Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì II - Năm học 2015-2016

NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

Trích Bình Ngô đại cáo

 Nguyễn Trãi

I. Chuẩn kiến thức – kĩ năng, thái độ, năng lực:

 1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng:

 - Đặc điểm về thể loại cáo.

 - Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của Bình Ngô đại cao.

 - Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.

 - Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.

 - Đọc – hiểu một văn bản thuộc thể loại cáo.

 - Nhận ra, thấy được những đặc điểm của kiểu văn nghị luận trung đại ở thể loại cáo.

 2. Thái độ: HS bồi đắp niềm tự hào về Tổ quốc, dân tộc.

 3. Năng lực:

- Thu thập, xử lí thông tin liên quan đến văn bản.

 - Cảm nhận văn bản trung đại.

 - Cảm nhận về ý nghĩa của văn bản.

 - Hợp tác, thảo luận nhóm về giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản.

 II. Phương tiện DH:

 1. GV: Sgk, giáo án, chuẩn kiến thức và kĩ năng, tài liệu tham khảo.

 2. HS: Sgk, vở ghi, vở soạn.

 III. Phương pháp DH:

 Kết hợp: đọc diễn cảm, phát vấn, thuyết trình, phân tích, giảng bình.

 IV. Tiến trình DH:

 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, kiểm tra tác phong.

 2. Kiểm tra bài cũ: không.

 3. Nội dung DH:

 

