Giáo án Ngữ văn 8 - Dương Sỹ Bình - Tuần 9

(?) Khái quát nét nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn này?

(?) Hai cây phong trong hồi ức của nhân vật tôi hiện ra cụ thể như thế nào? Điều đó cho thấy tài nghệ của tác giả?

(?) Điều cuối cùng hai cây phong được nhắc tới với một điều bí ẩn người vô danh nào đã trồng nó với những ước mơ hy vọng gì?

(?) Chi tiết này cho ta biết thêm điều gì về hai cây phong?

- Là chứng nhân lịch sử của trường ĐS.

(?) Liên kết các biểu hiện đó ta có một hình dung như thế nào về hai cây phong trong văn bản này?

- Khái quát nghệ thuật – nội dung tác phẩm? SGK/101

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Dương Sỹ Bình - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9	Ngày soạn: 10/10/2014 
 Tiết: 33,34 	 Ngày dạy: 13/10/2014 
 Văn bản: HAI CÂY PHONG
 - Ai-ma-tốp -
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 	- Hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn người thầy đã vun trồng ước mơ và những tâm hồn trẻ thơ.
- Hiểu rõ về nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người nghệ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen.
- Cách xây dựng mạch kể, cách miêu tả hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
2. Kỹ năng:
- Đọc hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân loại những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
3. Thái độ: 
- GD lòng trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ & tình thầy trò.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề…..
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
 - Lớp 8A3 - Vắng: (P;……………….……; KP;………………………….)
 - Lớp 8A5 - Vắng: (P;…………………….; KP;……………….…………)
 - Lớp 8A6 - Vắng: (P;……..………….…..; KP;…….………………..…...)	
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Tóm tắt ngắn ngọn đoạn trích “chiếc lá cuối cùng”? Vì sao bức tranh của cụ Bơ men lại là 1 kiệt tác?
 	 3. Bài mới: 
Chúng ta vừa tìm hiểu một nhà văn nổ tiếng thế giới, người Mỹ O.Hen-ri. Hôm nay chúng ta tiếp tục đến với xứ sở Cư-rơ-gư-xtan một nước cộng hoà ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Các em có biết không đây là một đất nước tươi đẹp, có núi đồi thảo nguyên, những dãy núi trập trùng . Ai-ma-tốp là nhà văn nổi tiếng của Cư-rơ-gư-xtan. Tập truyện nổi tiếng được giải thưởng Lê-nin của ông là “ Núi đồi và thảo nguyên”. “ Người thầy đầu tiên” là một trong những tác phẩm của tập truyện đó. Hôm nay các em sẽ được học phần trích của truyện, phần này có tên “Hai cây phong”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu tác giả- tác phẩm.
- GV gọi HS đọc chú thích/99.
(?) Em hiểu gì về nền văn học Liên Xô?
(?) Dựa vào SGK có thể cho biết đôi nét ngắn gọn về tác giả Ai-ma-tôp?
(?) Nêu vị trí của đoạn trích chúng ta tìm hiểu? 
- GV kể tóm tắt toàn bộ tác phẩm.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn đọc tìm hiểu chú thích.
 - Cho học sinh tìm hiểu các chú thích trong SGK, cho học sinh phát biểu thêm một số từ khó hiểu.
- Chú ý giọng đọc chậm, buồn, gợi nhớ nhung và suy nghĩ của người kể chuyện. Có một chút thay đổi giữa người kể chuyện xưng tôi và chúng tôi để phân biệt ngôi kể và điểm nhìn nghệ thuật.
- Cho học sinh tóm tắt văn bản, giáo viên nhận xét cách đọc và tóm tắt.
 (?) Trong văn bản này xuất hiện 2 loại hình ảnh : loại hình ảnh thiên nhiên và hình ảnh con người, cụ thể là?
(?) Em có nhận xét gì về sự thay đổi ngôi kể trong đoạn trích? Đại từ nhân xưng tôi ở các đoạn a,b,d chỉ ai, ở thời điểm nào? 
