Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 101: Bàn luận về phép học
Hướng h/s chú ý phần chú thích trang 77 - SGK.
H: Giới thiệu đôi nét về tác giả?
=> giới thiệu thái độ cầu hiền tài, trọng nghĩa sĩ của vua Quang Trung.
H: Văn bản có xuất xứ như thế nào?
H: Xác định thể loại và đặc điểm chính của nó?
=> giúp h/s phân biệt với “tấu hài” trên sân khấu hiện đại.
Hướng dẫn h/s đọc: giọng chân tình, bày tỏ thiệt hơn, tự tin, khiêm tốn.
Gọi h/s đọc văn.
Gv uốn nắn.
Tuần Tiết TÊN BÀI HỌC Ngày soạn Ngày dạy 27 101 BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC NGUYỄN THIẾP I/. Mục tiêu cần đạt: Giúp h/sinh: 1. Kiến thức : - Hiểu và cảm nhận được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật: bàn luận về vấn đề có ý nghĩa xã hội lớn lao (việc học) và cách lập luận chặt chẽ. - Bước đầu nắm rõ đặc điểm chính của thể tấu. - Hiểu được quan điểm tiến bộ khi bàn về mục đích và tác dụng của việc học. 2. Kỹ năng : - Đọc hiểu văn bản theo thể tấu. - Nhận biết cách trình bày luận điểm trong văn bản diễn dịch và quy nạp , cách sắp xếp và trình bày luận điểm 3. Thái độ : Ý thức vai trò của việc học II/. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ. Học sinh: SGK, STK, soạn bài. III. Phương pháp : Vấn đáp , gợi mở IV. Các hoạt động dạy và học Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số , tác phong học sinh Lớp Tổng số Vắng Tên học sinh vắng 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi Đáp Điểm H: Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận ta cần chú ý gì? Kiểm tra việc làm bài tập về nhà. Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần chú ý: - Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn diễn dịch) hay cuối cùng (đối với đoạn quy nạp). - Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trật tự hợp lý để làm nổi bật luận điểm. - Diễn đạt trong sáng hướng dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục. 7 3 3. Bài mới: (Từ thể chiếu, hịch, cáo giúp học sinh phân biệt người dùng thể tấu sẽ học cụ thể qua văn bản mới). Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung Hướng h/s chú ý phần chú thích trang 77 - SGK. H: Giới thiệu đôi nét về tác giả? => giới thiệu thái độ cầu hiền tài, trọng nghĩa sĩ của vua Quang Trung. H: Văn bản có xuất xứ như thế nào? H: Xác định thể loại và đặc điểm chính của nó? => giúp h/s phân biệt với “tấu hài” trên sân khấu hiện đại. Hướng dẫn h/s đọc: giọng chân tình, bày tỏ thiệt hơn, tự tin, khiêm tốn. Gọi h/s đọc văn. Gv uốn nắn. -> quan sát -> năm sinh, năm mất, quê quán. -> học rộng, biết nhiều, đỗ làm quan triều Hậu Lê, từ quan về dạy học, được vua Quang Trung mời nhiều lần và giúp vua Quang Trung xây dựng đất nước về chính trị. -> nêu thời gian, lý do, người viết. -> hình thức, người sử dụng, nội dung... -> tấu hài mang yếu tố gây cười; dùng để biểu diễn trước công chúng bằng hình thức kể chuyện.... -> đọc văn bản theo hướng dẫn của Gv. I. Giới thiệu: 1. Tác giả: - Nguyễn Thiếp (1723 - 1804), quê ở Hà Tĩnh. - Là người có tài năng và phẩm chất cao đẹp. - Có công giúp vua Quang Trung xây dựng đất nước về mặt chính trị. 2. Văn bản: a. Xuất xứ: Trích từ bài tấu gởi vua Quang Trung (8-1791). b. Thể loại: “Tấu” là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gởi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị, được viết bằng văn xuôi, văn vần/văn biền ngẫu. Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản H: Mở đầu văn bản, tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học? Mục đích đó là gì? H: Để trình bày mục đích đó, tác giả đã sử dụng yếu tố nghệ thuật nào? Có tác dụng ra sao? => chuyển ý: tác giả đưa ra giải pháp nào? Cho h/s thảo luận nhóm. Nhóm 1: Tác giả trình bày nội dung gì trong đoạn trích còn lại? Nhóm 2: Theo tác giả, học như thế nào là không nên? Vì sao? Nhóm 3: Vậy tác giả đã trình bày phép học như thế nào? Nhóm 4: Từ thực tế của bản thân, em thấy cách học nào là tốt nhất? Vì sao? (Gợi ý: N2: Theo em học hình thức và cầu danh lợi là như thế nào? Học như thế có ảnh hưởng gì? Cho ví dụ trong thực tế về lối học lệch. N3: Để khuyến khích việc học, tác giả khuyên vu Quang Trung thực hiện chính sách gì? H: Nguyễn Thiếp trình bày cách học như thế nào là đúng? H: Tác giả đã vạch kết quả của phép học đó là gì? H: Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? Gv cho các bảng phụ rời ghi nội dung sau và yêu cầu h/s dán vào bảng phụ lớn phù hợp vị trí: 1. Mục đích chân chính của việc học. 2. Phê phán lối học lệch lạc, sai trái. 3. Khẳng định quan điểm, phương pháp học đúng đắn. 4. Tác dụng của việc học chân chính. -> học để làm người, học để biết cách đối xử trong giao tiếp. -> châm ngôn. -> hình ảnh so sánh. -> làm tăng tính thuyết phục. -> thảo luận nhóm theo yêu cầu, trình bày kết quả lên bảng. - bàn về những lối học: ± tốt. - học hình thức - học cầu danh -> học có phương pháp, việc học phải phổ biến. -> nêu ý kiến của mình. -> học vẹt, học không hiểu. -> học để có tiếng, có lợi lộc. -> người tài nghèo không được phát huy. -> kẻ có tiền ngu dốt sẽ chạy chọt. -> mở trường học rộng khắp, thay đổi phương pháp học. -> học từ căn bản. -> tiến trình học. -> học như thế nào? -> học kết hợp với gì? -> đất nước có nhiều nhân tài được phát huy, xã hội phồn thịnh... -> từ luận cứ phụ -> luận cứ chính. => trình bày luận điểm mang tính thuyết phục cao, vấn đề được sáng tỏ. -> cá nhân suy nghĩ và hoạt động. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Mục đích chân chính của việc học: - Châm ngôn “Ngọc không mài, không thành đồ vật”. - So sánh “Ngọc không mài” - “Người không học”. => thuyết phục người nghe về mục đích chân chính của việc học là học để làm người. 2. Phương pháp học và tác dụng của nó: a. Phương pháp học lệch lạch, sai trái: - Học hình thức. - Học để cầu danh lợi. => Hậu quả “Chúa tầm thường, thần nịnh hót, người hiền tài bị ghét bỏ, dẫn đến nước mất nhà tan. b. Phương pháp học đúng đắn: - Việc học phải phổ biến phạm vi và đối tượng. - Phương pháp học: + Học từ thấp lên cao. + Học kiến thức căn bản. + Học rộng, hiểu sâu, nắm vững vấn đề, biết tóm gọn. + Học kết hợp với làm. => Tác dụng: Đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh. II. Tổng kết: Với cách lập luận chặt chẽ, bài “Bàn luận về phép học” giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức; góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp học rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành. 4. Củng cố: Hoàn thành sơ đồ lập luận: Mục đích chân chính của việc học Phê phán những lệch lạc, sai trái Khẳng định quan điểm, phương pháp đúng đắn Tác dụng của việc học chân chính 5. Dặn dò: - Học bài. - Chuẩn bị: “Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm”. RÚT KINH NGHIỆM : .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. MONG NHẬN ĐƯỢC GÓP Ý CỦA QUÝ THẦY CÔ TRỌN BỘ NGỮ VĂN 6.7.8.9 ĐÚNG CHUẨN VÀ NHIỀU TÀI LIỆU KHÁC ? ======= Liên hệ 0987450689
File đính kèm:
- ban luan ve phep hoc.docx