doc132 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì II - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u chặt chẽ.
 - Phân biệt rành mạch với nhau, có luận điểm chính, luận điểm phụ.
 - Các luận điểm phải được sắp xếp một cách hợp lý.
IV. Luyện tập.
 1. Bài tập 1:
 - Nếu chọn luận điểm “Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc” thì các luận cứ rời rạc, không có sự nhất quán với nhau về ý nghĩa.
 - Nếu là luận điểm “Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc” thì các luận cứ đưa ra mâu thuẫn với nội dung của luận điểm.
=> Cả hai luận điểm không phù hợp. Có thể lựa chọn luận điểm “Nguyễn Trãi không phải là ông tiên ở trong tòa ngọc”.
 2. Bài tập 2:
 - Nhận xét: Các luận điểm chưa có hệ thống mạch lạc, quá nhỏ lẻ.
 - Cách sắp xếp:
 + Nước ta là một nước văn hiến có truyền thống giáo dục lâu đời (Luận điểm cơ sở).
 + Giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi ách áp bức và sự lệ thuộc vào quyền lực của người khác để đạt được sự phát triển chính trị, tiến bộ xã hội.
 + Giáo dục giúp điều chỉnh sự gia tăng dân số, tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường sống.
 + Giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ xây dựng xã hội tương lai – Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai.
	4. Củng cố - dặn dò:
	 a. Củng cố: cần nắm chắc những vấn đề:
	- Khái niệm luận điểm.
	- Mối quan hệ giữa các luận điểm với vấn đề nghị luận.
	- Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
	 b. Dặn dò: chuẩn bị bài “Viết đoạn văn trình bày luận điểm”. Cụ thể:
	- Những yêu cầu khi viết đoạn văn trình bày luận điểm.
	- Viết đoạn trình bày các luận điểm sau:
	 + Nhóm 1: Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài.
	 + Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ.
	5. Rút kinh nghiệm: ................................................................................
	Tập làm văn	Ngày soạn: 10 / 03 / 2015
	Số tiết PPCT: 108	Tuần dạy: 27
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I. Chuẩn kiến thức – kĩ năng, thái độ, năng lực:
	 1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng:
	- Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.
	- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp.
	- Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp
	- Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong văn nghị luận.
	- Viết một đoạn văn nghị luận trình bày một luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị hoặc xã hội.
 2. Thái độ: HS có tinh thần học tập nghiêm túc.
 3. Năng lực:
- Thu thập, xử lí thông tin liên quan đến văn bản.
	- Xây dựng và tạo lập đoạn văn.
	- Hợp tác, thảo luận nhóm.
	II. Phương tiện DH:
	 1. GV: Sgk, giáo án, chuẩn kiến thức và kĩ năng, ....
	 2. HS: Sgk, vở ghi, vở soạn.
	III. Phương pháp DH: Phát vấn – đàm thoại, phân tích, luyện tập.
	IV. Tiến trình DH:
	 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, ổn định tác phong.
	 2. Nội dung DH:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Hướng dẫn tìm hiểu cách trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận.
- GV gọi 2 HS đọc 2 ví dụ (a) và (b)
- GV phát vấn câu hỏi thảo luận:
 + Từ 2 đoạn văn trên hãy cho biết lập luận là gì?
 + Tìm luận cứ và cách lập luận trong 2 đoạn văn trên?
 + Cách lập luận trong các đoạn văn trên có làm cho luận điểm sáng tỏ, rõ ràng không?
 + Từ 2 ví dụ đã phân tích, vậy chúng ta cần đảm bảo yêu cầu gì khi viết đoạn văn nghị luận?
- HS suy nghĩ, trả lời.
- GV nhận xét.
- GV: Hãy cho biết lập luận là gì? Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn của Nguyễn Tuân ?
- HS thuyết trình.
- GV: Em hãy nhận xét về việc sắp xếp các ý trong đoạn văn ? Nếu thay đổi luận điểm thì hiệu quả lập luận sẽ bị ảnh hưởng ntn?
- HS thuyết trình.
- GV nhận xét.
- GV: Từ việc tìm hiểu các ví dụ trong Sgk, em hãy cho biết: khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần chú ý điều gì?
- HS thuyết trình.
- GV nhận xét, ghi bảng.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn làm bài tập phần luyện tập
- GV: Hãy diễn đạt 2 câu trên thành một điểm ngắn gọn.
Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm gì? Sử dụng luận cứ nào? Hãy nhận xét cách sắp xếp các luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn?
- HS thuyết trình
- GV diễn giải
- GV kiểm tra bài tập 3 trang 82
- HS đọc bài
Cho luận điểm “Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu”. Em hãy tìm luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm trên?
- HS trả lời
- GV nhận xét
I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận.
 1. Ví dụ 1: (SGK)
 a. Luận điểm: “Thật là chốn ...để vương muôn đời”
-> Phương pháp lập luận: quy nạp. Đưa ra các lợi thế của thành Đại La rồi đưa đến kết luận -> luận cứ toàn diện đầy đủ; lập luận mạch lạc, thuyết phục.
 b. Luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”
-> Phương pháp lập luận: Diễn dịch. Trình tự lập luận: theo lứa tuổi, theo không gian vùng, theo vị trí công tác, ngành nghề, nhiệm vụ; sau đó nhấn mạnh lại luận điểm đã nêu ở đầu đoạn -> lập luận toàn diện, vừa khái quát, vừa cụ thể.
=> Cách lập luận toàn diện, đầy đủ, vừa khái quát, vừa cụ thể.
 2. Ví dụ 2 (Sgk)
 - Luận điểm: Bản chất chó đểu của giai cấp thống trị (đặt ở cuối đoạn) -> đoạn quy nạp.
 + Luận cứ 1: NTT cho bưng ... chó con.
 + Luận cứ 2: Thằng chồng le te .... bù khú.
 + Luận cứ 3: Ấy thế rồi ... đứng đấy.
 - Cách lập luận tương phản: đặt chó bên người; đối xử tử tế với cho và giở giọng chó má với người -> cách sắp xếp chặt chẽ, không thể thay đổi tùy tiện > Nếu thay đối thì bản chất của giai cấp thống trị không được lột tả rõ ràng; kịch tính của truyện bị lu mờ.
 3. Nhận xét:
 - Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề
 - Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lý
 - Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để trình bày luận điểm có sức thuyết phục
II. Luyện tập.
 1. Bài tập 1:
 a. Cần viết ngắn gon, dễ hiểu
 b. Niềm say mê đào tạo nhà văn trẻ của Nguyên Hồng.
 2. Bài tập 2:
 - Luận điểm: Tế Hanh là một người tinh lắm.
 - Luận cứ 2: Thơ ông đưa ta vào một thế giới gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ.
 - Luận cứ 1: Thơ ông ghi lại...chốn quê hương
 - Cách lập luận: Diễn dịch
 -> Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự tăng tiến: xa, sau -> tạo hứng thú cho người đọc.
 3. Bài tập 3:
 4. Bài tập 4:
 - Luận điểm: “Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu”
 - Luận cứ 1: Mục đích của văn giải thích: viết ra để người đọc hiểu một vấn đề, 1 luận điểm, 1 luận cứ nào đó.
 - Luận cứ 2: Giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ hiểu, dễ làm bài tập
 - Luận cứ 3: Giải thích càng khó hiểu thì người đọc càng xa rời mục đích đề ra.
 - Luận cứ 4: Vậy, văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu.
	4. Củng cố - dặn dò:
	a. Củng cố: Khi viết đoạn văn trình bày luận điểm cần:
	 - Xác định luận cứ
	 - Xác định phương pháp lập luận
	 - Sự sắp xếp có luận cứ
	b. Dặn dò: Chuẩn bị bài “Bàn luận về phép học”
	 - Tác giả Nguyễn Thiếp
	 - Xác định luận điểm, luận cứ cho văn bản
	 - Nhận xét cách lập luận của tác giả
	5. Rút kinh nghiệm: .................................................................................
Tập làm văn	Ngày soạn: 15 / 03 / 2014
	Số tiết PPCT: 109	Tuần dạy: 28
BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
Trích 
 - Nguyễn Thiếp -
I. Chuẩn kiến thức – kĩ năng, thái độ, năng lực:
	 1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng:
	 	- Những hiểu biết bước đầu về tấu.
	 	- Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học đối với sự phát triển của đất nước.
	 	 - Đặc điểm, tình hình lập luận của tác giả
 	 - Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể tấu
 - Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong văn bản.
 2. Thái độ: HS có ý thức, niềm say mê trong học tập.
 3. Năng lực:
- Thu thập, xử lí thông tin liên quan đến văn bản.
	- Cảm nhận văn bản trung đại
	- Cảm nhận về ý nghĩa của văn bản.
	- Hợp tác, thảo luận nhóm về giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản.
	II. Phương tiện DH:
	 1. GV: Sgk, giáo án, chuẩn kiến thức và kĩ năng, ....
	 2. HS: Sgk, vở ghi, vở soạn.
	III. Phương pháp DH:
Kết hợp: Đọc diễn cảm, phát vấn – đàm thoại, thuyết minh, phân tích...
