Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 31

- Nhưng chỉ cần phó may lý luận rất liều và vớ vẩn rằng những nhà quý phái đều may hoa ngược như vậy là ông đã tin ngay, đã rút lui ý kiến của mình ngay.

=> Điều này lại chứng tỏ sự kém hiểu biết, nhưng lại thích danh giá ,sang trọng, học đòi của ông Giuốc- đanh khiến ông đễ bị qua mặt, dễ bị lừa.

- Kịch tính gây cười của cảnh này là ở chỗ:

 + Ông giuốc- đanh từ chỗ khó tính, khe khắt, chủ động của ông chủ có tiền tự nhiên trở thành bị độngtrước sự ma mãnh của tay phó may lọc lõi.

 + Còn phó may, vốn chẳng tử tế gì, chỉ khéo léo mồm miệng đưa đẩy. May hoa ngược trên áo của chủ, có thể vì y vụng về, dốt nát, hoặc do sơ xuất, cũng có thể y cố tình để trêu đùa ông chủ ngu ngơ? nhưng dù kiểu gì thì y cũng nhanh chóng chuyển từ thế bị động sang thế chủ động, vừa không phải làm lại mà lại không bị trách phạt mà còn làm cho ông chủ lúng túng. Khiến cho ông Giuốc- đanh tưởng rằng may hoa ngược là mốt là sang!

 

doc15 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tác giả, tác phẩm.
 Mô- li- e (1622- 1673) ông là nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp. 
Ông chuyên viết về hài kịch, diễn hài kịch- những vở kịch gây ra tiếng cười vui tươI, lành mạnh hoặc châm biếm những thói hư tật xấu của con người trong xã hội Pháp đương thời. 
- Các tác phẩm nổi tiếng: “Lão hà tiện”; “Đông giuăng”; “Kẻ gét đời”; “Trương học làm vợ”…
- “Trưởng giả học làm sang” là vở hài kịch 5 hồi chế giễu Giuốc- đanh, lão nhà giàu ngu dốt nhưng lại tấp tểnh học đòi làm sang, làm quí tộc.
- Đoạn trích cảnh 5- cảnh cuối, hồi 2: Ông giuốc- đanh thử mặc lễ phục trong phòng khách nhà mình.
 * Từ khó: 
- Trưởng giả: nhà giàu, nhà tư sản, giàu có nhờ làm ăn buôn bán.
Phân biệt với: 
 + Địa chủ: Giàu có nhờ nhiều ruộng đất 
 + Quí tộc: dòng họ quyền quí, cao sang(được vua, chúa phong chức tước). 
 3. Thể loại: 
 - Hài kịch: (kịch vui, kịch cười) là một thể loại kịch, trong đó tính cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài, nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch, cái lỗi thời để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã hội. Hài kịch thể hiện đối lập với bi kịch. Hài kịch kết thúc nhất thiết phải có hậu, vui vẻ. 
- Hài kịch của Mô- li- e nói chung, vở kịch “Trưởng giả học làm sang” nói riêng, được coi là mẫu mực của thể loại hài kịch cổ điển. Nói cụ thể hơnvề thể loại: đây là vũ khúc hài kịch vì tron vở kịch này có xen các màn ca múa. 
 4. Bố cục: Đoạn trích gồm hai cảnh
 a. Ông Giuốc- đanh và phó may.
 b. Ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ. 
* Nhận xét: Tuy ở hai cảnh nhưng vẫn chỉ có lời đối thoại của ông Giuốc- đanh với hai nhân vật phó may và thợ phụ, nhưng nhìn chung toàn sân khấu, có cả sự theo dõi của các nhân vật khác, có âm nhạc phụ hoạ khiến cho cảnh hai sôiđộng, vui vẻ, náo nhiệt hơn. 
II. Phân tích văn bản.
 * Diễn biến hành động kịch. 
- Câu chuyện diễn ra tại phòng khách của gia đình ông Giuốc- đanh: 
 + Ông Giuốc- đanh một người giàu có chạc trên 40 tuổi;
 + Bác phó may, thợ phụ mang lễ phục đến cho ông Giuốc- đanh.
- Lớp kịch chia làm 2 cảnh: 
 + Cảnh 1: Những lời thoại của ông Giuốc- đanh với bác phó may; 
 + Cảnh 2: Đây là cảnh sôi động hơn; thêm nhân vật thợ phụ làm cho cảnh trở nên nhộn nhịp hơn. 
