Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 12

Đọc các đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:

? Tìm câu ghép trong đoạn trích trên?

? Xác định ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép?

? Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành một câu đơn không? Vì sao?

 

Trong đoạn trích dưới đây có hai câu ghép dài:

? Xét về mặt lập luận, có thể tách mỗi vế của câu ghép ấy thành những câu đơn không? Vì sao

? Xét về giá trị biểu hiện, trong những câu ghép dài như vậy có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả lời lẽ của nhân vật?

 

doc16 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời ta chống lại ôn dịch này bằng cách nào?
? Liên hệ với thực tế ở Vnam? 
? Từ đó tác giả đưa ra kiến nghị gì? Dưới dạng câu nào, thể hiện điều mong mỏi gì ở tác giả?
? Nhận xét về cách trình bày vấn đề của tác giả?
? Những hiểu biết của em về thuốc lá sau khi học xong văn bản này?
I. Tiếp xúc với văn bản
1. Đọc:
- To, rõ ràng rành mạch chú ý những chữ in nghiêng cần đọc chậm.
- Những câu cảm thán cần đọc với giọng điệu phù hợp.
2. Tìm hiểu chú thích :
* Văn bản: Trích trong: Từ thuốc lá đến ma túy - Bệnh nghiện - 1997.
Tác giả: Nguyễn Khắc Viện.
 * Từ khó: 
- Chú ý các chú thích: 1,2,3,5,8.9. 
- Nhan đề văn bản :
+ Thuốc lá: Cách nói vắn tắt của “Tệ nghiện thuốc lá”
+ Ôn dịch: Thường dùng làm tiếng chửi rủa
- Dấu phẩy: Dùng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa căm tức vừa ghê tởm
-> Thông báo ngắn gọn- chính xác về hiểm hoạ của thuốc lá: Thuốc lá ! Mày là đồ ôn dịch
3. Bố cục: 3 phần 
+ Phần 1: Từ đầu... hơn cả AIDS: Nêu vấn đề thông báo về nạn dịch thuốc lá.
+ Phần 2:Tiếp theo…con đường phạm pháp: Tác hại nghiêm trọng, nhiều mặt của thuốc lá đối với cá nhân và cộng đồng.
+ Phần 3: Còn lại: Cảm nghĩ, lời bình, lời kêu gọi cả thế giới đứng lên chống lại “Ôn dịch thuốc lá”
4. Kiểu loại văn bản:
- Kiểu văn bản nhật dụng: Thuyết minh về 1 vấn đề khoa học- xã hội, sử dụng lập luận kết hợp thuyết minh )
II . Phân tích văn bản
1. Thông báo về nạn dịch thuốc lá.
+ Thông tin:- dịch hạch, thổ tả-> diệt trừ 
+ Ôn dịch mới:- AIDS
 => Thuốc lá: đe dọa tính mạng sức khoẻ nặng hơn cả AIDS
- So sánh , sử dụng thuật ngữ chuyên môn, cách nêu vấn đề từ xa-> gần => gây sự chú ý cho người đọc
=> Thông báo ngắn gọn, chính xác nạn dịch thuốc lá. Nhấn mạnh hiểm họa to lớn của nạn dịch này. 
2. Chứng minh tác hại nghiêm trọng nhiều mặt thuốc lá đối với cá nhân và cộng đồng.
- So sánh việc chống thuốc lá - chống giặc ngoại xâm “ Nếu giặc đánh như vũ bão… tằm ăn lá dâu” -> Ngầm so sánh việc thuốc lá tấn công loài người với giặc ngoại xâm đánh phá .
-> Gây ấn tượng mạnh về tác hại to lớn ghê gớm của thuốc lá.
Chỉ ra các kiểu, các cách mà thuốc lá đã, đang đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người. Nó không gây hại ngay lập tức nên người ta không dễ nhận biết, người hút không những không thấy tác hại của nó mà còn thấy sảng khoái khi nhả khói, coi đó là một biểu tượng quí trọng không hề biết rằng hàng vạn công trình Khoa học đã phát hiện tới trên 4000 chất hóa học trong khói thuốc lá có khả năng gây những bệnh hiểm nghèo.
a. Tác hại của thuốc lá đối với bản thân người hút:
- Khói thuốc lá có nhiều chất độc, thấm vào cơ thể:
 + Những lông rung bị khói thuốc lá làm tê liệt gây ho hen, viêm phế quản
 + Chất ô- xít các-bon thấm vào máu bám chặt các hồng cầu không cho chúng tiếp cận ô xi
