Giáo án Ngữ văn 8 - Tiếng việt: Hội thoại - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Kim Anh

Gv: Mời hs đọc đoạn trích, phân vai: một hs đọc lượt thoại của cô Hồng, một hs đọc lời dẫn truyện và lượt thoại của nhân vật tôi

Hs: đọc diễn cảm đoạn trích.

Gv lần lượt đặt câu hỏi, hướng dẫn hs trả lời:

- Quan hệ giữa các nhân vật tham gia trong đoạn hội thoại là quan hệ gì?

Hs trả lời

- Ai ở vai trên, ai là vai dưới?

Hs trả lời

- Cách xử xự của người cô có gì đáng chê trách?

Hs trả lời

Gv giải thích, bổ sung: bởi vì nếu là quan hệ ruột thịt thì phải yêu thương, đùm bọc nhau, nhưng bà cô lại không yêu thương cháu mình.

- Tìm những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép. Giải thích vì sao Hồng là như vậy?

Gv đúc kết kiến thức:

Gv lấy dẫn chứng từ các mối quan hệ hàng ngày:

-Quan hệ trên dưới: theo thứ bậc trong gia đình: các em là con trong gia đình phải thưa gửi, dạ, vâng ông bà, cha mẹ. Theo thứ bậc trong xã hội thì các em cũng phải nhận biết được vai xã hội của mình. Nói chuyện với thầy cô giáo thì phải lễ phép, xưng em, trò với cô

-Quan hệ thân sơ thường là bạn bè thì xưng hô, tôi, tớ, cậu, mình .