4. Củng cố:
- Em được biết gì về vở hài kịch: “Trưởng giả học làm sang”? 
- Em hình dung cảnh sân khấu như thế nào? 
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài, trả lời những câu hỏi sgk; 
- Tìm hiểu chi tiết đoạn trích. 
Tiết 118
Soạn: 21/ 3/ 2011
Giảng: 30/ 3/ 2011
ông giuốc-đanh mặc lễ phục
(Trích “Trưởng giả học làm sang” ) 
 Mô- li- e.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hình dung được lớp kịch này trên sân khấu; hiểu được Mô- li- e là nhà soạn kịch tài ba, ông đã xây dựng lớp kịch hết sức sinh động khắc hoạ được tính cách lố lăng của một tay trưởng giảhọc làm sang và gây tiếng cười sảng khoái.
- Luyện kỹ năng đọc kịch bản văn học theo kiểu phân vai, tìm hiểu tín cách nhân vật hài kịchqua lời nói, hành động và mâu thuẫn kịch. 
B. Chuẩn bị : 
- Giáo viên: Sưu tầm tranh, ảnh chân dung Mô- li –e và toàn văn kịch bản “Trưởng giả học làm sang”
- Học sinh: Đọc và tìm hiểu văn bản 
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
- Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Mô- li- e và vở hài kịch: “Trưởng giả học làm sang” 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Câu chuyện diễn ra tại phòng khách của gia đình ông Giuốc- đanh: 
 + Ông Giuốc- đanh một người giàu có chạc trên 40 tuổi;
 + Bác phó may, thợ phụ mang lễ phục đến cho ông Giuốc- đanh.
Hai cảnh của lớp kịch này diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua phần phân tích văn bản 
Ông Giuốc- đanh và bac phó may trò chuỵện với nhau xung quanh vấn đề gì? Sự việc nào là chủ yếu? 
Ông Giuốc- đanh phát hiện ra điều gì trên bộ quần áo mới may? 
Việc ông phát hiện ra hoa may ngược chớng tỏ điều gì trong nhận thức của ông? 
Nhưng tại sao ông lại dễ dàng thay đổi ý kiến? 
Qua đây lại chứng minh thêm điều gì về tính cách của ông? 
Kịch tính gây cười ở đoạn này thể hiện ở chỗ nào? 
Ông Giuốc- đanh còin phát hiện ra điều gì nữa? Thái độ của ông như thế nào? 
Lần này phó may đối phó ra sao? 
Hành động này của nhân vật phó may có tác dụng gì trong sự phát triển câu chuyện? 
Em hình dung cảnh thứ hai diễn ra trong khung cảnh như thế nào? 
Những tay thợ phụ gọi ông Giuốc- đanh như thế nào? 
 Khi nghe chúng gọi mình là “ông lớn” phản ứng của ông ra sao? 
Bọn thợ phụ đã dừng lại ở đây chưa? Chúng con tiếp tục moi tiền của ông bằng cách nào? 
Ông Giuốc- đanh có bằng lòng với sự tâng bốc quá đáng đó không? biểu hiện của ông ra sao? 
Câu thoại của Giuốc- đanh: “Lại đức ông nữa! Hà hà!Hà hà! Các chú hãy đợi tý, đừng vội đi. Ta đã là đức ông kia mà(nói riêng) Của đáng tội nếu nó tôn lên bậc tướng công, thì nó sẽ được cả túi tiền mất. Đây nữa này, thưởng cho chú về tiếng đức ông đấy nhé” 
Đoạn trích cho chúng ta thấy được điều gì?
Đặc sắc nghệ thuật của đoạn kịch?
II. Phân tích văn bản. 
 * Diễn biến hành động kịch. 
 1. Cảnh 1: Ông Giuốc- đanh và bác phó may. 
- Cuộc đối thoại giữa hai người xoay quanh những sự việc: đôi bít tất chật, bộ tóc giả, lông đính mũ, đặc biệt là bộ lễ phục- niềm quan tâm duy nhất của ông Giuốc- đanh hiện nay.
- Ông Giuốc- đanh phát hiện ra hoa may ngược trên áo của ông.
 => Việc ông Giuốc- đanh phát hiện hoa may ngược, chứng tỏ ông chưa phải đã mất hết tỉnh táo.
