi huyện thị xã, có bao nhiêu xe ép rác? – Địa phương còn tổ chức hình thức thu gom rác nào nữa? – Hai hình thức đó có giải quyết hết rác thải ở tỉnh ta không? – Tỉnh ta có bao nhiêu bãi rác chính? Trong đó, có bao nhiêu bãi bị ô nhiễm nặng và không có khả năng chứa rác? – Việc thu gom rác hiện nay đạt khoảng 60%, vậy số rác còn lại sẽ có tác động như thế nào đến môi trường? – GV cho HS xem hình ảnh. – Tỉnh ta xử lí rác bằng cách nào? – Nhận xét về thức xử lí đó? – Nêu một số biện pháp khắc phục. – Từng biện pháp GV chiếu hình ảnh minh họa. – Các hình thức tận dụng và tái sinh rác góp phần vào việc gì? – Văn bản giàu tính thuyết phục nhờ đâu? Hđ2: Đọc – hiểu VB. – 2 HS đọc. – HS lắng nghe. à Trả lời: Là vấn đề nhức nhối của cả Tỉnh. à Nêu: sông, rạch, kênh, mương, chợ, bến xe, bến đò à HS phát hiện: 3 nhóm. à HS suy nghĩ: - Rác vô cơ: gây mất thẫm mỹ, gây thương tích, làm giảm diện tích, suy giảm sự sống của thực vật. - Rác hữu cơ: gây ra vi khuẩn có hại, gây bệnh truyền nhiễm. - Rác độc hại: gây ngộ độc, tử vong. – HS quan sát. à HS phát biểu. - Gây ô nhiễm môi trường. - Ô nhiễm nguồn nước. - Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và muôn loài. à Nêu. à HS trả lời: 1.000 tấn à Kể ra. - Xe ép rác. - Xe đẩy tay. – HS quan sát. à HS trả lời: Do ban công trình công cộng các huyện , thị, Thành phố. à Phát biểu: có khoảng 3-4 xe à Suy nghĩ: công nhân đến từng nhà gom rác, à HS suy nghĩ: không thể giải quyết hết rác thải ở tỉnh ta. à HS trả lời: 11 bãi, 6-7 bãi ô nhiễm nghiêm trọng và không cò khả năng chứa rác à Phát biểu: tác động xấu, lâu dài đến môi trường. – HS quan sát. à Phát hiện và trả lời: chon lắp, đốt, à HS phát biểu: còn quá lạc hậu à Xem văn bản trả lời. – Quan sát. à HS phát biểu: giảm thiểu ô nhiễm và đem lại lợi ích cho MT. à Suy nghĩ và trả lời: nhờ lập luận chặt chẽ, chứng cứ, số liệu cụ thể, xác thực, II. Đọc – hiểu VB. 1. Hiện trạng rác thải. a. Tình hình: Là vấn đề nhức nhối trở thành vấn nạn, gây ô nhiễm môi trường. b. Tác hại: – Rác vô cơ: gây mất thẫm mỹ, gây thương tích, làm giảm diện tích, suy giảm sự sống của thực vật. – Rác hữu cơ: gây ra vi khuẩn có hại, gây bệnh truyền nhiễm. – Rác độc hại: gây ngộ độc, tử vong. à Gây ô nhiễm môi trường, sức khoẻ con người và muôn loài. c. Nguyên nhân. – Do công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục chưa đến nơi đến chốn. – Xử lí vi phạm chưa nghiêm. – Hệ thống thu gom và xử lí rác quá tải, còn lạc hậu 2. Tổ chức xử lý rác thải hiện nay: – Thu gom: + Các xe ép rác. + Các xe đẩy tay. – Xử lí: chôn lấp, đốt, à Lạc hậu, tác động xấu đến môi trường. 3. Biện pháp khắc phục: – Tuyên truyền, vận động, giáo dục. – Xử lí nghiêm vi phạm. – GDHS bảo vệ môi trường, thói quen bỏ rác đúng nơi quy định. – Tận dụng rác thải vào những việc có ích. – Tái chế. – Định hướng tương lai. 4. Nghệ thuật: – Lập luận chặt chẽ. – Chứng cứ, số liệu cụ thể, xác thực, giàu tính thuyết phục. HĐ3: HDHS tổng kết. – GV nêu các câu hỏi: + Việc thải rác ra môi trường xung quanh có tác hại gì? + Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường sống? – Chốt, gọi HS đọc Ghi nhớ. Hđ3: Tổng kết. – HS trả lời. – HS đọc. III. Tổng kết. *Ghi nhớ (SĐP/83). HĐ4: HDHS luyện tập. Câu 1: Tình hình rác thải và xử lí hiện nay nơi trường em? – Các em thường thấy rác tập trung ở những nơi nào trong trường ta? – Rác thải đó từ đâu có? – Đó là những nhóm rác nào? – Các bạn xả rác như vậy thì thế nào? – Rác thải bừa bãi như vậy, có lợi hay có hại? – Khi nhìn thấy rác thải, các em làm gì? – Trường chúng ta xử lí rác bằng cách nào? Em có suy nghĩ gì về cách xử lí ấy? – GV chiếu hình ảnh lò đốt rác của trường cho học sinh xem – Để nơi chúng ta sinh sống học tập, không còn có rác thải bừa bãi, các em cần phải làm gì? Câu 2: Em hãy cho biết công nghệ xử lí rác tiên tiến hiện nay trên thế giới? – Gv chốt và chiếu hình ảnh. – GV gọi HS nhận xét. – GV giới thiệu Công nghệ xử lý PLASA PMG: Ưu điểm của Plasma PGM là không cần xử lý hoặc phân loại rác trước như các phương pháp, công nghệ khác. Phạm vi xử lý rộng giúp