- Đại từ tôi ở đoạn a,b,d chỉ người kể chuyện-một hoạ sĩ và chủ yếu ở thời điểm hiện tại mà nhớ về quá khứ.
(?) Đại từ chúng tôi ở đoạn c chỉ ai ở vào thời điểm nào? 
- Đại từ chúng tôi ở đoạn c chỉ nhân vật người kể chuyện và các bạn bè của anh ở thời điểm quá khứ.
(?) Thay đổi ngôi kể như vậy theo em có tác dụng gì?
- Làm cho câu chuyện trở nên sống động, thân mật, gần gũi, ấm áp,tin cậy và chân thật hơn đối với người đọc.
(?)Vậy khi xưng tôi, cảm nhận của tôi về hai cây phong như thế nào? 
(?) Cảm xúc của tôi và bọn trẻ về cây phong?
TIẾT 2
(?) Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ?
- Đó là một thế giới bao la và ánh sáng. Tiếp theo là chuồng ngựa nông trang bây giờ bỗng nhỏ lại, thảo nguyên hoang vu mất hút trong sương mờ, dòng sông lấp lánh như sợi chỉ bạc. 
(?) Nhận xét của em về nghệ thuật được sử dụng ở đoạn văn này
(?) Qua đó, tác giả muốn bày tỏ điều gì ?
(?) Hai cây phong ở đỉnh đồi phía trên làng Ku-ku-rêu có gì đặc biệt đối với nhân vật tôi-người hoạ sĩ. Vì sao tác giả luôn nhớ về chúng?
(?) Hai cây phong được ví như những ngọn hải đăng đặt trên núi? Cách so sánh này có ý nghĩa gì?
- Chỉ tín hiệu, vai trò không thiếu đối với những người đi xa về làng, niềm tự hào của dân Ku-ku-rêu.
(?) Khái quát nét nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn này?
(?) Hai cây phong trong hồi ức của nhân vật tôi hiện ra cụ thể như thế nào? Điều đó cho thấy tài nghệ của tác giả?
(?) Điều cuối cùng hai cây phong được nhắc tới với một điều bí ẩn người vô danh nào đã trồng nó với những ước mơ hy vọng gì?
(?) Chi tiết này cho ta biết thêm điều gì về hai cây phong?
- Là chứng nhân lịch sử của trường ĐS.
(?) Liên kết các biểu hiện đó ta có một hình dung như thế nào về hai cây phong trong văn bản này?
- Khái quát nghệ thuật – nội dung tác phẩm? SGK/101
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học
- Chọn trong bài một đoạn từ 10 dòng trở liên quan đến hai cây phong để học thuộc.( gợi ý đoạn c.)
- Câu chuyện còn gợi cho em những suy nghĩ gì về người thầy đầu tiên trong cuộc đời mình và ký ức tuổi thơ? 
- Lưu ý kiểu bài tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
a. Tác giả:
- Ai-ma-tốp sinh năm 1928 mất 2008, là nhà văn nước Cư-rơ-gư-xtan trước đây thuộc Liên Xô cũ.Các tác phẩm quen thuộc như: Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên....
-Văn bản trên trích phần đầu truyện “Người thầy đầu tiên”.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc- tìm hiểu nghĩa từ khó.
2. Tìm hiểu văn bản
a.Tóm tắt :
b. Bố cục: 3 phần
c. Phân tích:
c1. Hai cây phong – biểu tượng của quê hương:
- Tín hiệu của làng, đường dẫn về làng
- Gắn bó, thân thuộc, gần gũi với con người 
- Có sức sống riêng 
- Nơi hội tụ niềm vui của tuổi thơ 
- Nơi mở rộng chân trời hiểu biết 
- Nơi ghi khắc biến cố của làng, đó là trường Đuy-sen 
à Nhân cách hóa, liên tưởng, tưởng tượng phong phú
=> Hình ảnh hai cây phong trong cảm nhận của người họa sĩ là biểu tượng của quê hương
 c 2. Hình ảnh con người - nhân vật tôi.
- Cảm nhận hai cây phong như người thân yêu.
- Nhớ cây đắm say, mãnh liệt
- Có tâm hồn nhạy cảm và trí tưởng tượng phong phú.
- Tình yêu quý hai cây phong gắn liền người thầy giáo đầu tiên. 
- Lòng biết ơn về người thầy đã gieo vào tâm hồn trẻ thơ niềm tin, niềm khát khao, hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn
- Yêu vẻ đẹp làng quê.
 =>Tình yêu tha thiết, sâu nặng đối với thiên nhiên con người và làng quê.