- Nhưng chỉ cần phó may lý luận rất liều và vớ vẩn rằng những nhà quý phái đều may hoa ngược như vậy là ông đã tin ngay, đã rút lui ý kiến của mình ngay.
=> Điều này lại chứng tỏ sự kém hiểu biết, nhưng lại thích danh giá ,sang trọng, học đòi của ông Giuốc- đanh khiến ông đễ bị qua mặt, dễ bị lừa. 
- Kịch tính gây cười của cảnh này là ở chỗ:
 + Ông giuốc- đanh từ chỗ khó tính, khe khắt, chủ động của ông chủ có tiền tự nhiên trở thành bị độngtrước sự ma mãnh của tay phó may lọc lõi.
 + Còn phó may, vốn chẳng tử tế gì, chỉ khéo léo mồm miệng đưa đẩy. May hoa ngược trên áo của chủ, có thể vì y vụng về, dốt nát, hoặc do sơ xuất, cũng có thể y cố tình để trêu đùa ông chủ ngu ngơ? nhưng dù kiểu gì thì y cũng nhanh chóng chuyển từ thế bị động sang thế chủ động, vừa không phải làm lại mà lại không bị trách phạt mà còn làm cho ông chủ lúng túng. Khiến cho ông Giuốc- đanh tưởng rằng may hoa ngược là mốt là sang! 
=> Tiếng cười bật ra từ đây, trước sự ngớ ngẩn háo danh và ngu ngốc của Giuốc- đanh. 
- Ông Giuốc- đanh lại phát hiện phó may ăn cắp vải của mình để may áo, cũng chỉ trách nhẹ nhàng: “Đành là đẹp, nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi mới phải”. 
- Trước sự thực hiển nhiên này, phó may không thể biện bạch, đành ngượng nghiụ chống chế và nhanh chóng đánh trống lảng và chuyển sang chuyện thử áo.
 => Việc này có tác dụng làm cho ông chủ quên đi việc “Thợ may ăn vải, thợ vẽ ăn hồ” của mình, mặt khác, làm cho chuyện kịch lại phát triển sang sự việc mới, để lại có tình tiết gây cười khi tính cách học làm sang của ông Giuốc- đanh lại bộc lộ. 
2. Cảnh 2: Ông Giuốc- đanh và bốn tên thợ phụ. 
- Tính cách trưởng giả họ đòi của ông Giuốc- đanh càng hiện rõ trong cảnh tiếp theo. ông ta vừa đi vừa cởi vừa mặc trong sự giúp đỡ của 4 chú thợ phụ trong tiếng nhạc đã khiến cho đầu óc của ông lâng lâng sung sướng.
 => Đây chính là cơ hội để bọn thợ phụ tâng bốc, vòi vĩnh ông: “Bẩm ông lớn, xin ông lớn cho anh em con ít tiền uống rượu.”
- Khi mặc xong, khi nghe bọn thợ phụ kính cẩn tâng bốc thì ông Giuốc- đanh nở từng khúc ruột => Ông cớ tưởng chỉ cần mặc quần mặc quần áo quí tộc là đã trở thành ông lớn. Y lập tức hưởng tiền cho bọn thợ phụ, vì hai tiếng tôn vinh cao quí và kịp thời ấy.
- Bọn thợ phụ biết thóp ranh ma lại tiếp tục hót thêm để moi tiền của ông- một gã hiếu danh khờ khạo. Chúng lại gọi ông là “Cụ lớn”.
- Quả nhiên hai tiếng: “Cụ lớn” thốt ra trong giây lát lại làm Giuốc -đanh sướng đến mê mẩn tâm thần : “ồ, ồ cụ lớn, không phải là một tiếng tầm thường!” 
- Không chỉ dừng lại ở đó, bọn thợ phụ còn tâng bốc ông chủ ngốc hiếu danh lên đến bậc “đức ông”
- Câu thoại của đức ông rởm thể hiện thêm niềm hân hoan tràn ngập trong lòng Giuốc- đanh vì được đi tàu bay giấy quá cao. Mặc dù y vẫn chưa đến nỗi mất trí, y vẫn còn lo mất cả túi tiền nếu được tôn làm tướng công.
 Nhưng điều đó cũng chứng tỏ cái dục vọng được làm quí tộc của y mãnh liệt đến chừng nào. ông sẵn sàng cho hết cả túi tiền của mình để được gọi hai tiếng ngọt ngào “tướng công!” Câu nói riêng cuối đoạn vừa chứng minh tính cách của giuốc- đanh vừa làm tăng thêm chát hài cho nhân vật và cảnh kịch. 
