Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 10

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

- Thấy được tác hại mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông để từ đó tự mình hạn chế ở dụng và vận động mọi người cùng thực hiện

- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lí mà văn bản đề xuất

- Từ đó có những suy nghĩ tích cực về việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt, có ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền để mọi ng thực hiện.

B. Chuẩn bị:

- GV: Soạn bài, SGK, SGV, Tư liệu, sưu tầm tranh ảnh minh hoạ

- HS: Chuẩn bị bài, SGK,SBT, sưu tầm tranh ảnh về ô nhiễm môi trường

 

doc17 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ý nghĩa của chúng?
? Điền các thành ngữ vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá?
? Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá?
* Gợi ý: GV hướng dẫn giải nghĩa các các thành ngữ.
a, Nghiêng nước, nghiêng thành: sắc đẹp của người phụ nữ có sức quyến rũ mê hồn .
b, Dời non lấp biển: Chỉ việc to lớn, vĩ đại, vô cùng khó khăn.
c, Lấp biển, vá trời: như trên.
d, Mình đồng da sắt : Chỉ những người khỏe mạnh có thể xông pha chịu đựng mọi thử thách .
e, Nghĩ nát óc: Nghĩ nhiều nghĩ mãi.
? Tìm 5 thành ngữ so sánh có dùng phép nói quá?
? Viết 1 đoạn văn hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá? 
I. Bài học:
1. Nói quá và tác dụng của nói quá
- Nhấn mạnh vào điều muốn nói: Đêm tháng 5, ngày tháng 10 rất ngắn và làm cho cách nói có hình ảnh.
-> Mồ hôi ra nhiều, chảy thành giọt xuống ruộng cày liên tiếp, thánh thót như mưa.
- Có mồ hôi ra nhiều, ướt đẫm áo quần, nhỏ thành giọt nhưng không đến mức như mưa.
- Nói quá mức bình thường -> nhấn mạnh vào sự vất vả, cực nhọc của người lao động và làm cho lời khuyên ở hai câu tiếp theo có hiệu quả: 
Nhắn nhủ những ai được hưởng thành quả lao động phải trân trọng biết ơn những người đã làm ra những thành quả ấy.
-> Tăng sức biểu cảm.
=> Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ , qui mô tính chất của sụ vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
- Tên gọi khác: Thậm xưng, cường điệu, phóng đại, ngoa dụ
Ví dụ:
- Tiếng đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ cắn tiền vỡ đôi
-> Châm biếm thói coi trọng tiền bạc
- Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho
Đêm nằm thì gáy o o
Chồng yêu chồng bảo gáy cho vui nhà
- Chim khôn thì khôn cả lông
khôn đến cái lồng người xách cũng khôn
* Phân biệt nói quá với nói khoác:
- Nói quá- nói khoác đều là phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật hiện tượng nhưng khác nhau ở mục đích.
- Nói quá: mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm
- Nói khoác: làm cho ng nghe tin vào những điều không có thực-> hành động có tác động tiêu cực 
* Tác dụng của biện pháp nói quá
a. Người say rượu mà đi xe máy thì tính mạng ngàn cân treo sợi tóc -> tăng mức độ nguy hiểm của việc đi xe máy mà say rượu.
b. Tiếng hát át tiếng bom -> tinh thần lạc quan trong chiến đấu .
=> Sử dụng nhiều trong khẩu ngữ, thơ văn -> biết sử dụng hợp lí sẽ đạt hiệu quả cao.
1. Trời nắng như đổ lửa 
2. Tớ nghĩ nát óc mới làm được bài toán này .
3. Tính tình cậu ấy ruột để ngoài da.
=> Nói quá kết hợp với so sánh, cụm từ nói quá, thành ngữ chứa ý nói quá.
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
Bài tập 1: 
a.Sỏi đá cũng thành cơm
 -> Có sức người thì việc gì cũng làm được dù khó khăn
b. Đi lên đến tận trời
 ->Vết thương không bận gì, không nghĩa lí gì, có thể đi bất cứ đâu.
c.Thét ra lửa: Kẻ có quyền lực( có quyền sinh quyền sát với người khác
