Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 105+106: Văn bản Thuế máu - Minh Trí

 HS suy nghĩ, trả lời (Cách đặt tên “Thuế máu” là nhằm bộc lộ trực tiếp quan điểm phê phán, tố cáo của tác giả trước thủ đoạn bóc lột tàn nhẫn của chế độ thực dân ở các nước thuộc địa: Biến người dân nới đây thành vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.)

 HS trả lời (Văn bản nghị luận).

 Có 3 luận điểm

(1) Chiến tranh và người bản xứ.

(2) Chế độ lính tình nguyện.

(3) Kết quả của sự hi sinh.

 HS suy nghĩ, trả lời.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 105+106: Văn bản Thuế máu - Minh Trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Tiết 105, 106
VĂN BẢN:
Thuế máu
(Trích Bản án chế độ thực dân Pháp)
– Nguyễn Ái Quốc –
I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
– Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.
– Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc.
2. Kĩ năng: 
– Đọc - hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.
– Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận .
3. Thái độ: 
– Yêu thích môn học, tích cực xây dựng bài.
– Yêu thương nhân dân bị áp bức và căm phẫn trước tội ác của giặc.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK.
2. Học sinh: Bài mới, bài cũ, SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS. 
3. Bài mới: Những năm 20 của thế kỷ XX là thời kỳ hoạt động sôi nổi của người thanh niên yêu nước, người chiến sĩ cộng sản kiên cường Nguyễn Ai Quốc. Trong những hoạt động cách mạng ấy có sáng tác văn chương nhằm vạch trần bộ mặt kẻ thù, nói lên nổi khổ nhục của những người dân bị áp bức, kêu gọi nhân dân thuộc địa đoàn kết đấu tranh. “Thuế máu” là chương đầu tiên của “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Ở chương này, tác giả tập trung vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa, các thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân Pháp trong việc dùng người dân nước thuộc địa làm vật hy sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh thảm khốc. Lợi dụng xương máu của những con người nghèo khổ – đó là một trong những tội ác ghê tởm nhất của thực dân đế quốc.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ND ghi bài
Hđ1: Tìm hiểu chung.
– Gọi HS đọc Phân Chú thích ó.
– GV nhắc lại đôi nét về chủ tịch HCM: HCM (1890 – 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng VN. Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. HCM còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn.
– Hỏi: Nguyễn Ái Quốc là tên gọi của ai? Trong thời gian nào?
– Hỏi: VB có xuất xứ từ đâu?
– Gọi HS đọc VB.
– Gọi HS đọc từ khó.
Hđ1: Tìm hiểu chung.
– HS đọc.
– HS lắng nghe, ghi nhận.
Ò HS suy nghĩ, trả lời.
Ò HS trả lời.
– HS đọc.
– HS đọc.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
– Hồ Chí Minh (Sgk Ngữ Văn 7, tập 1, trang 141).
– Nguyễn Ái Quốc là một trong những tên gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ hoạt động cách mạng trước 1945.
2. Tác phẩm.
– “Thuế máu” là chương đầu của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân pháp” của Nguyễn Ái Quốc.
Hđ2: Đọc – hiểu VB.
– Hỏi: Em có suy nghĩ gì về cách tác giả đặt tên cho văn bản là “Thuế máu” ?
– Hỏi: Cho biết “Thuế máu” thuộc kiểu văn bản nào?
– Hỏi: Luận đề “Thuế máu” được triển khai bằng hệ thống luận điểm nào?
– Hỏi: Trước chiến tranh những người dân được thực dân Pháp xem là gì? Họ bị đối xử như thế nào?
– Hỏi: Khi chiến tranh nổ ra thì thực dân Pháp có thái độ như thế nào đối với người dân thuộc địa?
– Hỏi: Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được tác giả miêu tả như thế nào? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó.
– Hỏi: Em hãy nêu những thủ đoạn mánh khóe bắt lính của chúng.
– Hỏi: Khi nhắc lại lời bịp bợm của bọn thực dân, tác giả đã sử dụng biện pháp gì?