	IV. Tiến trình DH:
	 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, kiểm tra tác phong.
	 2. Nội dung DH:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Hướng dẫn tìm hiểu chung: tác giả + tác phẩm:
- GV: Trình bày một vài nét về tác giả Nguyễn Thiếp?
- GV: Trình bày hoàn cảnh sáng tác và hiểu biết về thể loại của văn bản?
- HS trả lời
- GV gọi 1 HS đọc văn bản
- HS đọc rõ ràng, mạch lạc
- GV: Hãy phân chia bố cục của văn bản?
- HS trả lời.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn tìm hiểu văn bản 
- Câu hỏi thảo luận:
 + Những luận điểm chính được nêu ra ở đây là gì ?
 + Nhận xét cách lập luận.
 + Hãy cho biết tác giả phê phán những quan niệm sai lệch nào về việc học?
- HS thảo luận, thuyết trình.
- GV nhận xét, ghi bảng.
- GV: Từ việc phê phán quan niệm sai, lệch lạc trong việc học, tác giả đã chỉ ra chủ trương và phương pháp học mới, em học phân tích chủ trương và phương pháp học đó?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS nắm bắt, ghi bài.
- GV: Từ quan niệm của Nguyễn Thiếp về việc học, em hãy chia sẻ những suy nghĩ của em về việc học (mục đích, phương pháp học)
- HS thuyết trình.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn tổng kết bài học.
- GV: Nhận xét giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản ?
- HS trả lời
- GV nhận xét
I. Tìm hiểu chung.
 1. Tác giả Nguyễn Thiếp
 - Quê: Hà Tĩnh
 - Là người học rộng, hiểu sâu, đỗ đạt dưới triều Lê
 - Được mọi người rất kính trọng
 2. Văn bản: “Bàn luận về phép học”
 a. Hoàn cảnh sáng tác: 8-1791 Nguyễn Thiếp gửi tấu lên vua
 b. Thể loại: tấu
 - Là thể văn nghị luận được bề tôi viết trình lên vua chúa kiến nghị, đề nghị của mình.
 - Hình thức: văn xuôi, văn biền ngẫu.
 c. Bố cục:
 - Phê phán những quan niệm sai lệch về việc học
 - Bàn luận về phép học
 - Nhấn mạnh kết quả
II. Tìm hiểu văn bản.
 1. Phê phán những quan niệm học sai lệch:
 - Luận điểm: Học để thành người biết rõ đạo
 + Luận cứ: Trích dẫn câu nói “Ngọc...đạo”
 -> Đạo: lẽ sống đúng và đẹp
 Mối quan hệ giữa con người với con người
 + Luận cứ 2: Tình hình của nền giáo dục hiện tại, trước đó: nền chính học bị thất truyền.
 -> Học: Hình thức
 Cầu danh lợi
 + Luận cứ 3: Hậu quả: Chúa tầm thường
 Nước mất nhà tan
 -> Với cách lập luận chặt chẽ, tác giả đã phê phán gay gắt lối học hình thức, cầu danh lợi.
 2. Bàn về phép học.
 - Đối tượng học rộng rãi
 + Phạm vi: Phủ, huyện, trường tư
 + Người học: con cháu văn, võ, thuộc lại.
 - Phương pháp dạy học
 + Học từ tiểu học để bồi gốc
 + Tuần tự tiến lên trung học, đai học
 + Học kết hợp giữa rộng và sâu
 + Học đi đôi với hành
 - Hệ quả
 + Rèn luyện con người
 + Phát triển hiền tài
 + Yên dân, định nước
 -> Đây là quan niệm rất tiến bộ của tác giả về việc học.
 III. Tổng kết
 1. Nghệ thuật:
 - Luận điểm rõ ràng, lý lẽ chặt chẽ, giọng văn khúc chiết, thể hiện tấm lòng chân chính của bậc tri thức tài hoa với nước.
 2. Nội dung:
 Văn bản thể hiện quan niệm tiến bộ của Nguyễn Thiếp về việc học.
	4. Củng cố - dặn dò:
	 a. Củng cố:
	- Mục đích chân chính của việc học: Học để làm người.
	- Phê phán lối học sai lầm: học hình thức, học cầu danh.
	- Phương pháp học tập đúng đắn: học từ dễ đến khó; học nhiều nhưng phải biết tóm lược; học phải kết hợp với thực tiễn.
	 b. Dặn dò: chuẩn bị bài “Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm”. Cụ thể:
	Cho đề bài: Em hãy viết một bài báo tường để khuyên các bạn trong lớp chăm chỉ việc học.
	 - Hãy xác định hệ thống luận điểm, luận cứ cho đề văn trên.
	 - Lập dàn ý cho bài văn trên.
	5. Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................
	Tập làm văn:	Ngày soạn: 20 / 03 / 2014
	Số tiết PPCT: 110	Tuần dạy: 28
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I. Chuẩn kiến thức – kĩ năng, thái độ, năng lực:
	 1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng:
- Cách xây dựng và trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch, quy nạp. Vận dụng trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
	- Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp
	- Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong văn nghị luận.