Hống hách, quát tháo ai cũng phải nể sợ.
Bài tập 2: 
Điền thành ngữ vào chỗ trống.
a, Chó ăn đá, gà ăn sỏi.
b, Bầm gan tím ruột.
c, Ruột để ngoài da.
d, Nở từng khúc ruột.
e, Vắt chân lên cổ.
Bài tập 3:
Đặt câu
a. Cô ấy đẹp nghiêng nước, nghiêng thành.
b. Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp biển.
c. Công việc rời non lấp biển đó là công việc của nhiều đời, nhiều thế hệ mới có thể làm xong.
d. Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng.
e. Mình nghĩ nát óc mà chưa giải được bài toán này.
Bài tập 4: 
Tìm thành ngữ:
- Ngáy như sấm.
- Xấu như ma
- Đẹp như tiên
- Tối như hũ nút
- Đen như than
Bài tập 5:
Học sinh viết một đoạn văn-> Trình bày
4. Củng cố:
- Thế nào là phép nói quá?
- Tác dụng của phép nói quá?
- Sử dụng nói quá như thế nào cho hợp lí?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài
- Làm tiếp bài tập 5 + bài tập trong SBTNV8
- Soạn bài: Ôn tập truyện kí.
Tiết 38 
Soạn: 22 / 10 / 2010 
Giảng: 27 / 10 / 2010 
ôn tập truyện ký việt nam.
A. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại ở Việt Nam 30-45. Thấy được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, từ đó bước đầu thấy được một phần quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đã hình thành cơ bản vào nửa đầu thế kỉ XX.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ, hệ thống hoá, khái quát và trình bày nhận xét trong quá trình ôn tập.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, trân trọng văn học dân tộc.
B.Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, SGK, SGV, SBT
- HS: Chuẩn bị bài, SGK, SBT
C.Tiến trình dạy học:
Tổ chức
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới:
Để giúp các em hệ thống, củng cố những nội dung kiến thức đã học về phần truyện kí Việt Nam hiện đại và làm tốt bài kiểm tra một tiết, giờ học hôm nay cô giáo cùng các em ôn tập lại 
I . Hệ thống các văn bản truyện kí hiện đại đã học: 30- 45
 Văn bản
Tác giả
Năm sáng tác
Thể loại
PTBĐ
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
Tôi đi học
Thanh Tịnh
(1911-1998)
 1941
Truyện ngắn
Tự sự, miêu tả, biểu cảm
Những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên đi học
Hình ảnh so sánh gợi cảm, ngôn ngữ giàu chất thơ
Trong lòng mẹ
Nguyên Hồng
(1918-1992)
1938 
Hồi kí
Tự sự , biểu cảm
Nỗi cay đắng đắng tủi cực và tình yêu thương mẹ mãnh liệt
Văn hồi kí chân thực, giàu chất trữ tình, nghệ thuật khắc hoạ tâm trạng
Tức nước vỡ bờ
Ngô Tất Tố
(1893-1954)
1939
Tiểu thuyết
Tặ sự
- Vạch trần hiện thực của chế độ TDPK với chính sách thuế khoá vô nhân đạo. 
- Ca ngợi phẩm chất cao quí, sức mạnh tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn
Nghệ thuật xây dựng tình huống, khắc hoạ tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả hiện thực chân thực, sinh động
Lão Hạc
Nam Cao
(1915-1951)
1943
Truyện ngắn
Tự sự xen miêu tả và biểu cảm
Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và phẩm chất cao đẹp của họ
Tấm lòng yêu thương, đồng cảm với con người.
Cách kể linh hoạt, tự nhiên, chân thực, đậm chất triết lí và trữ tình.Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc
? Các văn bản truyện kí này đều ra đời trong khoảng thời gian nào?
? Kể tên những văn bản truyện kí đã học ở lớp 6,7 ?
? Ba văn bản trong các bài 2,3,4 có những nét giống nhau ntn?
 (Về thể loại, thời gian sáng tác, đề tài, nội dung và nghệ thuật)
? Tại sao ba văn bản lại có lại có những nét giống nhau như vậy?
? Tuy nhiên 3 văn bản có nét khác nhau như thế nào?
GV: sự khác nhau này chỉ là tương đối và nhờ đó tạo nên sự đa dạng, đa diện hấp dẫn của văn học hiện thực.
