Giáo án Ngữ văn 8 đủ cả năm

TIẾT 78 : KHI CON TU HÚ

 - Tố Hữu-

I. Mục tiêu:

- HS : cảm nhận được tình yêu cuộc sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sỹ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm, bay bổng với thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.

- Rèn kĩ năng đọc sáng tạo thơ lục bát, phân tích những hình ảnh lãng mạn, bay bổng trong bài thơ, tác dụng nghệ thuật của những câu hỏi tu từ.

II. Kĩ năng sống:

- Giao tiếp: Trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước được thể hiên trong bài thơ khi con tu hú.

- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Xác định giá trị bản thân: biết tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên và có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước

 

doc358 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 đủ cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 2 câu ghép đó, các vế được nối với nhau bằng quan hệ từ (Cũng như, có lẽbởi vì).
II.Luyện tập:
Kết hợp khi ôn lí thuyết
4. Củng cố:
- Nhắc lại một cách khái quát những KT đã ôn.
5.Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc các khái niệm, làm lại các BT SGK, SBT.
Soạn :3/12/2011
Giảng :.../12/2011
Tiết 64: Trả bài viết tập làm văn số 3
I.Mục tiêu :
- Giúp học sinh tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản thuyết minh và nội dung của đề bài.
- Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.
II Chuẩn bị:
 G/V: Kết quả bài viết số 3: Điểm số và những nhận xét, những ví dụ trong bài làm của học sinh.
-H/S: 
+Lý thuyết dạng văn thuyết minh.
+Yêu cầu của đề bài bài viết số 3
III Nội dung:
1:Tổ chức :Sĩ số: 8B.......
2: Kiểm tra bài cũ 
 kiểm tra lồng vào bài
3: Bài mới:
G/V: Đọc lại đề bài, bài viết số 3
H/S: Ghi đề vào vở.
? Yêu cầu của việc mở bài ntn?
? Yêu cầu phần thân bài cần trình bày những nội dung nào
? ý nghĩa của cây bút đối với đời sống hằng ngày, liên hệ với bản thân.
G/V: Nhận xét rõ những nhược điểm của bài viết
+Nhược điểm chủ yếu trong bài chưa thực hiện tốt và chưa đầy đủ là gì?
G/v: Trả bài cho học sinh nhận được cụ thể kết quả về điểm.
G/v: Tổng hợp điểm của bài viết.
G/v: Đọc 1 bài viết tốt có nêu tên H/S.
Đọc 1 bài viết yếu (Không nêu tên học sinh)
G/v: y/c H/S sửa lỗi bài viết
H/S: Sửa những lỗi đã mắc cụ thể trong bài viết của mình.
H/S:Có những thắc mắc gì cần giải đáp.
G/v: Nêu y/c củng cố.
H/S: Thực hiện những yêu cầu chưa hoàn thành
I.Đề bài:
Đề bài: Hãy thuyết minh về cây bút
-Thể loại: Văn thuyết minh
a.Mở bài:
- Giới thiệu chung về cây bút ( bút máy, bút bi....)
b.Thân bài:
- Cấu tạo, hình dáng của bút 
- vỏ chất liệu mầu sắc...
- Ruột bút 
- Thân
- Ngòi chất liệu
- Cách sử dụng và bảo quản bút 
c.Kết bài:
- Tác dụng của cây bút đối với cuộc sông con người.( Liên hệ thực tế đối với bản thân em bút có ý nghĩa gì.da
III.Nhận xét ưu, khuyết điểm:
1.Ưu điểm:
Học sinh biết làm sáng tỏ vấn đề (thuyết minh được các đặc điểm cơ bản của bút)
-Bố cục đầy đủ, rõ ràng.
2.Nhược điểm
- Các dùng tư, diễn đạt ý còn thiếu tính logic chặt chẽ.
-Trả bài; tổng hợp các điểm của bài viết.
-Nêu tên một số bài khá, giỏi, đọc một số đoạn văn viết tốt.
-Một số đoạn mắc lỗi đọc trước lớp tránh nêu tên học sinh.