– GV chốt: Để bắt người dân bản xứ làm vật hy sinh TD Pháp dùng những mánh khóe:
+ Bắt lính: lúng ráp, vây bắt, và cưỡng bức.
+ Dọa nạt, trói, xích, nhốt người như xúc vật, đàn áp dã man.
+ Chính quyền thực dân rêu rao: Lòng tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa, lời tuyên bố của toàn quyền Đông Dương bộc lộ rõ hơn sự trơ trẽn của thực dân Pháp
– Hỏi: Kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa như thế nào? Khi chién tranh kết thúc bản chất của bon cầm quyền bộc lộ như thế nào?
– Tìm những chi tiết chứng minh điều đó.
– GV chốt: Khi chiến tranh kết thúc các lờ hứa im bặt, những người dân thuộc địa trước đây được tâng bốc mặc nhiên trở lại “giống người hèn hạ”. Bộ mặt tráo trở tàn nhẫn của bọn thực dân lại được bộc lộ trắng trợn khi tước đoạt hết của cái mà người lính thuộc địa mua được, đánh đập họ vô cớ, đối xử với họ thô bỉ như đối súc vật...
Hđ2: Đọc – hiểu VB.
Ò HS suy nghĩ, trả lời (Cách đặt tên “Thuế máu” là nhằm bộc lộ trực tiếp quan điểm phê phán, tố cáo của tác giả trước thủ đoạn bóc lột tàn nhẫn của chế độ thực dân ở các nước thuộc địa: Biến người dân nới đây thành vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.)
Ò HS trả lời (Văn bản nghị luận).
Ò Có 3 luận điểm
(1) Chiến tranh và người bản xứ.
(2) Chế độ lính tình nguyện.
(3) Kết quả của sự hi sinh.
Ò HS suy nghĩ, trả lời.
Ò HS suy nghĩ, trả lời.
Ò HS suy nghĩ, tìm ý, trả lời.
Ò HS suy nghĩ, tìm ý, trả lời.
Ò HS suy nghĩ, trả lời.
Ò
Ò HS lắng nghe.
Ò HS dựa vào văn bản trả lời.
Ò HS đọc sách, trả lời.
Ò HS lắng nghe.
II. Đọc – hiểu VB.
1. Chiến tranh và “người bản xứ”.
– Trước chiến tranh, họ bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử đánh đập như súc vật.
– Chiến tranh xảy ra họ được tăng bóc vỗ về, phong cho những danh hiệu cao quý.
– Chiến tranh kết thúc họ lại trở về thân phận nô lệ với số phận thảm thương:
+ Xa lìa gia đình, quê hương.
+ Đem mạng sống mà đánh đổi lấy những dinh dự hão huyền.
+ Bị biến thành vật hy sinh.
+ Ở lại phục dịch, bị cướp bóc, bị đối xử bất công.
Ò Thủ đoạn mánh khóe nhan hiểm, tráo trở, lừa bịp, bỉ ổi của chính quyền thực dân Pháp đối với người bản xứ.
– Bố cục theo trình tự thời gian à bản chất thực dân Pháp à số phận thảm thương của người bản xứ.
2. Chế độ lính tình nguyện.
– Dùng nhiều thủ đoạn mánh khóe bắt lính.
– Lời lẽ bịp bợm.
Ò Bằng giọng điệu giỡn cợt các lời tuyên bố của TD Pháp, tác giả phản bác lại bằng thực tế hùng hồn.
3. Kết quả của sự hi sinh.
– Chiến tranh kết thúc, bản chất của bọn cầm quyền bộc lộ rõ:
+ Xem người dân thuộc địa là những giống người hèn hạ.
+ Bộ mặt tráo trở tàn nhẫn thật trắng trợn.
+ Đầu độc cả dân tộc à thật bỉ ổi qua việc cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện cho thương binh, vợ tử sĩ Pháp.
Ò Số phận của người thuộc địa: Đáng thương, khốn khổ, bị lừa dối, bị áp bức, bị đẩy vào tình cảnh cùng quẩn, họ là nạn nhân của thực dân Pháp.
4. Nghệ thuật.
– Có tư liệu phong phú, xác thực, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.
– Thể hiện giọng điệu đanh thép.
– Sử dụng ngòi bút trào phúng sâu sắc, giọng điệu mỉa mai.
5. Ý nghĩa VB: Văn bản có ý nghĩa như một “bản án” tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân thực địa vào lò lửa chiến tranh.
Hđ3: Tổng kết.
Gọi HS đọc Ghi nhớ.
Hđ3: Tổng kết.
HS đọc.
III. Tổng kết.
*Ghi nhớ (Sgk/92)
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: 
– Em hiểu như thế nào về nhan đề “Thuế máu”?
– Để cạch trần bộ mặt tàn nhẫn của bọn thực dân tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
– Em hãy phân tích thái độ của bọn thực dân trước và sau khi xảy ra chiến tranh.
2. Dặn dò: 
	– Học lại bài.
	– Soạn bài: “CTĐP: Thuyết minh thắng cảnh, di tích lịch sử địa phương AG; Đọc thêm: Rừng tràm Trà Sư, Búng Bình Thiên.”

File đính kèm:

  • docBai_26_Thue_mau.doc