? Chọn một đoạn văn hay một nhân vật mà em yêu thích trong 3 văn bản trên? Trình bày lí do yêu thích?
- Các văn bản truyện kí này đều ra đời trong khoảng thời gian: 1930- 1945
- những văn bản truyện kí đã học ở lớp 6,7:
“Sống chết mặc bay”, “Dế Mèn phưu lưu kí”, “Một món quà của lúa non: Cốm”, “Sài Gòn tôi yêu” …
II. So sánh điểm giống- khác nhau về nội dung và nghệ thuật của các văn bản văn xuôi hiện thực 
1. Giống nhau:
- Thể loại: Tự sự- truyện kí hiện đại
- Thời gian sáng tác: 1930-1945( trước Cách mạng tháng 8)
- Đề tài, chủ đề: Đều lấy đề tài về con ng và cuộc sống đương thời, đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con ng bị vùi dập
- Nội dung tư tưởng: Đều chan chứa tinh thần nhân đạo.
- Nghệ thuật: Bút pháp hiện thực, có lối viết chân thực,gần đơpì sống, rất sinh động; ngôn ngữ giản dị, cách kể chuyện, miêu tả người , tả tâm lí cụ thể, hấp dẫn.
=>Ba văn bản đều thuộc dòng văn xuôi hiện thực trước Cách mạng tháng 8 nên mang đặc điểm của dòng văn học này.
b. Khác nhau:
- Thể loại
- Phương thức biểu đạt
- Nội dung phản ánh cụ thể, nghệ thuật 
III. Luyện tập:
* Gợi ý:
Đoạn văn, nhân vật yêu thích:
- Đoạn văn, nhân vật trong văn bản nào? tác giả là ai?
- Lí do yêu thích, dẫn chứng minh hoạ:
+ Về nội dung.
+ Về nghệ thuật.
+ Về ngoại hình? Phẩm chất?
-> Học sinh viết dàn ý, trình bày.
4. Củng cố: 
- Em thích văn bản nào nhất? Vì sao?
- Sau khi học xong các văn bản trên, tình cảm nào được khơi gợi trong em?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài, soạn bài: Thông tin về ngày trái đất năm 2000
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra một tiết.
- Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người nông dân qua hai văn bản: “Lão Hạc”, “Tức nước vỡ bờ”.
Tiết 39 
Soạn: 22 / 10 / 2010 
Giảng: 27 / 10 / 2010 
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
 ( Văn bản nhật dụng)
 Theo tài liệu của: Sở công nghệ và môi trường Hà Nội 
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
- Thấy được tác hại mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông để từ đó tự mình hạn chế ở dụng và vận động mọi người cùng thực hiện 
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lí mà văn bản đề xuất
- Từ đó có những suy nghĩ tích cực về việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt, có ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền để mọi ng thực hiện.
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, SGK, SGV, Tư liệu, sưu tầm tranh ảnh minh hoạ
- HS: Chuẩn bị bài, SGK,SBT, sưu tầm tranh ảnh về ô nhiễm môi trường
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức : 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
Khái niệm về văn bản nhật dụng? Hãy kể tên các văn bản đã học từ lớp 6 đến nay? cho biết những chủ đề mà văn bản đó đề cập tới
3. Bài mới:
Bảo vệ môi trường xung quanh ta, rộng hơn là bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta đang bị ô nhiễm nặng nề là một nhiệm vụ khoa học xã hội, văn hóa vô cùng quan trọng đối với nhân dân toàn thế giới cũng là nhiệm vụ của mỗi chúng ta. Một trong những nhiệm vụ cụ thể và cần thiết hàng ngày là hạn chế thấp nhất, tiến tới không dùng các loại bao bì ni lông . Vì sao vậy? Văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000 sẽ giải thích, thuyết minh giúp chúng ta hiểu rõ.
- GV hướng dẫn học sinh cách đọc.
- Gọi hai học sinh đọc.
- Giáo viên giới thiệu đôi nét về văn bản.
- Giải thích các từ khó.
? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chủ yếu của từng đoạn? 