	- Viết một đoạn văn nghị luận trình bày một luận điểm.
 2. Thái độ: HS có tinh thần học hỏi trong học tập.
 3. Năng lực:
- Thu thập, xử lí thông tin liên quan đến văn bản.
	- Tạo lập đoạn văn nghị luận có luận điểm.
	- Hợp tác, thảo luận nhóm.
	II. Phương tiện DH:
	 1. GV: Sgk, giáo án, chuẩn kiến thức và kĩ năng, ....
	 2. HS: Sgk, vở ghi, vở soạn.
	III. Phương pháp DH: Phát vấn – đàm thoại, phân tích, luyện tập.
	IV. Tiến trình DH:
	 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, ổn định tác phong.
	 2 Kiểm tra bài cũ:
	Câu hỏi: Hịch tướng sĩ là lời kêu gọi tinh thần chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Lời kêu gọi đó được thực hiện như thế nào ? 
	 3. Nội dung DH:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung DH
Hoạt động 1:
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
Hoạt động 2: 
GV ghi đề bài lên bảng.
- GV: Em hãy nhận xét về hệ thống luận điểm mà bạn HS đưa ra trong sgk ?
- HS nhận xét.
- GV: Em hãy xác định lại hệ thống luận điểm cho đề văn trên.
- HS suy nghĩ, thuyết trình.
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS nắm bắt.
- GV: Để trình bày luận điểm (5), em sẽ sử dụng các câu nào trong Sgk.
- HS trình bày.
- GV tiến hành tổ chức làm bài tập nhóm:
+ Nhóm 1: Triển khai luận điểm 5 thành một đoạn văn theo cách diễn dịch.
+ Nhóm 2: Triển khai luận điểm 5 thành một đoạn văn theo cách quy nạp.
- HS làm bài tập, thuyết trình.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- HS nắm bắt.
I. Chuẩn bị ở nhà.
II. Luyện tập trên lớp.
 1. Nhận xét:
 - Hệ thống luận điểm còn thiếu.
 - Luận điểm a lạc đề.
 - Hệ thống luận điểm sắp xếp chưa hợp lý.
 2. Sửa chữa.
 - Đất nước đang cần những người tài giỏi để đẩy nhanh nhịp độ xây dựng, phát triển về mọi mặt.
 - Đất nước ta đã và đang có những bạn học sinh học tập chăm chỉ là những tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
 - Nhưng muốn học giỏi, đòi hỏi chúng ta phải chuyên cần, siêng năng.
 - Đáng tiếc là trong lớp ta có một số bạn còn ham chơi, chưa chăm học, làm cho thầy cô và cha mẹ phiền lòng.
 - Bây giờ các bạn chỉ lo ham chơi mà không biết sau này các bạn sẽ khó thành công và tìm được niềm vui trong cuộc sống.
 - Vậy, ngay bây giờ, các bạn phải chịu khó học tập chăm chỉ để trở thành học sinh giỏi, trở thành người có ích cho xã hội.
 3. Trình bày luận điểm.
 - Chọn cách 1, 3.
 - Trình tự sắp xếp trên khá hợp lý, logic.
 4. Trình bày đoạn văn.
	4. Củng cố - dặn dò:
	 a. Củng cố:
	- Xây dựng hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận.
	- Cách trình bày luận ddiemr: diễn dịch, quy nạp.
	 b. Dặn dò: chuẩn bị bài viết số 06 (Văn nghị luận). Cụ thể:
	- Cách trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
	- Cách dựng đoạn và liên kết đoạn văn trong bài văn nghị luận.
	5. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................. 
Tập làm văn	Ngày soạn: 23 / 03 / 2015
	Số tiết PPCT: 111; 112	Tuần dạy: 28
VIẾT BÀI VIẾT SỐ 06
(Văn nghị luận)
I. Chuẩn kiến thức – kĩ năng, thái độ, năng lực:
	 1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng:
	- Cách xác định hệ thống luận điểm, luận cứ cho đề văn nghị luận.
	- Cách lập luận trong bài văn nghị luận.
	- Cách dựng đoạn và liên kết các đoạn văn trong văn nghị luận.
	 	- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các tháo tác đã học để viết một bài văn nghị luận.
 2. Thái độ: HS có ý thức làm bài nghiêm túc.
 3. Năng lực:
	- Thu thập, xử lí thông tin liên quan đến văn bản.
	- Hợp tác, thảo luận nhóm.
	II. Phương tiện DH:
	 1. GV: đề bài viết số 06, đáp án bài viết số 06, chuẩn kiến thức và kĩ năng.
	 2. HS: giấy, bút
	III. Phương pháp DH: viết bài
	IV. Tiến trình DH:
	 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, kiểm tra tác phong.
	 2. Kiểm tra bài cũ: không.
	 3. Nội dung DH:
Đề bài:
Câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em suy nghĩ gì ?
**** Hết ****
ĐÁP ÁN BÀI VIẾT SỐ 06 (Văn nghị luận)
Câu
Nội dung
Điểm
Bài viết số 06 (Văn nghị luận)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
 - HS xác định đúng kiểu văn nghị luận.
 - Bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm, luận cứ minh bạch, thuyết phục.
 - Diễn đạt mạch lạc, không phạm các lỗi về câu và chính tả.
1.0
2. Yêu cầu về kiến thức:
 a. Giải thích:
 - Sách là nơi lưu giữ những kho tàng tri thức của nhân loại; 
 - Sách là nguồn tri thức: Sách giúp con người hiểu biết tường tận về thế giới bao la.
 - Chỉ có tri thức mới là con đường sống: Tri thức là phương tiện giúp đỡ con người trong cuộc sống.
 - Câu nói của M. Go-rơ-ki muốn khẳng định vai trò quan trọng của sách đối với con người.
 b. Bình luận:
 Sách có vai trò rất quan trọng nên chúng ta cần:
 - Giữ gìn, nâng niu sách.
 - Biết cách đọc sách và chọn sách để đọc.
 c. Bài học rút ra từ bản thân.
1.0
1.0
1.0
1.0
2.0
2.0
1.0
---- Hết ----
	Văn bản	Ngày soạn: 23 / 03 / 2015
	Số tiết PPCT: 113; 114	Tuần dạy: 29
THUẾ MÁU
(Trích Bản án chế độ thực dân Pháp)
	Nguyễn Ái Quốc
	I. Chuẩn kiến thức – kĩ năng, thái độ, năng lực:
 1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng:
	- Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người thuộc địa bị bóc lột, bị đưa ra làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
	- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.
	- Đọc – hiểu văn bản chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn bản chính luận.
	- Đưa các yếu tố biểu cảm vào văn bản nghị luận.
 2. Thái độ: HS có thái độ học tập nghiêm túc, có khoa học.
 3. Năng lực:
- Thu thập, xử lí thông tin liên quan đến văn bản.
	- Cảm nhận về ý nghĩa của văn bản.
	- Hợp tác, thảo luận nhóm về giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản.
	II. Phương tiện DH:
	 1. GV: Sgk, giáo án, chuẩn kiến thức và kĩ năng, tài liệu tham khảo
	 2. HS: Sgk, vở ghi, vở soạn.
	III. Phương pháp DH:
	Kết hợp: đọc diễn cảm, phát vấn, thuyết trình, phân tích, giảng bình.
	IV. Tiến trình DH:
	 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, kiểm tra tác phong.
	 2. Kiểm tra bài cũ: không.
	 3. Nội dung DH:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung DH
Hoạt động 1:
Hướng dẫn tìm hiểu chung: tác giả + tác phẩm.
- GV: Trình bày một vài nét ngắn gọn về tác giả Nguyễn Ái Quốc ?
- HS thuyết trình.
- GV: Qua những tác phẩm đã học, em hãy rút ra nhận xét về văn chương của Nguyễn Ái Quốc ?
- HS thuyết trình.
- GV: Nêu một vài nét ngắn gọn về tác phẩm Bản án chế độ thực dân: xuất xứ, nội dung.
- HS thuyết trình.
- GV: Hãy phát biểu cảm nhận của em về nhan đề “thuế máu” ?
- HS thuyết trình.
- GV giảng giải.
- GV: Hãy phân tích tính mạch lạc, logic về bố cục của văn bản ?
- HS thuyết trình.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản.
- GV tổ chức thảo luận nhóm:
Phân tích thủ đoạn mánh khóe, bịp bợm của chính quyền thực dân đối với người bản địa.
Gợi ý:
+ Ngôn ngữ xưng hô (trước chiến tranh, chiến tranh bùng nổ, sau chiến tranh)
+ Thái độ, hành động.
+ Nghệ thuật tố cáo của tác giả.
- HS thuyết trình.
- GV phân tích, giảng giải.
- HS nắm bắt.
- GV chốt ý, ghi bảng.
- GV: Hãy cảm nhận về số phận của người dân bản địa trong văn bản ? Nghệ thuật nào thể hiện rõ bi kịch thảm thương đó ?
- HS thuyết trình.
- GV: Hãy nêu những đặc trưng nghệ thuật tạo nên sự hấp dẫn của văn bản ?
- HS liệt kê.
- GV phân tích.
Hoạt động 3
Hướng dẫn tổng kết văn bản.
- GV: Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản.
- HS thuyết trình.
- GV nhận xét, hệ thống.
I. Tìm hiểu chung.
 1. Tác giả Nguyễn Ái Quốc.
 - Văn chương là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hoạt động cách mạng.
 - Sáng tác bằng chữ Hán -> “Quả bom nổ chậm trong lòng chế độ thực dân”.
 2. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.
 - Xuất xứ
 + Tại Pháp : 1925
 + Tại Việt Nam: 1946
 - Thể loại: văn chính luận.
 - Nội dung:
 + Tố cáo và kết án tày trời tội ác của chủ nghĩa thực dân trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa.
 + Tình cảnh khốn khổ, tủi nhục của người dân bản địa.
 + Vạch ra con đường đấu tranh cách mạng đúng đắn.
 3. Đoạn trích Thuế máu.
 a. Nhan đề “Thuế máu”:
 - Thứ thuế được đánh bằng xương máu và tính mạng của con người – thứ thuế vô nhân đạo.
 - Gợi lên số phận bi thảm của người nô lệ.
 - T

File đính kèm:

  • docBai_18_Nho_rung.doc