-> Sức khoẻ con người ngày càng giảm sút
 + Thấm vào tế bào gây ung thư (trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá
 + Chất ni- cô- tin làm các động mạch co thắt gây huyết áp cao, tắc động mạch nhồi máu cơ tim
+ Bệnh viêm phế quản: Mất nhiều ngày công lao động + Sức khoẻ cộng đồng
-> bệnh nhẹ phổ biến dễ thấy mà đã gây tác hại như vậy huống chi những bệnh nặng hơn.
-> Tác giả đã so sánh, chứng minh, giải thích cụ thể, rõ ràng
=> Vấn đề được giải thích, chứng minh cụ thể rõ ràng giúp người đọc hiểu rõ tác hại của chúng và không khỏi rùng mình lo sợ
b. Tác hại của thuốc lá đối với những người xung quanh:
- Lời chống chế: “Có người bảo tôi, tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”
 -> Là lời nói đùa, vô trách nhiệm, sự kém hiểu biết của người hút, người nghiện thuốc lá
- Đáp lại: Hút thuốc lá là quyền của anh nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh:
 + Vợ con, người cùng phòng với người nghiện: bị nhiễm độc, đau tim, viêm phế quản, ung thư
+ Hút thuốc cạnh người đàn bà có thai- Tội ác: nhiễm độc thai, gây đẻ non
=> Dù không hút thuốc song ở cạnh người hút, hít phải khói độc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
c. Tác hại đối với đạo đức lối sống của con người:
+ Hút thuốc: - Nêu gương xấu
 - Đẩy con trẻ vào con đường phạm pháp
->Thuốc lá huỷ hoại lối sống, nhân cách con người nhất là thanh thiếu niên
-> Dẫn chứng khoa học, được phân tích, minh hoạ bằng các số liệu thống kê cụ thể, có sức thuyết phục, lời cảnh báo của tác giả xuất phát từ thực tiễn
=> Thuốc lá là kẻ thù nguy hiểm của con người: huỷ hoại sức khỏe, gây nhiều bệnh nan y, làm ô nhiễm môi trường, gây tác hại về đạo đức, nhân cách
3. Kiến nghị chống thuốc lá:
- So sánh tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá ở các thành phố lớn nước ta ngang với thành phố ở châu Âu - Mĩ -> ở Việt Nam 1 thanh thiếu niên muốn có tiền hút thuốc (thuốc sang) chỉ có cách là trộm cắp...
* Các nước phát triển: Nổi lên chiến dịch chống hút thuốc lá:
 + Cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng 
 + Phạt nặng người vi phạm
 + Tài liệu, khẩu lệnh chống thuốc lá ở khắp nơi
 + Cấm quảng cáo thuốc lá
->Tiến hành biện pháp ngăn ngừa, hạn chế quyết liệt.
-> Kết quả: Giảm hẳn số người hút
* Nước ta trong tình trạng nhiều bệnh tật lại thêm ôn dịch thuốc lá -> mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa ôn dịch này.
 * Kiến nghị:
- Cần chống lại nạn dịch thuốc lá.
Nghĩ đến mà kinh ! ( câu cảm thán) .Đã đến lúc …. Này. ( câu cầu khiến ) .
=> Thể hiện lòng tha thiết mong mỏi giữ gìn sức khỏe cho con người và môi trường Việt Nam bằng việc chống nạn hút thuốc lá.
=> Thông báo khoa học, thuyết minh, kêu gọi biểu cảm -> Văn bản có sức thuyết phục cao
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Kết hợp lập luận với thuyết minh
- Sử dụng số liệu, chứng cú có thực, cụ thể, chính xác.
2. Nội dung:
- Tác hại nhiều mặt, nghiêm trọng của thuốc lá.
- Cần phải có quyết tâm và biện pháp phòng chống.
4. Củng cố:
- Tác hại của việc hút thuốc lá?
- Biện pháp chống hút thuốc lá?
- Nhận xét về hiện tượng hút thuốc lá ở địa phương? 
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài. Đọc trước bài Câu ghép.
- Viết đoạn văn ngắn nói về tác hại của thuốc lá đối với thanh thiếu niên.
Tiết 46 
Soạn: 03 / 11 / 2010 
Giảng: 10 / 11 / 2010 
Câu ghép.
A. Mục tiêu cần đat:
Giúp học sinh:
	- Nắm được mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép
	- Rèn kỹ năng sử dụng các cặp quan hệ từ để tạo câu ghép
 - Có ý thức sử dụng câu ghép phù hợp trong văn bản nói, viết
B. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, SGK, SGV,SBT
- HS: Chuẩn bị bài, SGK,SBT
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
- Câu ghép có đặc điểm gì? Để nối các vế trong câu ghép người ta dùng những cách nào? Cho ví dụ minh hoạ
3. Bài mới: 
Giờ trước các em đã tìm hiểu về đặc điểm của câu ghép, cách nối các vế câu trong câu ghép. Để biết được tại sao ở mỗi câu ghép khác nhau lại có những cách nối các vế câu khác nhau, các em tìm hiểu bài học hôm nay.
Ngữ liệu
Yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu 1(SGK 123)
? Xác định các vế của câu ghép?
? Xác định mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép?
? Trong mối quan hệ đó mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì?
? Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới hãy nêu thêm những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu? Cho ví dụ?
(TL: - Quan hệ điều kiện - giả thiết:
Nếu trời không mưa thì chúng tôi đi lao động.
 - Quan hệ tương phản:
Tuy nhà xa trường nhưng Hoa luôn đến lớp đúng giờ.
 - Quan hệ tăng tiến:
Nó càng nói thì người ta càng không muốn nghe.
 - Quan hệ lựa chọn:
Nó đi xem phim hoặc nó đi đá bóng.
 - Quan hệ bổ sung:
Bắc không những học giỏi mà bạn ấy còn rất ngoan
 - Quan hệ nối tiếp:
Buổi sáng nó đi học buổi chiều nó đi làm đồng giúp mẹ) 
? Qua các ví dụ trên, em có nhận xét gì về quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép?
Đọc ghi nhớ sgk?
? Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy ?
Đọc các đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
? Tìm câu ghép trong đoạn trích trên?
? Xác định ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép?
? Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành một câu đơn không? Vì sao?
Trong đoạn trích dưới đây có hai câu ghép dài:
? Xét về mặt lập luận, có thể tách mỗi vế của câu ghép ấy thành những câu đơn không? Vì sao
? Xét về giá trị biểu hiện, trong những câu ghép dài như vậy có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả lời lẽ của nhân vật? 
? Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép thứ 2 là quan hệ gì?
? Có thể tách mỗi vế câu thành một câu đơn được không, vì sao
? Thử tách mỗi vế trong câu 1,3 thành 1 câu đơn
? So sánh cách viết ấy với cách viết trong đoạn trích, qua mỗi cách viết hình dung nhân vật nói ntn?
I.Bài học
1. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
- Vế A: Có lẽ tiếng Việt của chúng ta rất đẹp
- Vế B: (Bởi vì) tâm hồn của người Việt nam ta rất đẹp
* Quan hệ ý nghĩa: nguyên nhân- kết quả
- Vế A biểu thị ý nghĩa khẳng định
- Vế B biểu thị ý nghĩa giải thích
* Kết luận: 
- Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ-> Những quan hệ thường gặp:
+ Quan hệ nguyên nhân: Vì…nên
+ Quan hệ điều kiện: Nếu…thì
+ Quan hệ tương phản: Tuy…nhưng
+ Quan hệ tăng tiến: càng… càng
+ Quan hệ lựa chọn: Hoặc, hoặc là
+ Quan hệ bổ sung: Và
+ Quan hệ tiếp nối: Rồi
+ Quan hệ đồng thời: vừa… vừa
+ Quan hệ giải thích: 
- Mối quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp qht hoặc cặp từ hô ứng
Lưu ý: Để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp ta phải dựa vào văn cảnh hay hoàn cảnh giao tiếp
*Ghi nhớ: (SGK 123)
 II. Luyện tập
1. Bài tập 1(SGK124)
a. Quan hệ: V1- V2: Nguyên nhân - kết quả
 V2- V3: Giải thích