? Quan sát đoạn 1 và cho biết những sự kiện nào được thông báo?
? Nhận xét cách trình bày các sự kiện trên?
? Việc nêu các sự kiện trên nhằm mục đích gì?
? Đó là vấn đề gì?
? Từ việc tìm hiểu trên em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến sự ra đời của bản thông điệp “Thông tin về ngày trái đất.”
? Nguyên nhân cơ bản nào khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây ra tác hại đối với môi trường?
? Hãy chỉ ra tác hại đó?
GV: Ngoài những tác hại đã trình bày ở trên việc sử dụng bao bì ni lông còn có tác hại khác nữa.
( GV : SGV tr 106 – 107).
? Nhận xét của em về cách trình bày các tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông?
Tích : Đây là phương pháp phổ biến được sử dụng trong văn bản thuyết minh.
? Qua đó em hiểu như thế nào về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông?
? Theo em có cách nào để tránh những hiểm họa đó không?
( HS tự trình bày)
? Đọc thầm đoạn văn tiếp theo?
? Tác giả đưa ra mấy biện pháp để hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông.Trình bày như thế có tác dụng gì?
? Mặc dù sử dụng bao bì ni lông có những tác hại ghê gớm nhưng cũng có những thuận lợi nhỏ. Đó là những thuận lợi nào?
? Tuy nhiên so với những tác hại của nó thì lợi nhiều hay ít?
? Vậy việc đưa ra các biện pháp hạn chế đó có hợp lí không?
? Em hãy cho biết việc sử dụng bao bì ni lông của bản thân em, gia đình em và mọi người xung quanh em ?
 ? Vậy sau khi đọc bản Thông tin này em có ý thức như thế nào về việc sử dụng bao bì bằng ni lông?
- GV: Xuất phát từ tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và thói quen của người Việt Nam nên phần cuối của văn bản đưa ra lời kêu gọi cần phải bảo vệ môi trường -> Chuyển phần 3
? Lời kêu gọi đó là gì?
? Nhận xét về trình tự tác giả đưa ra lời kêu gọi?
? Lời kêu gọi trên được viết dưới dạng kiểu câu gì? Tác dụng?
? Tại sao nhiệm vụ chung được nêu trước, hành động cụ thể được nêu sau?
? Qua việc trình bày : nguyên nhân, tác hại và những biện pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông và lời kêu gọi mọi người cung nhau bảo vệ môi trường Trái đất đẻ làm nổi bật chủ đề của bản thông điệp … em có nhận xét gì về bố cục của văn bản?
? Tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
? Qua việc tìm hiểu văn bản em nhận thức được những nội dung gì?
? Tìm ít nhất 4 danh từ làm phụ ngữ cho “ ô nhiễm” và đặt câu?
? Hãy giải thích vì sao lần đầu tiên tác giả Ngày Trái đất , nước ta lại chọn chủ đề “ Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”
I. Tiếp xúc với văn bản
1. Đọc: - To, rõ ràng, mạch lạc, chú ý đến các thuật ngữ chuyên môn cần phát âm chính xác.
2. Tìm hiểu chú thích
- Văn bản thuyết minh một vấn đề KHTN.
- Theo tài liệu của sở công nghệ môi trường Hà Nội.
* Từ khó: 7 chú thích đầu tiên 
Chú ý: chất dẻo ( nhựa) là những vật liệu tổng hợp các phân tử lớn gọi là pô - li – me có đặc tính chung là không tự phân hủy như các chất thải khác như giấy, thực vật, không thể bị các côn trùng và mầm sống phân hủy. Nếu không bị thiêu hủy( đốt) có thể tồn tại từ 20 năm đến 5000 năm.
3. Bố cục: 3 đoạn.
- Đoạn 1: Từ đầu đến “ một ngày không sử dụng bao bì ni lông”. 
 -> Nguyên nhân hoàn cảnh ra đời của bản thông điệp : Thông tin về Ngày trái đất năm 2000.
- Đoạn 2: Tiếp đến… “ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường”
 -> Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông.
- Đoạn 3: Còn lại 
-> Lời kêu gọi mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường.
II. Phân tích văn bản
1. Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp Thông tin về ngày Trái đất năm 2000.