III. Tổng kết. 
 1. Nội dung. 
Đoạn kịch cho chúng ta thấy được hình ảnh của ông Giuốc- đanh, một con người háo danh đến ngu ngơ, chính sự háo danh ấy đẫ khiến ông bị những tên thợ phụ ranh mãnh moi hết cả tiền.
 2. Nghệ thuật. 
- Nghệ thuật gây cười độc đáo, tiếng cười bật ra một cách rất tự nhiên trước sự xuất hiện của nhân vật. 
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật phù hợp trong từng điệu bộ, cử chỉ hành động kịch.
- Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ kịch mang đậm nét hài khiến người nghe phải bật cười 
 4. Củng cố: 
- Từ nội dung của đoạn trích làm em nhớ đến câu chuyện cổ tích nào 
 của nhà văn An đéc xen? 
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài nắm được nội dung và nghệ thuật đoạn trích. 
 - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương, theo yêu cầu sgk 
Tiết119
Soạn: 25/ 3/ 2011
Giảng: 31/ 3/ 2011 
Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập)
A. Mục tiêu cần đạt:
Củng cố khái niệm trật tự từ với tư cách là một phương thức ngữ pháp
Rèn luyện kỹ năng vận dụng thực hành sử dụng trật tự từ khi noí cũng như viết sao cho phù hợp với yêu cầu, phản ánh được thực tế và diễn tả được tư tưởng, tình cảm khi giao tiếp. 
B. Chuẩn bị : 
- Sưu tầm ngữ liệu; đặt ra các tình huống giao tiếp. 
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
 - Thế nào là lựa chọn trật tự từ trong câu? Tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu? 
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
Trong khi nói cũng như khi viết chúng ta thường lựa chọn, sắp xếp trật tự các từ ngữ nhằm mục đícch diễn đạt cụ thể. Giờ trước chúng ta đã biết lựa chọn trật tự từ có vai trò gì? Lựa chọn như thế nào để diễn đạt có hiệu quả? Giờ này chúng ta sẽ luyện tập, thực hành về vấn đề này. 
Nhắc lại thế nào là trật tự từ trong câu? Vì sao cần lựa chọn trật tự từ trong câu?
Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu? 
Việc sắp xếp trật tự từ như vậy nhằm mục đích gì?
Lặp lại từ “ở tù” có tác dụng gì? 
“Vốn từ vựng” được lặp lại ở đầu câu sau có vai trò gì? 
Tương tự như vậy thực hiện phần (c) ; (d)? 
Thảo luận theo yêu cầu bài tập (3); (4) sgk tr. 123? 
Suy nghĩ và trình bày ý kiến về bài tập (5)? 
Vận dụng kiến thức đã học làm bài tập (6)? 
I. Nội dung. 
1. Lựa chọn trật tự từ trong câu. 
- Lựa chọn trật tự từ là cách sắp xếp trật tự từ ngữ nhằm đạt đượ chiệu quả trong diễn đạt. 
- Cần lựa chọn trật tự từ tích hợp với yêu cầu giao tiếp.
2. Tác dụnng của việc sắp xếp trật tự từ: 
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hành đọng, đặc điểm.
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm cụă vật, hiện tượng. 
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản. 
- Đảm bảo cự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
II. Luyện tập. 
1. Bài tập 1.
a. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
=> Trật tự từ, cụm từ thể hiện thứ tự của công việc cần phải làm để cổ vũ, động viên và phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân. 
b. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa. 
=> Trật tự từ, cụm từ thể hiện thứ tự các việc chính, việc phụ hoặc việc thường xuyên hàng ngày và việc làm thêm trong các phiên chợ chính
2. Bài tập 2. 
a. Cùng lắm nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đi ở tù. ở tù thì hắn coi là thường. 
=> Lặp lại từ “ở tù” để tạo liên kết câu. 
b. Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích luỹ. Vốn từ vựng ấy, trước cách mạng thán Tám, ông thường dùng để chơi ngông với đời. 
=> Lặp lại “vốn từ vựng” để tạo sự liên kết câu.
c. Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâuvà đồ hai thúng ạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc đó. 