b. Quan hệ điều kiện- kết quả
V1: điều kiện V2 kết quả 
c. Các vế có quan hệ tăng tiến: thể hiện qua cặp quan hệ từ: Chẳng những- mà 
d. V1- V2: Quan hệ tương phản
e. Gồm hai câu ghép:
Câu1:V1-V2: Quan hệ thời gian nối tiếp
Câu 2: V1-V2: Quan hệ nhân quả
2. Bài tập2 (SGK 124)
a. Câu ghép 1: “trời xanh thẳm, biển cũng...”
 Câu ghép 2: “Trời rải mây... hơi sương”
 Câu ghép 3: “Trời âm u.... nặng nề”
 Câu ghép 4: “Trời ầm ầm ... giận dữ”
b. Các vế trong câu ghép đều có quan hệ nhân quả. 
 c. Không nên tách mỗi vế câu trong 1 câu ghép đã cho thành một câu riêng vì ý nghĩa của mỗi vế câu có mqh chặt chẽ với nhau .
3. Bài tập 3 (SGK 125)
Đoạn văn có hai câu ghép dài:
 + Câu1:"Việc thứ nhất -> cho nó"
 +Câu 2: "Việc thứ 2 -> hàng xóm cả"
-> Xét về mặt lập luận: mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão Hạc nhờ ông giáo. Nếu tách mỗi vế thành một câu đơn thì không đảm bảo được tính mạch lạc của lập luận
- Xét về mặt giá trị biểu hiện:Tác giả cố ý viết dài để tái hiện cách kể lể dài dòng của lão Hạc
4. Bài tập 4(SGK 125)
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện (giả thiết): Không nên tách vế câu thành 1 câu đơn.
- Tách mỗi vế trong câu ghép “Thôi, u van con...cho...Thôi! U van con. U lạy con. Con thương thầy, thương u. Con đi ngay bây giờ cho u.
- So sánh:
-> Hình dung cách nói: nhát gừng, nghẹn ngào
-> Cách viết của tác giả: Chị Dậu kể lể, van vỉ, thiết tha
4. Củng cố:
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép.
- Cách nhận biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm bài tập.
- Chuẩn bị bài:Phương pháp thuyết minh
Tiết 47 
Soạn: 04 / 11 / 2010 
Giảng: 11 / 11 / 2010 
Phương pháp thuyết minh.
A.Mục tiêu cần đat:
 Giúp học sinh:
- Nắm được các phương pháp thuyết minh.
- Rèn kỹ năng xây dựng kiểu văn bản thuyết minh
- Có ý thức vận dụng văn thuyết minh trong cuộc sống
B. Chuẩn bị: 
- GV: Soạn bài, SGK, SGV, một số đoạn văn hay minh hoạ cho bài giảng
- HS: Chuẩn bị bài, SGK, SGT
C.Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
Thế nào là văn thuyết minh? Nêu đặc điểm chung của văn thuyết minh?
3. Bài mới:
Khi thuyết minh về một đối tượng nào đó, người thuyết minh phải có kiến thức chính xác về đối tượng, phải biết vận dụng các phương pháp thuyết minh hợp lí. Vậy các phương pháp thuyết minh đó là gì? 
Ngữ liệu
*Ngữ liệu 1: 
Đọc các văn bản thuyết minh vừa học 
? Các văn bản ấy đã cung cấp các loại tri thức gì?
? Làm thế nào để có tri thức ấy?
? Bằng tưởng tượng suy luận có thể có tri thức làm văn thuyết minh được không?
(TL:- Đây cũng là cách để có tri thức khi làm bài văn thuyết minh: 
VD:Từ việc muốn mua 1 bao 555 cần tới 15000->Tác giả nghĩ tới hành vi trộm cắp để có tiền hút thuốc của đối tượng này )
? Qua đây,hãy cho biết để làm được bài văn thuyết minh ta cần phải chuẩn bị những gì?
*Ngữ liệu 2: (SGK 126)
- Huế là một trong .... Việt Nam
- Nông Văn Vân là..... Bảo Lạc
? Các câu có vị trí như thế nào trong bài văn thuyết minh? 
? Các câu này thường diễn đạt theo kiểu câu nào đã học
? Qua ví dụ ta có phương pháp thuyết minh nào?
? Phương pháp này có yêu cầu gì về diễn đạt?
? Phương pháp này có tác dụng gì?
* Ngữ liệu 3 (SGK 127) 
? Để người đọc hiểu được công dụng của cây dừa, hiểu được mức độ tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường tác giả đã trình bày như thế nào?
? Theo em phương pháp thuyết minh trên của TG có tác dụng gì?
? Lấy thêm ví dụ trong các văn bản đã học? 