IV.Sửa lỗi và giải đáp thắc mắc:
-Y/c học sinh sửa lỗi về nội dung, về hình thức trong bài viết của mình.
-Lỗi về dùng từ, viết câu, viết đoạn
-Lỗi về chữ viết
-Tự viết lại những đoạn văn đã mắc lỗi.
*Giải đáp thắc mắc cho học sinh (nếu có).
4. Củng cố: 
-Kiểm tra: tự sửa lỗi đã mắc trong bài viết 
-Kiểm tra lại việc sửa lỗi của H/S.
5. Hướng dẫn về nhà:
-Viết lại bài.
-Đọc tham khảo các bài văn thuyết minh đã học
- Đọc và soạn bài hai chữ nước nhà
 Ngày .... tháng 12năm 2011
 Duyệt của tổ chuyên môn
 Đinh Thị Thành
Tuần: 17
Ngày soạn: 10/12/2011
Ngày giảng:..../12/2011
Tiết 65: Ông đồ
 Vũ Đình Liên
I. Mục tiêu:
- Học sinh Cảm nhận được tình cảnh đáng buồn của nhân vật "ông đồ" thể hiện trong bài thơ. Qua đó thấy được niềm cảm thương, nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa ,trước một lớp người tài hoa nay trở nên tàn tạ và đang vắng bóng.
-Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ
II. Kĩ năng sống:
- Giao tiếp: trao đổi trình bày suy nghĩ về niềm sót thương đối với số phận của những nhà nho xưa cũng như những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc đang dần bị lãng quên
- Suy nghĩ sáng tạo phân tích, bình luận về giá trị nội dung nghệ thuật của bài thơ.
- Tư quả bản thân biết quý trong, gìn dữ và bảo tồn các nét đẹp văn hóa dân tộc
III. Chuẩn bị:
-G/v: Giáo án, Chân dung nhà thơ Vũ Đình Liên
-H/s: Đọc, tìm hiểu văn bản theo sgk
IV. Tiến trình lên lớp:
1-Sĩ số: 8B........
2-Kiểm tra bài cũ: 
 Nêu giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài thơ"Muốn làm thằng cuội” của Tản Đà?
3-Bài mới: 
 Giới thiệu bài:Vũ Đình Liên (1913-1996)-Nhà giáo có viết văn và làm thơ, là một trong những nhà thơ đầu tiên của fong trào "thơ mới". "Ông đồ"là bài thơ tiêu biểu cho một hồn thơ giàu lòng thương cảm và nỗi niềm hoài cổ bâng khuâng. Để hiểu thêm về một thực trạng cuộc sống: Khi lớp người tài hoa đang dần vắng bóng. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt Động Của Thầy- Trò
Nội Dung Bài Học
-G/v đọc mẫu một lượt
-H/s đọc chậm,diễn cảm, ngắt đúng nhịp (2-3 hoặc 3-2)
-Đoc chú thích sgk tập 2-Tr 9
-Nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm?
-Bài thơ được viết theo thể gì? Cách gieo vần?
-Bố cục gồm mấy phần?Nội dung mỗi phần?
-Hình ảnh ông đồ viết chữ nho bán vào dịp tết, ngày xuân ở phố phường Hà Nội những năm 30-thế kỉ XX được tái hiện như thế nào?
-Mối liên hệ giữa khôngkhí ngày xuân và tâm trạng ông đồ ra sao?
-Tài hoa hơn người của ông được thể hiện qua những từ ngữ và hình ảnh nào?
-Vị trí của ông đồ trong lòng mọi người?
-Nỗi buồn của ông đồ được tác giả miêu tả qua những hình ảnh nào?
-Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng?
-Vị trí của ông đồ giờ đây ra sao?
Vì sao ông vẫn phải ngồi đấy khi không còn khách nữa?
Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?Tác dụng của biện pháp đó?
Thiên nhiên lại xuất hiện vào thời điểm nào trong năm?
-Có gì đổi thay giữa cảnh và người so với những năm trước?
-Nỗi niềm tiếc nhớ của nhà thơ trước "Cảnh cũ-người xưa"được thể hiện như thế nào?
-Nêu những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc?