=> Lặp lại cụm từ “còn một con trâu và một thúng gạo” để tạo liên kết câu.
d. Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ… mới toàn thắng. Trong sự thắng lợi ấy, cũng có công những người tả xung hữu đột nơi chiến trường, nhưng trước hết là công những nhà thơ mới.
=> Lặp lại “trong mười năm ấy” để tạo sự lien kết đoạn. 
 Lặp lại “trong sự thắng lợi ấy” tạo liên kết câu.
3. Bài tập 3. 
a. Đảo trật tự thông thường để nhấn mạnh tâm trạng man mác buồn của tác giả trước cảnh vật Đèo Ngang. 
b. Đảo trật tự để nhấn mạnh hình ảnh “đẹp” 
4. Bài tập 4. 
a. Tôi thấy một anh bọ ngựa trịnh trọng tiến vào. 
=> Đây là câu miêu tả bình thường. 
b. Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh bọ ngựa
=> Câu đảo trật tự C- V làm bổ ngữ để nhấn mạnh sự ngạo nghễ vô lối của nhân vật. 
* Căn cứ vào văn cảnh thì chọn câu (b) là thích hợp. 
5. Bài tập 5. 
Cách sắp xếp của tác giả là hợp lý, vì: 
Xanh: màu sắc, đặc điểm về hình thức dễ nhìn thấy; 
Nhụn nhặn: tính khiêm tốn phải có thời gian mới hiểu được; 
Ngay thẳng: phẩm chất tốt đẹp cũng cần phải có thời gian để hiểu;
 Thuỷ chung: phẩm chất tốt đẹp, phải trải qua thử thách mới biết được; 
Can đảm: phẩm chất tốt đẹp cũng cần phải qua thử thách mới biết được. 
 6. Bài tập 6.
Học sinh thực hành viết đoạn văn với một trong các đề tài: 
Lợi ích của đi bộ với sức khoẻ;
Lợi ích của đi bộ với việc mở rộng hiểu biết. 
 4. Củng cố: 
 - Thế nào là sắp xếp trật tự từ trong câu? 
 - Vì sao cần sắp xếp trạt tự từ trong câu khi nói cũng như khi viết?
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học lại phần bài học; 
 - Hoàn thành bài tập 6 sgk. 
 - Vận dụng trong quá trình tạo lập văn bản.
Tiết 120
Soạn: 26/3/ 2011
Giảng: 31 /3/ 2011
 Luyện tập đưa các yếu tố 
tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh được củng cố và khắc sâu hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận , và những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả, thuyết phục cao hơn.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng thực hành 
B. Chuẩn bị : 
- Sưu tầm ngữ liệu: các văn bản mẫu. 
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
- Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận? 
- Những yêu cầu cần tuân thủ khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài nghị luận? 
- Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh ở nhà. 
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
 Trong bài văn nghị luận, ngoài yếu tố nghị luận là chủ yếu còn có các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm, các yếu tố này làm cho bài văn nghị luận thêm sinh động, cụ thể, thuyết phục. Vậy khi tạo lập văn bản nghị luận cần đưa các yếu tố này vào như thế nào? 
Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò gì trong bài nghị luận? 
 Những chú ý khi đưa yếu tố tự sự , miêu tả vào bài văn nghị luận? 
Xác định kiểu loại bài?
Vấn đề cần nghị luận là gì? 
Trong số các luận điểm đã cho có luận điểm nào không phù hợp với vấn đề cần nghị luận không?
Nhận xét cách sắp xếp các luận điểm? 
Hãy sắp xếp lại hệ thống luận điểm cho khoa học? 
Dàn ý bài nghị luận gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần? 
Phần mở bài em dự định sẽ có nội dung gì? 
Xây dựng và sắp xếp hệ thống luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề? 
Phần kết bài có nội dung gì? 
Đọc đoạn văn? 
Đoạn văn trình bày luận điểm gì? 
 Xác định các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn?
Các yếu tố đó được đưa vào đoạn văn có tác dụng gì trong việc lập luận? 
Ngoài yếu tố tự sự và miêu tả đoạn văn còn có yếu tố nào khác nữa? Tác dụng? 
Nếu lược bỏ các yếu tố đó đi có ảnh hưởng gì không? 
Đọc đoạn (b)? 
Xác định luận điểm? 
Tìm yếu tố tự sự và miêu tả? 