(TL: “Ôn dịch, thuốc lá”)
*Ngữ liệu 4: ( SGK 127)
 ? Chỉ ra các ví dụ và nêu tác dụng của nó đối với việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc lá ở những nơi công cộng? 
? Vậy thế nào là phương pháp nêu ví dụ?
*Ngữ liệu 5 (SGK 127, 128)
- “Các nhà khoa học ... cực kì to lớn”
? Đoạn văn cung cấp những số liệu nào? Vai trò của những số liệu đó
? Dùng số liệu trong thuyết minh là làm gì?
* Ngữ liệu 6: (SGK 125)
+ “Biển TBD.... bằng ba đại dương... gấp 14 lần Bắc Băng Dương”
? Nêu tác dụng của biện pháp so sánh trên
? Cho các ví dụ từ các văn bản đã học 
( VB "Ôn dịch, thuốc lá": Tác hại của thuốc lá còn hơn cả AIDS, sự đáng sợ của thuốc lá như cái đáng sợ của tằm ăn lá dâu)
? Có thể sử dụng phương pháp nào khi thưyết minh?
* Ngữ liệu 7: 
? Trong văn bản “Huế” tác giả đã trình bày những đặc điểm của Huế theo những mặt nào? Tác dụng ?
 -> Phương pháp phân tích phân loại?
? Qua cách viết của tác giả em học tập được gì về phương pháp thuyết minh này?
(Phương pháp phân tích :Với những loại sự vật đa dạng chia ra từng loại để trình bày; đối với sự vật có nhiều bộ phận cấu tạo, có nhiều mặt chia ra từng bộ phận, từng mặt để trình bày) 
Học sinh đọc ghi nhớ.
? Phạm vi thể hiện vấn đề thể hiện trong bài viết: “Ôn dịch, thuốc lá”?
? Bài " Ôn dịch thuốc lá " đã sử dụng các phương pháp thuyết minh ? 
? Thuyết minh đòi hỏi những kiến thức như thế nào?
? Văn bản " Ngã ba Đồng Lộc " sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
Đọc yêu cầu bài tập 4.
Yêu cầu học sinh trình bày ý kiến.
I. Bài học:
A. Tìm hiểu phương pháp thuyết minh
1. Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm một bài văn thuyết minh
-Tri thức về: sự vật (cây dừa); về khoa học ( lá cây có màu xanh lục, con giun đất); về lịch sử (KN Nông Văn Vân ); về văn hoá (Huế)
- Phải quan sát, tìm hiểu đối tựơng: màu sắc, hình dáng, kích thước, đặc trưng...
- Phải học tập: Tìm hiểu đối tượng trong sách báo , tư liệu, từ điển.
- Tích luỹ tri thức: Qua học tập,đọc sách báo tài liệu, tham khảo thực tế -> Tích luỹ tri thức
=> Muốn có tri thức để làm một bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
 Lưu ý: Cần nắm bắt được bản chất, đặc trưng của đối tượng, để tránh sa vào trình bày những sự kiện không tiêu biểu, không quan trọng. 
2. Phương pháp thuyết minh
- Để bài văn thuyết minh thuyết có sức phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh:
a. Phương pháp nêu định nghĩa:
- Câu văn ở đầu bài đầu đoạn, giữ vai trò giới thiệu
- Câu trần thuật đơn có từ “ là”
- Quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm công dụng riêng
-> giúp người đọc hiểu về đối tượng
b. Phương pháp liệt kê: 
-Tác giả sử dụng phương pháp liệt kê các công dụng, tác hại của hai sự vật 
-> Kể ra đặc điểm, tính chất của sự vật theo trật tự nào đó
-> Hiểu sâu sắc, toàn diện về đối tượng được thuyết minh
c. Phương pháp nêu ví dụ:
 Ví dụ : ở Bỉ-> vấn đề cụ thể hơn, dễ nắm bắt và có sức thuyết phục
-> Dẫn ra các ví dụ làm vấn đề trừu tượng trở nên cụ thể dễ hiểu, có sức thuyết phục
d. Phương pháp dùng số liệu 
- Các số liệu: 20%; 3%; 600kg; 500 năm; 1ha---->Làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố, tăng sức thuyết phục với người đọc
-> Dùng các số liệu chính xác, có cơ sở thực tế--> Sức thuyết phục cao, người đọc tin vào vấn đề
e. Phương pháp so sánh :
 -So sánh hai đối tượng cùng loại hoặc khác loại -> Nổi bật các đặc điểm, tính chất của đối tượng cần thuyết minh