I-Tiếp xúc văn bản:
1.Đọc:
-Học sinh đọc bài thơ đúng nhịp và diễn cảm nội dung.
2.Tìm hiểu chú thích:
+Tác giả: Vũ Đình Liên (1913-1996 )
Quê Hải Dương, sống ở Hà Nội.
 -Lớp đầu tiên của fong trào thơ mới.
 -Ngòai sáng tác thơ còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.
 -Thơ mang nặng lòng thương người và niềm hòai cổ.
+Tác phẩm: "Ông đồ"- Bài thơ tiêu biểu, viết theo thể : Ngũ ngôn trường thiên gồm 20 câu.
3.Thể loại: Thể thơ ngũ ngôn (5 tiếng)-một khổ 4 câu, vần chân (gieo vần ở tiếng cuối, vần cách, vần liền, trắc bằng xen kẽ)
4.Bố cục: 3 đoạn
+Đoạn1(khổ1-2):Hình ảnh ông đồ khi còn đông khách.
+Đoạn 2(khổ 3-4): Hình ảnh ông đồ trong mùa xuân ế khách, tàn tạ.
+Đoạn 3(khổ 5): Nỗi hòai niệm của tác giả về cảnh cũ người xưa.
II-Phân tích văn bản:
1.Hình ảnh ông đồ thời xưa:
 -Mỗi năm hoa đào nở
 Lại thấy ông đồ già
=>Sự xuất hiện của ông đồ mỗi dịp tết đến xuân về-Một mùa đẹp nhất trong năm với cuộc sống nơi phố phường nhộn nhịp,tấp nập "Đông người qua"lại.
=>Thiên nhiên và con người gắn bó hòa quyện với nhau. Niềm vui và hạnh phúc của ông đồ được gắn với niềm vui và hạnh phúc của mọi người. 
 -"Hoa tay thảo những nét
 Như pượng múa rồng bay"
=> Nét chữ mang vẻ đẹp phóng khóang, bay bổng thật sinh động và cao quí->Niềm vui mà ông đồ đem đến cho mọi người, mọi nhà->Một nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc.
 * Cái tài hoa của ông đồ được khẳng định qua đánh giá của mọi người bằng những lời"Tấm tắc ngợi khen tài"->Sự mến mộ, kính trọng của mọi người đối với ông đồ là sự nâng niu, chân trọng nét văn hóa truyền thống dân tộc.
2.Hình ảnh ông đồ thời nay:
+Nỗi buồn của ông đồ khi vắng khách:
 -Giấy đỏ buồn không thắm;
 Mực đọng trong nghiên sầu...
=>Nghệ thuật nhân hóa: Giấy, mực như có linh hồn,cũng nhạt nhòa, khô đọng với nỗi sầu tủi tê tái của con người khi bị bỏ rơi.
+Ông đồ đã hòan tòan bị quên lãng, không "kẻ đóai người hòai" trong cái tư thế lặng im như bất động: 
 Ông đồ vẫn ngồi đấy,
 Qua đường không ai hay.
=>Ông vẫn ngồi đấy vì sự mưu sinh, ông cố bám lấy cuộc sống, muốn có mặt với đời; Nhưng càng cố thì ông càng trở nên lẻ loi. Cuộc đời đã quên hẳn ông rồi, đến thiên nhiên cũng chỉ còn là:
 " Lá vàng rơi..."và "... mưa bụi bay."
=>Còn gì buồn hơn khi "Lá vàng rơi" trên trang giấy đã fai nhạt và những hạt "Mưa bụi bay" vô tình lạnh buốt cả lòng người-> Cảnh vật tàn tạ, hiu hắt thấm đẫm tình người.
=>Biện pháp đối lập, tương phản; Lời thơ tả ít, gợi nhiều-> Làm nổi bật hình ảnh ông đồ trong cô đơn, chờ đợi, lạc lõng giữa dòng đời.
3.Nỗi lòng của tác giả đối với ông đồ:
-Không gian vẫn là khung cảnh mùa xuân như những năm trứơc:
 Năm nay đào lại nở,
 Không thấy ông đồ xưa.