- Ngày 22/4 hằng năm - Ngày trái đất. 
- Có 141 nước tham dự 
- Năm 2000 Việt nam tham gia ngày Trái đất.
-> Trình bày ngắn gọn, rõ ràng bằng cách nêu các số liệu cụ thể chính xác. 
Nêu các sự kiện đó để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề mà tác giả cần đề cập trong bài viết:
“ Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”.
=> Vấn đề này chính là chủ đề bảo vệ môi trường Trái đất mà tác giả mưốn gửi tới mọi người nhân lần đầu tiên nước ta tham gia vào ngày trái đất của thế giới.
-> Cả thế giới đang rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và ở Việt nam cũng là một vấn đề rất quan trọng và cấp bách.
2. Những tác hại và biện pháp hạn chế sử dụng chúng 
a. Những tác hại của việc dùng bao bì ni lông:
* Nguyên nhân cơ bản
 Đặc tính không phân hủy của Plaxtic. tính không phân hủy ấy đã gây nên hàng loạt tác hại.
* Tác hại: 
- Lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật.
- Làm tắc các đường dẫn nước thải, tăng khả năng ngập lụt,…
- Tắc nghẽn hệ thống cống rãnh-> muỗi phát sinh lây truyền dịch bệnh
- Làm chết các vi sinh vật khi nuốt phải.
- Ô nhiễm thực phẩm
- Gây ngộ độc, các bệnh nguy hiểm.
-> Kết hợp liệt kê và phân tích, liệt kê tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và phân tích cơ sở thực tế và khoa học của những tác hại đó vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thực tiễn, sáng rõ, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.
=> Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người: gây ra các bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng con người và các thế hệ tương lai.
b. Những biện pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông.
- Thay đổi thói quen sử dụng… giặt phơi khô để dùng lại.
- Không sử dụng khi không cần thiết 
- Sử dụng các túi đựng bằng giấy, lá.
- Nói những hiểu biết về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cho gia đình, bạn bè…
-> Liệt kê giúp mọi người nhận rõ được những việc cần phải làm để tránh tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đối với môi trường và sức khỏe con người.
- Thuận lợi: rẻ, nhẹ, tiện lợi, đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng; Sx bao bì ni lông so với SX bao bì bằng giấy tiết kiệm được 40% năng lượng, tiết kiệm được lượng bột giấy từ gỗ.
- Lợi bất cập hại.
=> Hợp tình hợp lí và có tính khả thi
( HS tự bộc lộ)
3. Lời kêu gọi mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường
- Mọi người hãy cùng nhau quan tâm đến Trái Đất…
- Hãy bảo vệ Trái Đất… gia tăng
- Hãy cùng nhau hành động:
“Một ngày không dùng bao ni lông”
- Trình tự: 
Nêu nhiệm vụ chung của mọi người -> Nêu hành động cụ thể.
-> Câu cầu khiến làm cho lời đề nghị rõ ràng, ngắn gọn, dể hiểu.
- Dùng 3 từ “hãy” rất thích hợp cho 3 câu ứng với 3 ý đã nêu trong phần thứ nhất.
- Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường trái đất là nhiệm vụ to lớn thường xuyên, lâu dài .
- Việc hạn chế dùng bao bì ni lông là công việc trước mắt.
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật:
Bố cục chặt chẽ.
Sử dụng hình thức thuyết minh với lời giải thích khoa học, rõ ràng. khách quan, xác thực, hữu ích đối với mọi người.
2. Nội dung: 
- Thấy được tác hại nhiều mặt của việc sử dụng bao bì ni lông và thấy được việc ích lợi của việc giảm bớt chất thải ni lông 
- Những việc có thể làm ngay để cải thiện môi trường sống, để bảo vệ trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta.
* Ghi nhớ: sgk
* Luyện tập:
Bài tập 1: ( SBT trang 49)
Gợi ý: 
- Ô nhiễm môi trường.
- Ô nhiễm không khí.
- Ô nhiễm nguồn nước.