3.Tổng kết 
a. Nghệ thuật
- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.
- Miểu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc.
- Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng hết sức phong phú,…
b. Nội dung
 Ý nghĩa văn bản:
Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku-ru-rêu
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC  
 Bài cũ: Đọc tác phẩm Người thầy đầu tiên, học thuộc một đoạn văn về hai cây phong trong văn bản.
 Bài mới: 
- Chuẩn bị bài “Viết bài tập làm văn số 2”
- Lưu ý kiểu bài tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 
Tuần: 8 Ngày soạn: 13/10/2014 
Tiết: 32 Ngày dạy: 16/10/2014
Tập làm văn: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM. 
HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 2
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 	- Biết lập bố cục và cách xây dựng dàn bài cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Cách lập dàn bài cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
2. Kỹ năng:
- Xây dựng bố cục, sắp xếp cho các ý bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Viết 1 bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ.
 3. Thái độ: 
- Gíao dục cách làm bài văn tự sự - Giáo dục cách viết văn một cách khoa học.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp thuyet trình, đàm thoại, nêu vấn đề…..
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
 - Lớp 8A3 - Vắng: (P;……………….……; KP;………………………….)
 - Lớp 8A5 - Vắng: (P;…………………….; KP;……………….…………)
 - Lớp 8A6 - Vắng: (P;……..………….…..; KP;…….………………..…...)	
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs
 	- Kiểm tra vở bài tập về nhà của 2, 3 em. (lấy điểm)
 	3. Bài mới: 
Thể loại tự sự và dàn ý của một bài văn tự sự đã rất quen thuộc đối với các em. Bố cục của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cũng có 3 phần như các bài văn khác. Tuy vậy, ở loại này, người viết không chỉ thuần tuý kể lại sự việc mà mỗi sự việc lại được phát triển, soi sáng bởi nhiều yếu tố miêu tả, biểu cảm. Hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập làm dàn ý của bài tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, đánh giá.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu và nhận biết dàn ý của một bài văn tự sự kết h ợp với miêu tả và biểu cảm.
- Đọc bài văn SGK/92…
(?) Bài văn trên có thể chia làm 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Hãy chỉ ra ba phần đó và nêu nội dung khái quát của mỗi phần?
(?) Truyện kể về việc gì? Ai là người kể chuyện(ngôi thứ mấy?)
 Kể món quà sinh nhật độc đáo của Trinh dành cho người bạn thân của mình, ngôi kể thứ nhất là tôi=Trang
(?) Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào?
(?) Chuyện xảy ra với ai?Có những nhân vật nào?Ai là nhân vật nào?Tính cách của mỗi nhân vật ra sao?
(?) Câu chuyện diễn ra như thế nào? (Mở đầu nêu vấn đề gì? Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu?Kết thúc ở chỗ nào?Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ?)
(?) Các yếu tố miêu tả biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện? Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này.
 Miêu ta: suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập kẻ ra người vào….các bạn ngồi chật cả nhà. 
 Biểu cảm: tôi vẫn cứ bồn chồn không yên… bắt đầu lo…tủi thân và giận Trinh….giận mình quá…tôi run run…Cảm ơn Trinh quá …
Bố cục và dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả.