=>Thiên nhiên là bất biến vẫn tươi đẹp như xưa, chỉ có con người là già nua, trở nên xưa cũ và dần dần vắng bóng.
 Những người muôn năm cũ,
 Hồn ở đâu bây giờ?
 =>Tứ thơ "Cảnh đó-người đâu" thường gặp trong thơ cổ, đầy gợi cảm và câu hỏi tu từ, lời tự vấn -Thể hiện nỗi tiếc thương khắc khỏai của nhà thơ đối với ông đồ và đối với cả một lớp người xưa; Cũng là sự tiếc nuối những giá trị tinh thần tốt đẹp đã bị lãng quên-> Một nỗi đau "Nhân tình thế thái"
III-Tổng kết:
1 Nghệ thuật :Bài thơ ngũ ngôn, lời lẽ bình dị nhưng sâu lắng và cô đọng.
2. Nội dung: Niềm xót thương đối với ông đồ, nỗi tiếc nuối cho sự mất đi của nền văn hóa dân tộc.
4. Củng cố- Luyện tập: 
 Đọc diễn cảm để tóat lên dược cái hay về nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ.-
 Giáo viên hệ thống, khái quát lại những kiến thức cần nắm vững của bài học.
5. Hướng dẫn về nhà:
 Học bài và thuộc lòng bài thơ,Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản.
 Đọc và soạn bài “Hai chữ nước nhà”
Ngày soạn:10/12/2011
Ngày giảng:..../12/2011
Tiết 66: HDĐT:Hai chữ nước nhà
 Trần Tuấn Khải
I.Mục tiêu: 
Học sinh nắm được đua việc mượn đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ song thất lục bát rất thích hợp tạo dựng không khí, tâm trạng giọng thơ tha thiết, cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn trích: Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ song thất lục bát, so sánh các văn bản đã học.
II. Kĩ năng sống:
- Giao tiếp: trao đổi trình bày suy nghĩ về lòng yêu nước ý trí kiên cường bất khuất của Trần Tuán Khải.
- Suy nghĩ sáng tạo, phân tích ý nghĩa nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ
- Xác định giá trị bản thân với tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc. 
III. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Đọc tài liệu về một số tập thơ của A Nam Trần Tuấn Khải
 Giáo án, ảnh chân dung nhà thơ và tập thơ.
- H/s : Đọc và tìm hiểu theo sgk trang 159, 160.
IV. Tiến trình lên lớp: 
1- Sĩ số : 8b............
2- Kiểm tra bài cũ : 
 -Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Ông Đồ”? 
3- Bài mới:
 Trần Tuấn Khải- Một nhà thơ yêu nước nổi tiếng đầu thế kỷ XX- mượn câu chuyện lịch sử cảm động để giãi bày tâm sự yêu nước, thương nòi và kích động tinh thần cứu nước của nhân dân ta. "Hai chữ nước nhà"là bài đầu trong tập "Bút quan hoài"(1926), là bài thơ tiêu biểu nhất.
Hoạt Động Của Thầy- Trò
Nội Dung Bài Học
. GV hướng dẫn HS đọc cảm bài thơ
GV đọc 1 lần
Gọi 2 HS đọc - Nhận xét cách đọc.
. Gọi 1 HS đọc chú thích.
HS Nêu những nét chính về tác giả Trần Tuấn Khải?
GV giới thiệu chân dung nhà thơ.
HS Đề tài chủ yếu mà Trần Tuấn Khải quan tâm nhất là gì? Đề tài lịch sử.
(ND yêu nước trong thơ ông phải thể hiện theo một cách thức riêng để tránh vòng kiểm duyện khắt khe của thực dân Pháp)
HS Bài thơ được viết theo thể thơ nào? tác dụng của nó?
(Phù hợp với việc diễn tả tâm trạng, khi đau đớn, diết da) giận dữ, oán thán 
HS Em còn nhớ bài thơ nào đã học ở lớp 7 cũng viết theo thể thơ này? (Chinh phụ ngâm khúc)
H? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
. GV nói thêm: Bài thơ dài 101 câu, đoạn trích chỉ có 36 câu, tiếp theo đoạn trích là 12 câu tái hiện lịch sử anh hùng thời Trưng Vương, Trần Hưng Đạo. 28 câu tiếp là lời khuyên con, nhắc nhở thanh niên đương thời. 25 câu cuối trở lại với tâm sự người cha.