Nhận xét cách đưa yếu tố tự sự và miêu tả ở đoạn này có gì khác đoạn (a)? 
Thực hành viết đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả? 
I. Nội dung.
 1. Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận. 
Yếu tố tự sự và miêu tả trong bài nghị luận giúp cho việc trình bày luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó có sức thuyết phụ mãnh mẽ hơn. 
2. Những chú ý khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài nghị luận. 
Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. 
II. Luyện tập. 
A. Tìm hiểu đề, xác định luận điểm, lập dàn ý
 1. Tìm hiểu đề: 
- Kiểu bài: Kiểu bài nghị luận giải thích.
- Vấn đề cần nghị luận:
 Vấn đề trang phục học sinh và văn hoá.
 Chạy theo mốt không phảI là người học sinh có văn hoá. 
 2. Xác định luận điểm. 
* Luận điểm (d) không phù hợp- không làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. 
* Sắp xếp lại các luận điểm còn lại: 
(1) Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước. 
(2) Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thànhngườ “văn minh”, “sành điệu”. 
(3) Việc ăn mặc cần phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống. 
(4) Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác hại (làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đén kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ).
(5) Cần thay đổi cách ăn mặc cho lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi học sinh. 
 3. Lập dàn ý.
 * Mở bài (Giới thiệu vấn đề) 
Vai trò của trang phục và văn hoá; vai trò của mốt trang phục đối với xã hội và con người có văn hoá nói nói chung, đối với tuổi trẻ học đường nói riêng.
* Thân bài: 
(Giải quyết vấn đề bằng hệ thống các luận điểm) 
a.Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện nét đẹp văn hoá của mỗi người. 
b. Mốt trang phục là những trang phục theo kiểu cách hình thức mới nhất, hiện đại, tân tiến nhất. 
Mốt thể hiện trình độ phát triển và đổi mới của trang phục. Trang phục theo mốt thời đại chứng tỏ một phần của con người hiểu biết, lịch sự, có văn hoá. 
c. Nhưng chạy đua theo mốt trang phục nói chung, trong nhà trường nói riêng lại là vấn đề cần xem xét lại, cần bàn bạc kỹ lưỡng.
d. một số bạn lầm tưởng chạy theo mốt mới chính là con người văn minh, sành điệu. 
e. Chạy theo mốt rất tai hại, vì mất thời gian, tốn kém tiền bạc, lơ là việc học tập và tu dưỡng, dễ chán nản vì không có điều kiện để thoả mãn, dễ mắc khuyết điểm… 
g. Người học sinh có văn hoá không chỉ là học giỏi, chăm ngoan… mà trong cách trang phục cần phải giản dị mà đẹp, phù hợp với lứa tuổi, hình dáng, cơ thể, phù hợp với trang phục truyền thống của dân tộc. 
f. Bởi vậy bạn cần phải suy tính, lựa chọn trang phục sao cho đạt yêu cầu trên nhưng nhất quyết không nên và không thể đua đòi, chạy theo mốt trang phục thời thượng. 
* Kết bài (Kết thúc vấn đề) 
- Tự nhận xét về trang phục của bản thân và nêu hướng phấn đấu. 
- Lời khuyên với các bạn đang chạy theo mốt nên biết suy nghĩ lại.
B. Vận dụng đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn, bài văn nghị luận. 
a.đoạn văn (a) 
* Luận điểm: Sự ăn mặc của các bạn sao lại thay đổi nhiều thế! 
* Yếu tố tự sự: 
 - Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi để hay áo phông… 
 - Có bạn đòi mua chiếc quần bò để diện… 
 - Có bạn quên cả việc học, suốt ngày chơi trò chơi điện tử. 
 - Hôm qua, tôi chút nữa không nhận ra một bạn của lớp mình…
* Yếu tố miêu tả: 
 - Trắng, loè loẹt, trước ngực loằng ngoằng dãy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh của bộ phim đang ăn khách…
 - Đắt tiền, xẻ gấu, thủng gối; 
 - Dán mắt vào màn hình ti vi, đắm đuối, 
 - Bên dưới mái tóc nhuộm một đường đỏ hoe, bên trên đôi giày to, cao quá khổ là chiếc quần bò đen ngắn ngủn, bó chặt thân mình, chiếc quần trắng ống rộng lùng thùng… 
=> Các yếu tố

File đính kèm:

  • docNV8- Tuan 31.doc
Giáo án liên quan