-> Chất thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường.
Bài tập 2:
Gợi ý:
- Chủ đề thiết thực, liên quan đến cuộc sống của tất cả mọi người, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.
- Chủ đề trên là một vấn đề cụ thể, thiết thực song lại có một ý nghĩa vô cùng to lớn.
- Giáo dục một vấn đề lớn qua một việc nhỏ là một chủ trương hay, biện pháp đúng, khả thi.
4. Củng cố: 
 - Em sẽ hành động như thế nào sau khi tìm hiểu vấn đề trên?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài. Ôn tập chuẩn bị kiểm tra
 Tiết 40
Soạn: 22 / 10 / 2010 
Giảng: 28 / 10 / 2010 
Nói giảm, nói tránh.
A.Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học
- Rèn kĩ năng phân tích tác dụng của phép tu từ nói giảm, nói tránh
- Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm, nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết
B.Chuẩn bị: 
- GV: Soạn bài, SGK, SGV, bảng phụ
- HS: Chuẩn bị bài, SGK, SBT
C.Tiến trình dạy học
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
- Thế nào là nói quá? Tác dụng của phép nói quá? Đặt câu có sử dụng phép nói quá
3. Bài mới: 
Ngữ liệu
*Ngữ liệu 1: 
a. Vì vậy ... đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê Nin và các vị cách mạng đàn anh khác...
b.Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
c.Lượng ... bố mẹ chẳng còn
? Những từ gạch chân ở các ví dụ trên có ý nghĩa gì?
? Tại sao người nói, người viết lại dùng cách diễn đạt đó?
? Tìm những cách nói khác khi nói về cái chết với mục đích giảm nhẹ, để tránh đi sự đau buồn
* Ngữ liệu 2: 
- Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ...
? Tại sao trong câu văn trên tác giả lại dùng từ “bầu sữa” mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa?
* Ngữ liệu 3: 
- Con dạo này lười lắm.
- Con dạo này không được chăm chỉ lắm.
? Hãy so sánh 2 cách nói trên, cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn
? ở các ví dụ trên người viết, người nói đã sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh? Thế nào là nói giảm, nói tránh. Tác dụng của biện pháp này
? Tìm các biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng trong đời sống, thơ ca?
? Ngữ liệu1 và ngữ liệu 3 nói giảm nói tránh có thể thực hiện bằng những cách nào
? So sánh hai cách nói ở ví dụ, nhận xét cách nói? 
(1) Anh còn kém lắm. 
(2) Anh cần phải cố gắng hơn nữa.
? Cách nói nào nên sử dụng? Vì sao?
(1) Anh ấy bị thương nặng thế thì không sống được lâu nữa đâu chị ạ.
(2) Anh ấy thế thì không được lâu nữa đâu.
? Tại sao trong giao tiếp hoặc trong TPVH lại sử dụng nói giảm, nói tránh? 
GV: Để thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói, sự quan tâm tôn trọng của người nói đối với người nghe, góp phần tạo phong cách đúng mực của con người có giáo dục, có văn hoá, tránh thói quen ăn nói bỗ bã, thô tục -> sử dụng cách nói giảm nói tránh
? Tuy nhiên có phải lúc nào cũng nói giảm, nói tránh ko?
- Khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật thì không nên nói giảm nói tránh vì như thế là bất lợi: 
+ Khi góp ý phê bình mà người khác không nhận ra khuyết điểm…
+ Trong làm kinh tế…
? Điền những từ ngữ nói giảm, nói tránh sau đây vào chỗ trống
? Tìm những câu có sử dụng cách nói giảm, nói tránh
? Đặt 5 câu có nội dung chê trách 1 điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, người ta thường dùng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá?
? Việc sử dụng nói giảm, nói tránh phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp như thế nào? Ví dụ?
I.Bài học
1.Nói giảm, nói tránh 

- a, b, c

File đính kèm:

  • docNV8- Tuan 10.doc