công nghệ này có thể xử lý tất cả các loại chất thải y tế và chất thải nguy hại (kể cả các loại bệnh phẩm và chất thải dạng lỏng); xỉ rắn còn lại đã ổn định và không cần xử lý thêm. à Thân thiện với môi trường. Hđ4: Luyện tập. – HS trung thực trình bày. à Phát hiện và trả lời tự do: sân trường, cầu thang, căn-tin, à Tìm nguyên nhân: Do các bạn HS xả rác, à HS kể ra các nhóm rác: rác hữu cơ (đồ ăn thừa,..), rác vô cơ (đồ chơi,), à HS lần lượt phát biểu theo ý cá nhân: mất vẻ mỹ quan trường học, ô nhiễm môi trường, à Phát biểu: có hại. à Trung thực trả lời. à HS trả lời: Thu gom vào lò và đốt, cách xử lí đang lạc hậu – HS quan sát. à Suy nghĩ và trình bày: Cần có thói quen không xả rác bừa bãi, vận động mọi người không nên xã rác bừa bãi, nên bỏ rác đúng nơi quy định, – HS nêu công nghê xử lí rác tiên tiến hiện nay trên thế giới. – HS quan sát. – HS lắng nghe. IV. Luyện tập. 1. Tình hình rác thải và xử lí hiện nay nơi trường em. 2. Công nghệ xử lí rác thải tiên tiến hiện nay trên thế giới. 3. “Rác sinh hoạt có mặt ở khắp mọi nơi, từ sân trường đến nhà ở, từ chợ đến đường đi,... gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người, muôn loài”. Em hãy nêu ý kiến về vấn đề trên. * MB: – Bộ mặt đô thị là một trong những phạm vi phản ánh rõ nét sự phát triển của thành phố, của xã hội. Những phát triển đó, có sự góp phần quan trọng của một môi trường thông thoáng, mỹ quan. – Ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường của một số đông người hiện nay chưa cao, vẫn còn hiện tượng vứt rác bừa bãi, – Những hiện tượng tiêu cực đó gợi cho chúng ta suy nghĩ gì? * TB: 1. Những biểu hiện của hiện tượng: Nêu ra các biểu hiện của rác thải nơi công cộng như: đường phố, công viên, bờ hồ, đi tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,.... 2. Phân tích – đánh giá nguyên nhân: – Lối sống ích kỉ cá nhân. – Thói quen xấu tai hại. – Không nhận thức hành vi tệ hại của mình và hành vi tốt của người khác trong đời sống để tự so sánh và học hỏi. – Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn thấp kém. – Các cấp chính quyền chưa có kế hoạch xây dựng các khu chứa rác tập trung, chưa trang bị các thùng chứa rác nơi công cộng 3. Hậu quả của sự việc hiện tương: – Mất vẻ mỹ quan đô thị, làm xấu hình ảnh Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. – Ô nhiễm môi trường nước, không khí, làm chết các sinh vật có lợi, gây ra các bệnh về đường hô hấp, bệnh tiêu hóa (dẫn chứng) – Tốn kém nhiều trong việc thuê người dọn dẹp khác khu di tích, đường phố, công viên. 4. Biện pháp Nêu phương hướng nhận thức đúng đắn để tạo ra hành động đúng: – Lên án các hiện tượng bỏ rác bừa bãi. – Xóa bỏ triệt để hiện tượng vứt rác không đúng nơi qui định. – Đề nghị xử phạt và có biện pháp mạnh. – Thành đội, đội kiểm tra vệ sinh có kết hợp với công tác vệ sinh phòng bệnh. – Khen ngợi những gia đình chấp hành tốt. – Ở mỗi nhà, phường, khóm, ấp đều có thùng đựng rác. Yêu cầu thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường đưa đến hiệu quả: – Giảm bớt môi trường sinh sản của các loại côn trùng để tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe. – Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống. – Tạo một môi trường thông thoáng, hình thành vẽ mỹ quan đô thị. * KB: – Khẳng định vấn đề: ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng là yêu cầu bức thiết hiện nay. – Tăng cường ý thức giáo dục vệ sinh phòng bệnh, ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh. – Liên hệ bản thân: Nâng cao trách nhiệm đối với cộng đồng. IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1. Củng cố: – Rác thải sinh hoạt thải ra ngoài bừa bãi có tác hại gì? – Qua tiết học này, các em có hành động cụ thể gì để góp phần bảo vệ môi trường? 2. Dặn dò: – Học bài. Nắm được: + Tác hại của rác đối với môi trường sống hiện nay. + Bố cục của một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. – Chuẩn bị bài mới: “Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lôgíc)”.
File đính kèm:
- CTDP_An_Giang_va_van_de_rac_thai_sinh_hoat_hien_nay.doc