- Tăng độ tin cậy, sức thuyết phục cho đối tượng được thuyết minh
g. Phương pháp phân loại, phân tích:	
- Mặt tự nhiên(địa lý)
- Công trình kiến trúc của Huế
- Những sản phẩm đặc biệt của Huế
- Những món ăn
- Tinh thần chiến đấu kiên cường
-> Người đọc hiểu, cảm nhận được vể đẹp của người Huế một cách rõ ràng, cụ thể
-> phân tích: chia nhỏ đối tượng
-> phân loại : chia đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh, từng vấn đề-> hiểu đối tượng đầy đủ, toàn diện 
 * Ghi nhớ (SGK 123)
II. Luyện tập
1. Bài tập 1( SGK128)
- Kiến thức của một bác sỹ
- Kiến thức của người quan sát đời sống xã hội 
- Kiến thức của người có tâm huyết đối với vấn đề xã hội bức xúc
-> Các kiến thức này rất đúng đắn và đáng tin cậy
2. Bài tập 2 ( SGK 128)
+ So sánh đối chiếu 
+ Liệt kê
+ Nêu ví dụ 
+ Nêu số liệu 
+ Phân tích từng tác hại
3. Bài tập 3( SGK 129)
- Kiến thức trong bài chính xác, cụ thể 
- Phương pháp thuyết minh
- Dùng số liệu sự kiện cụ thể
4.Bài tập 4( SGK 129)
- Cách phân loại của bạn lớp trưởng với những học sinh yếu trong lớp tương đối hợp lý 
- Ta cũng có thể phân loại theo cách khác 
4. Củng cố: 
- Nêu các phương pháp thuyết minh?
- Trình bày một vài ví dụ có sử dụng các phương pháp thuyết minh trên?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài . Làm các bài tập hoàn chỉnh 
- Đọc các bài thuyết minh trong sách báo, tài liệu.
- Soạn bài: Bài toán dân số.
Tiết 48 
Soạn: 06 / 11 / 2010 
Giảng: 11 / 11 / 2010 
Trả bài kiểm tra văn- tập làm văn số 2.
A.Mục tiêu cần đat:
Qua giờ trả bài giúp học sinh khắc sâu những kiến thức, kĩ năng đã học;
Học sinh nhận ra được những ưu điểm, những tồn tại trong khi làm bài để từ đó biết cách tự chữa bài
Rèn kỹ năng làm bài, kĩ năng tạo lập văn bản
B. Chuẩn bị: 
- GV: Chấm, chữa bài
- HS: Ôn tập kiến thức có liên quan đến bài kiểm tra
C.Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
Lồng trong giờ trả bài
3. Bài mới:
Hãy lựa chọn phương án đúng?
Hai từ còn thiếu là những từ nào?
Phân tích chỉ rõ tính quan trọng và rất hay của hai từ đó trong đoạn văn?
? Xác định được ngôi kể, nội dung kể?
? Yêu cầu ngôn ngữ kể?
? Bài viết cần có bố cục như thế nào? ? Nội dung chính của từng phần?
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài 
Xác định nội dung yêu cầu đề?
Phần mở bài cần đạt nội dung gì?
Các ý triển khai ở phần mở bài?
Dự kiến đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài viết như thế nào?
Phần kết bài có những nội dung gì?
Giáo viên nhận xét những ưu điểm và tồn tại trong bài làm của học sinh.
Giáo viên trả bài và yêu cầu học sinh chữa bài
I. Hướngdẫn xây dựng đáp án
1. Bài kiểm tra văn
A. Phần trắc nghiệm:
1
2
3
4
5
6
B
D
A
B
B
1.B; 2.D; 3.A; 4.C
B. Phần tự luận:
Câu 1:
* Nhớ đúng hai từ, điền đúng vào vị trí thiếu trong đoạn văn 
“ Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mén của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”
* Phân tích chỉ rõ tính quan trọng và rất hay của hai từ đó trong đoạn văn:
+ Gọi đúng hiện tượng từ Tiếng Việt được sử dụng 
- Móm mém: Từ láy tượng hình
- Hu hu: Từ láy tượng thanh.
+ Phân tích tác dụng : Tác giả sử dụng hai từ láy tượng hình và tượng thanh để miêu tả chân dung ngoại hình và tâm trạng đau đớn, ân hận của lão hạc khi kể chuyện bán con Vàng một cách cụ thể và sinh động. Đó là cách kết hợp khéo léo giữa kể và tả.
Câu 2:
- Xác định được ngôi kể: ngôi thứ nhất- 

File đính kèm:

  • docNV8- Tuan 12.doc