HS Cảm xúc bao trùm đoạn trích là gì?
(Lời trăng trối của người cha với con trước giờ vĩnh biệt. Trong bối cảnh đau thương, nước mất nhà tan. Nó nặng ân tình và cũng tràn đầy nỗi xót xa, đau đớn.
HS Theo em đoạn trích có mấy phần? ý chính của từng phần.
HS Em biết gì về cuộc ra đi của Ng Phi Khanh?
HS Cảnh tượng cuộc ra đi được miêu tả qua những lời thơ nào?
HS Em hiểu ải bắc và giời Nam trong câu thơ là ntn? Biên ải là gì? 
HS Em nhận xét gì về bối cảnh không gian ở nơi ải Bắc này? (Gợi cho em hình dung cảnh vật ở đây ntn?) 
HS Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh ở câu thơ có gì khác với những bài đã học? Có phù hợp với văn cảnh không? (cách nói ước lệ của thơ văn trữ tình trung đại, các em sẽ được tìm hiểu nhiều hơn ở tác phẩm khác lớp 9 - Văn học cổ)
HS Trong bối cảnh đau thương đó gợi cho ta hiểu gì về tâm trạng người cha? Thể hiện ở câu thơ nào? 
HS Em hãy phân tích hoàn cảnh éo le của cuộc chia tay giữa hai cha con?
HS Hoàn cảnh của 2 cha con gợi cho em những cảm xúc gì? (thương cảm, xót xa)
HS Giữa khung cảnh ấy, hình ảnh người cha được hiện lên từ những lời thơ nào?
"Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước
Chút thân tàn lần bước dặm khơi
Trông con tầm tã châu rơi"
HS Hình ảnh ẩn dụ trên mang ý nghĩa gì?
HS "Nước mắt tầm tã châu rơi" của người cha gợi cho em nghĩ đến những tình cảm gì đang khắc khoải xót thương trong cõi lòng người cha
(Là nước mắt xót thương cho con, cho mình, cho tình cảnh đất nước)
H? Từ đó em hiểu gì thêm về người cha?
Thế lời khuyên của người cha có ý nghĩa ntn?
GV: Trong lời đề tựa cho bài thơ t/g đã nói rõ cảm hứng của mình là "Nghĩ lời ông Phi Khanh dặn ông Nguyễn Trãi khi ông bị quân Minh bắt giải sang Tàu" Nhà thơ đã hoá thân vào tâm trạng Phi Khanh để nói lên tâm sự của mình.
Lời dặn dò của người cha với con trong hoàn cảnh ly biệt, xót xa mang ý nghĩa như một lời trăng trối.
H? Em hãy đọc 20 câu thơ tiếp theo
(Từ giống Hồng Lạc -> đàn sau đó mà) và cho biết người cha Ng Phi Khanh (cũng là á Nam) đã nhắc nhở con những gì?
HS 4 câu tiếp "Giống Hồng Lạc -> K " là dặn dò về điều gì? - Giòng giống
Chú ý những từ: - Mấy ngàn năm lịch sử
 - Giời Nam riêng một cõi này
 - Anh hùng hiệp nữ 
HS Việc nhắc nhở đến LS anh hùng DT (trong lời khuyên của người cha) có ý nghĩa gì? 
(Khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở người con)
HS Từ đấy em thấy tình cảm đáng quý gì ở người cha (Niềm tự hào dân tộc)
H? 8 câu tiếp theo người cha nói về điều gì? (Hiện tình đất nước)
H? Qua lời thơ em hiểu hiện tình đất nước ta những năm 20 của thế kỷ XX ntn? Qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ? 
(Bốn phương khói lửa bừng bừng
Xương rừng máu sông
Thành tung, quách vở
Bỏ vợ, lìa con)
-> Lời thơ vừa tả thực, vừa trĩu nặng những cảm xúc chân thành, xót thương và căm giận gợi sự đồng cảm của người đọc thời bấy giờ.