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiếng việt: Hội thoại - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Kim Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/3/2016
Tiết: 
TIẾNG VIỆT: HỘI THOẠI
Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nắm được khái niệm về vai xã hôi, lượt lời để vận dụng hiểu biết đó vào quá trình hội thoại nhằm đạt hiểu quả cao hơn trong giao tiếp.
2. Kỹ năng:
- Xác định được các lượt lời trong hội thoại
3. Thái độ:
- Biết tôn trọng lượt lời của mọi người trong cuộc thoại, giao tiếp có văn hóa
4.Định hướng :
PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp : giảng giải, bình luận, phân tích, vấn đáp, đọc diễn cảm
2. Kỹ thuật :
3. Tích hợp : 
III.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: Soạn bài
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:...
2. Bài mới: 
Gv tạo tình huống: mời một Hs trong lớp đứng lên và trò chuyện với Hs đó. Như vậy cô và bạn A vừa có một đoạn hội thoại, hội thoại là hình thức giao tiếp phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, sử dụng lời nói, cử chỉ để trao đổi thông tin giữa mọi người với nhau. Hội thoại diễn ra khi có hai người nói luân phiên nhau trở lên. Khi tham gia hội thoại, mỗi người đều nhận một vai, người ta gọi đó là vai xã hội. Vậy cô thuộc vai gì? Bạn A thuộc vai gì?, các vai đó dựa vào mối quan hệ nào? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi đó.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm vai xã hội trong hội thoại
Gv: Mời hs đọc đoạn trích, phân vai: một hs đọc lượt thoại của cô Hồng, một hs đọc lời dẫn truyện và lượt thoại của nhân vật tôi
Hs: đọc diễn cảm đoạn trích.
Gv lần lượt đặt câu hỏi, hướng dẫn hs trả lời:
- Quan hệ giữa các nhân vật tham gia trong đoạn hội thoại là quan hệ gì?
Hs trả lời
- Ai ở vai trên, ai là vai dưới?
Hs trả lời
- Cách xử xự của người cô có gì đáng chê trách?
Hs trả lời
Gv giải thích, bổ sung: bởi vì nếu là quan hệ ruột thịt thì phải yêu thương, đùm bọc nhau, nhưng bà cô lại không yêu thương cháu mình.
- Tìm những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép. Giải thích vì sao Hồng là như vậy?
Gv đúc kết kiến thức:
Gv lấy dẫn chứng từ các mối quan hệ hàng ngày:
-Quan hệ trên dưới: theo thứ bậc trong gia đình: các em là con trong gia đình phải thưa gửi, dạ, vâng ông bà, cha mẹ. Theo thứ bậc trong xã hội thì các em cũng phải nhận biết được vai xã hội của mình. Nói chuyện với thầy cô giáo thì phải lễ phép, xưng em, trò với cô
-Quan hệ thân sơ thường là bạn bè thì xưng hô, tôi, tớ, cậu, mình.
Gv đọc một số mẫu hội thoại, cho hs nhận biết, chỉ ra các vai xã hội.
Vd đoạn trong tác phẩm “Tức nước vỡ bờ”, “Chiếc lá cuối cùng”
Gv mời Hs đọc ghi nhớ.
HĐ2: Lần lượt hướng dẫn hs giải các bài tập
BT1: Các em mở lại văn bản “hịch tướng sĩ”, đọc những đoạn có các chi tiết thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc, vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn.
BT2: Gọi hs đọc đoạn trích và lần lượt trả lời câu hỏi a,b,c
BT3: Chia nhóm, mỗi nhóm 4 hs, làm việc trong vòng 7 phút) cùng thuật lại một cuộc trò chuyện mà em được đọc, chứng kiến hoặc tham gia. Phân tích vai xã hội của người tham gia cuộc thoại, cách đối xử của họ với nhau thể hiện qua lời thoại, cử chỉ
I.Vai xã hội trong hội thoại
1. Ví dụ
- Bà cô:
- Bé Hồng:
=> - Quan hệ giữa hai nhân vật tham gia đoạn hội thoại là quan hệ gia tộc. Người cô của bé Hồng là người ở vai trên, bé Hồng vai dưới.
- Cách ứng xử của người cô là rất xấu. Với quan hệ ruột thịt: nó không phù hợp. Với quan hệ tuổi tác: nó cũng không đúng mực.
- Các chi tiết :
+ “Nhận ra những ý nghĩa cay độc ..tôi cúi đầu không đáp.”
+ “Tôi lại im ặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi đã cay cay.”
+ “Cô tôi chưa dứt câu, ra tiếng.”
Bé Hồng phải kìm nén sự bất bình vì cậu là vai dưới, cậu phải có bổn phận tôn trọng vai trên (người đang đối thoại với mình).
2. Nhận xét
Vai xã hội là 
Vai xã hội được xác định bằng
Khi thgia hội thoại, mỗi người cần:
xác định được vai của mình trong khi xưng hô, thể hiện bản thân mình là người có văn hóa, có trình độ, lịch thiệp, tôn trọng người nghe.
Ghi nhớ sgk
II. Luyện tập
1. Những chi tiết thể hiện thái độ nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn: chú ý đoạn tác giả chỉ ra lỗi làm của tướng sĩ, chê trách tướng sĩ.
- Những chi tiết thể hiện thái độ khoan dung của Trần Quốc Tuấn: đoạn tác giả phân tích khuyên bảo tướng sĩ.
2.Vai xã hội
a.- Xét về địa vị: vai trên: ông giáo,v ai dưới: lão Hạc
-Xét về tuổi tác: vai trên: Lão Hạc,vai dưới: ông giáo
b.Chi tiết trong lời thoại: ông giáo gọi Lão Hạc là “cụ”, xưng hô “ông con mình”
Chi tiết miêu tả: ông giáo luộc khoai, nấu nước chè mời lão Hạc.
c.Chi tiết lời thoại: “vâng,dạy phải”
Chi tiết miêu tả: “lãocười đưa đà”, “tiếng cười gượng”.
3.
3. Củng cố
- Làm bài tập thực hành.
4. Hướng dẫn về nhà
- HS về nhà làm bài tập, nắm được vai xã hội trong giao tiếp của mình.
V.RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

File đính kèm:

  • docHoi_thoai_Ngu_van_8.doc