(?) Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm thường gồm mấy phần, là những phần nào?
(?) Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì?(SGK/95)
- Cho học sinh đọc ghi nhớ trong SGK/95
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luỵên tập
BT1:Yêu cầu học sinh lập dàn ý từ văn bản có sẵn Cô bé bán diêm.
BT2: Trong SGK đã gợi ý ba phần của bài văn, cho học sinh trả lời yêu cầu theo câu hỏi.
+ MB: Giới thiệu ai?
 - Trong hoàn cảnh nào?
+ TB: Nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo trật tự thời gian.(Lúc đầu, sau đó, tiếp theo) và kết quả 
(?) Trong khi nêu các sự việc chính, chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong đó
+ KB: Kết cục như thế nào và cảm nghĩ của người kể ra sao?
 - Giáo viên có thể gợi mở dàn ý ghi lên bảng cho học sinh tham khảo và giao về nhà.
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn tự học
- Kể lại một việc tốt hoặc một lần em mắc lỗi
- Bài làm theo bố cục 3 phần
- Giải thích vì sao chiếc lá là một kiệt tác?
- Trả lời câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản 
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Dàn ý của bài văn tự sự.
 a. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự;
 Ví dụ : Bài văn 
+ Bố cục :
- MB: “Từ đầu. . . trên bàn” à Quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
- TB: “Vui thì. . . không nói” à Món quà sinh nhật độc đáo của Trinh.
-KB: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật.
+ Các yếu tố của văn bản.
- Truyện kể về món quà sinh nhật. Người kể là Trang (ngôi thứ nhất ).
- Chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày sinh nhật Trang.
- Trang và Trinh là nhân vật chính 
- Trang: Mau giận,dễ xúc động.
- Trinh: Có tấm lòng thơm thảo với bạn bè.
+ Diễn biến câu chuyện.
Mở đầu: Tâm trạng bồn chồn của Trang khi người bạn thân nhất chưa đến.
Đỉnh điểm: Sự xuất hiện của Trinh với chùm ổi.
Kết thúc: Sự xúc động của Trang.
- Điều tạo nên bất ngờ là tình huống chuyện 
+ Những yếu tố miêu tả,biểu cảm
 Miêu tả:
- Hành động, tâm trạng của Trang.
- Cành ổi.
- Dáng vẻ, hành động của Trinh.
Biểu cảm:
- Cảm xúc suy nghĩ của Trang về người bạn và món quà sinh nhật.
à Cảm nhận về tình bạn đáng quý giữa hai nhân vật.
+ Thứ tự kể:
- Trình tự thời gian.
- Trong khi kể có xen hồi ức.
2. Dàn ý của một bài văn tự sự:
- Ghi nhớ: SGK/95.
II. LUYỆN TẬP
 Bài 2/95:
- Mở bài:Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỷ niệm khiến mình xúc động là kỷ niệm gì? (nêu một cách khái quát)
- Thân bài: Tập trung kể về kỷ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào? (thời gian, hoàn cảnh…) Với ai? (nhân vật)
- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả)
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? (miêu tả )
- Kết bài: Em có suy nghĩ gì về kỷ niệm đó?
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Hướng dẫn bài viết số 2:
- Kể lại một việc tốt hoặc một lần em mắc lỗi.
- Kể lại sự việc theo trình tự thời gian, khi kể có xen yếu tố miêu tả: cử chỉ, nét mặt, hành động khi em làm việc tốt hoặc mắc lỗi.
- Xen yếu tố biểu cảm: thái độ của em, suy nghĩ, tâm trạng của em khi hành động.
- Bài làm theo bố cục 3 phần
 Bài cũ: 
- Học thuộc ý nghĩa văn bản Chiếc lá cuối cùng.
Bài mới:
- Soạn bài: ”Hai cây phong”.
- Trả lời câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản
E. RÚT KINH NGHIỆM:	
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao an 8 tuan 9.doc