H/ Từ việc nói đến "Thảm vong quốc" đã bộc lộ những cảm xúc gì trong lòng người cha (á Nam)?
H? Tìm những TN và hình ảnh thơ diễn tả cảm xúc đó?
(Kể sao xiết kể
Xé tâm can
Ngậm ngùi
Khóc than
I-Tiếp xúc văn bản
1.Đọc:
2.Chú thích:
a. Tác giả:
- Trần Tuấn Khải (1895 - 1983) 
Bút danh: á Nam. Quê ở Mỹ Lộc - Nam Định. Xuất thân trong một gia đình nho học yêu nước.
- ít nhiều chịu ảnh hưởng tốt đẹp của phong trào yêu nước Duy Tân, Đông kinh nghĩa thục.
b. Tác phẩm:
- Là bài thơ đầu tiên trong tập thơ "Bút quan hoà (1924) là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất mượn đề tài LS để nói lên tinh thần yêu nước.
- Thể thơ: Song thất lục bát.
Cấu trúc 1 khổ gồm:
2câu 7, 1 câu 6, 1 câu 8.
1bài thơ gồm nhiều khổ.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
3.Bố cục
Phần 1: 8 câu đầu: Tâm trạng của người cha trong hoàn cảnh éo le, đau đớn.
Phần 2: 20 câu tiếp: Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương tang tóc.
Phần 3: 8 câu cuối: Lời trao gửi sự nghiệp cho con trai.
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK:
*Câu 3:
+Bối cảnh không gian:
(ải Bắc mây sầu
Giời Nam gió thảm
Hổ thét, chim kêu bốn bề)
->Nơi tận cùng của đất nước.
=>Cảnh vật heo hút, ảm đạm như mang nỗi đau của con người
+Hoàn cảnh và tâm trạng nhan vật:
-Trước thảm cảnh "Vong quốc" người cha già trên con đường đi đày ngổn ngang bao nỗi niềm.
(Cha bị bắt giải sang Trung Quốc, không mong ngày trở lại. Con muốn đi theo cha để săn sóc cha già cho tròn đạo hiếu. Cha hiểu lòng con nhưng chữ trung lớn hơn chữ hiếu, đành dằn lòng khuyên con trở về để lo việc nước, trả thù nhà)
=> Nhiệt huyết yêu nước của người cha và cảnh ngộ bất lực của ông(Như một lời trăng trối, nó thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm lớn khiến người nghe phải khắc cốt ghi lòng)
=>Nước mất nhà tan, cha con, anh em ly biệt.
úLời khuyên của cha như 1 lời trăng trối.
Câu 4:
- Nhớ về giòng giống tổ tiên Hồng Lạc, nhớ về lịch sử giữ nước nhớ về các anh hùng.
Lên án tội ác của kẻ thù.
Hoạ mất nước gieo đau thương cho DT.
- Tâm trạng đau đớn, vò xé vì cảnh nước mất nhà tan.
- Nỗi đau của lòng cha chính là nỗi đau non nước là nỗi đau thiêng liêng cao cả.
*Câu 5:
 Là lời trao gửi của thế hệ cha truyền lại cho thế hệ con trong phút chia ly vĩnh biệt.
- Khích lệ con làm tiếp những điều cha chưa làm được. 
- Đặt niềm tin tưởng vào con hãy "vì nước" hãy nhớ tổ tông, hãy chiến đấu cho độc lập của Tổ quốc.
III- Tổng kết
1. Nội dung
- Bài thơ là tiếng hịch truyền cứu nước chân thành, thống thiết, t/c sâu đậm mãnh liệt với nước nhà của tác giả.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ song thất lục bát
- Giọng điệu bài thơ
- Những hình ảnh ước lệ
* Ghi nhớ: 163/SGK 
4. Củng cố- luyện tập.
 - ải Bắc, Mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Hồng Lạc, vong quốc 
Sức truyền cảm: Là ở cảm xúc chân thành, mãnh liệt, vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của n/v LS, vừa rung vào dây đàn yêu nước thương nòi của mọi lòng người" thời hiện đại.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc lòng bài thơ, ôn tập lại các bài đã học chuân bị kiểm tra cuối kì.
Soạn: 11/12/2011
Giảng:..../12/2011
Tiết 67.Trả bài kiểm tra tiếng việt
I. Mục tiêu.
- Nhận xét đánh giá kết quả toàn diện của HS về:
- Mức độ kiến thức văn học, tiếng việt, vận dụng để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn.
- Mức độ vận dụng kiến thức tiếng việt để giải các bài tập phần văn và TLV và ngược lại.
- Kỹ năng trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
. HS được củng cố thêm về nhận thức và cách làm bài kiểm tra viết.
- HS tự đánh giá và sửa chữa được bài làm của mình
II-Chuẩn bị của gv-hs:
-GV :Chấm,chữa,trả bài
-HS:Ôn bài ,làm đáp án đề 
III Nội dung:
1:Tổ chức :Sĩ số: 8B.......
2: Kiểm tra bài cũ 
 kiểm tra lồng vào bài
3: Bài mới:
G/V: treo bảng phụ.
H/S: quan sát.
? Nêu yêu cầu của từng phần trong đề?
HS thảo luận và trả lời các câu hỏi.
GV gợi ý, nhận xét- đua ra đáp án 
HS suy nghĩ và thảo luận các câu hỏi trong phần tự luân.
GV gợi ý đưa ra đáp án thang điểm.
I.Đề bài:
Đề bài: chép vào bảng phụ
Phần 1:Trắc nghiệm
1- C 2- B 3- C 4- A 5- B 6- C
Phần 2: Tự luận:
Câu 1:
A/Trường từ vựng chỉ động vật.
 B/Trường từ vựng chỉ thực vật.
 C/ Trường từ vựng chỉ mầu sắc.
 D/Trường từ vựng chỉ vị giác
Câu 2: 
A/ Biện pháp tu từ nói quá
 Tác dụng: Để nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
B/ Biện pháp tu từ : Nói giảm, nói tránh
 Tác dụng :Tránh gây cảm giác quá đau buồn cho người nghe 
Câu 3:
- Sử dụng dấu câu hợp lí, chỉ đúng các loại từ được sử dụng trong đoạn văn.
- Diễn đạt trôi chảy, nội dung lành mạnh
III.Nhận xét ưu, khuyết điểm:
1.Ưu điểm:
- HS xác định được yêu câu của đề 
- Nhiêu bài làm đảm bảo theo yêu càu 
2.Nhược điểm
- Điểm khá, giỏi còn ít
- Còn một số bài điểm còn yếu.
- HS còn nhầm lẫn khi xác định phương án trong phần tự luận ơ câu trường từ vựng, đạc biệt là phần vận dụng thực hành câu 3 nhiều học sinh làm chưa hoàn chỉnh.
IV.Sửa lỗi và giải đáp thắc mắc:
-Y/c học sinh sửa lỗi về nội dung, về hình thức trong bài viết của mình.
-Lỗi về dùng từ, viết câu, viết đoạn
-Lỗi về chữ viết
-Tự chữa lại phàn sai vào vở.
*Giải đáp thắc mắc cho học sinh (nếu có).
4. Củng cố: 
-Kiểm tra: tự sửa lỗi đã mắc trong bài viết 
-Kiểm tra lại việc sửa lỗi của H/S.
5. Hướng dẫn về nhà:
-Ôn lại kiến thức đã học
- Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối kì.
Soạn:11/12/2011
Giảng:....12/2011.
Tiết 68 : Hoạt động ngữ văn: làm thơ 7 chữ
I. Mục tiêu.
Giúp học sinh: 
- Biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu, đặt câu bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.Ch
- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, vui vẻ.
II-Chuẩn bị :
-GV :bảng phụ,sưu tầm thơ 7 chữ
 -HS:Chuẩn bị bài tập ở nhà 
III. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:	 8B........
2.Kiểm tra bài cũ.
? Nhắc lại thể thơ 7 chữ đã học ở bài 15.
? Muốn làm bài thơ 7 chữ (4 câu hoặc 8 câu) chúng 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_hay_20150725_031213.doc
Giáo án liên quan