Giáo án Ngữ văn 8
- Trong chiếc lá mỏng manh, nhỏ nhoi ấy chứa đựng một sức sống thật mãnh liệt, bền bỉ .
- Giôn -xi : Xin cháo, sữa, đòi soi gương, ngồi dậy, hy vọng vẽ vịnh Na - plơ .
=> Thay đổi : nhu cầu sống đã trở lại, tình yêu bạn, tình yêu nghệ thuật hội hoạ trở lại với cô => cô đã vượt qua được cái chết.
- Đó là nhờ sự gan góc của chiếc lá (cô không biết đấy là lá vẽ), chống trọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống, trái ngược với nghị lực yếu đuối buông xuôi muốn chết của Giôn - xi.
ơm với cá, sẩy mẹ gặm lá đứng đường 7. Người dưng có ngãi, ta đãi người dưng 8. Chị em bất ngãi, ta đừng chị em 9. Con chị nó đi, con dì nó lớn 10. Chú cũng như cha 11. Nó lú nhưng chú nó khôn 12. Quyền huynh thế phụ Nội dung kiến thức I. Từ ngữ địa phương (22’) - Là những từ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. - Từ ngữ địa phương vẫn có điểm chung so với ngôn ngữ toàn dân về các mặt từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp. Nó chỉ có một số khác biệt về ngữ âm và từ vựng, ngữ pháp nhưng có thể hiểu được trên cơ sở của ngôn ngữ toàn dân . 1. Sự khác biệt về ngữ âm Phụ âm đầu, thanh điệu a. Bắc bộ Lẫn các cặp phụ âm l/n; d/r/gi; s/x; tr/ch b. ở Nam Bộ - Lẫn các cặp phụ âm v/d ; n/ng ; c/t c. Các vùng Nam Bộ, Trung Bộ, Nghệ tĩnh - Lẫn các thanh điệu : hỏi / ngã, Sắc/ hỏi, ngã / huyền. 2. Sự khác biệt về từ vựng . - Từ ngữ địa phương có những đơn vị mà từ ngữ toàn dân không có. VD : Sầu riêng, măng cụt, mãng cầu, hồng xiêm, chôm chôm. - Từ ngữ điạ phương có các đơn vị song song tồn tại với từ ngữ toàn dân VD : Vô - vào, ba - bố, ghe-thuyền Ngái - xa, mận - đào. - Nghe. 3. Lập bảng đối chiếu từ ngữ địạ phương với từ ngữ toàn dân. * Hà Nội : - Cha : Người sinh ra tôi (nam giới, cùng huyết thống) - Mẹ : Người đẻ ra tôi (nữ giới, cùng huyết thống) - Bác : Anh, chị ruột của cha mẹ - Anh đầu : Người con đầu (nam giới) của cha mẹ đẻ - Chị cả : Con đầu của cha mẹ đẻ (nữ giới) * Bắc Ninh, Bắc Giang: - Cha : Gọi là thầy - Mẹ : U, bầm, bủ - Bác : Bá * Nam Bộ : - Cha : Ba, tía - Mẹ : Má - Anh cả : Anh hai - Chị cả : Chị hai II. Luyện tập (20’) HS: Cho biết hiểu biết của em về các từ ngữ được sử dụng trong mỗi câu. 13. Phúc đức tại mẫu 14. Cây xanh thì lá cũng xanh Cha mẹ hiền lành để đức cho con 15. Cha mẹ nuôi con bằng giời bằng bể Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày 16. Con không cha như nhà không nóc 17. Có cha có mẹ thì hơn Không cha không mẹ như đờn đứt dây 18. Bán anh em xa mua láng giềng gần 20. Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng 21. Thật thà như thể lái trâu Thương nhau như thể nàng dâu, mẹ chồng. IV. Hướng dẫn học tập nhà. (2’) - Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ, thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương mình . - Chuẩn bị bài : Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Đọc kĩ bài đọc Món quà sinh nhật; nội dung từng câu hỏi; n/c trả lời. tiết 32 Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngày soạn : 4 / 10/2014 Ngày dạy : /10/2014 I. Mục tiêu - Nhận diện được dàn ý ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Rèn kỹ năng sắp xếp các ý trong văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm II. Chuẩn bị - Thầy : Đọc kĩ các yêu cầu của bài đọc ; n/c câu hỏi ; nội dung ; pp dạy - Trò: Đọc kĩ bài đọc Món quà sinh nhật; nội dung từng câu hỏi; n/c trả lời. III. Tiến trình dạy học 1.ễn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) ? Những yếu tố cần thiết để tạo lập một văn bản tự sự ? ? Hãy nhắc lại dàn ý của một bài văn tự sự mà em đã học . 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trũ Hoạt động I Đọc ví dụ “Món quà sinh nhật” H/s chuẩn bị trước ở nhà dưới sự hướng dẫn của g/v . ? Hãy xác định phương thức biểu đạt của văn bản. ? Hãy chỉ ra yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn bản (H/s làm việc theo nhóm) Gợi ý : Tìm yếu tố tự sự : ? Truyện kể về việc gì ? Ngôi kể . ? Xác định sự việc chính? Nhân vật chính? ? Truyện xoay quanh những nhân vật nào? Tính cách mỗi nhân vật ntn. ? Diễn biến câu chuyện xảy ra như thế nào. ? Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố miêu tả trong bài. ‘ ? Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố biểu cảm. ? Em Hãy chỉ ra bố cục ba phần của văn bản này và nêu nội dung chính của mỗi phần . ? Từ phân tích ví dụ mẫu trên em hãy nêu lên nhận xét về dàn ý của 1 bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm? (Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm gồm mấy phần? Nội dung từng phần) So sánh với dàn ý của bài văn tự sự đã học ở lớp 6, dàn ý của bài văn tự sự không kết hợp với miêu tả, biểu cảm, ở lớp 8 này có gì giống và khác nhau Đọc phần ghi nhớ Hoạt động II Bài 1. sgk H/s làm theo bàn Hãy chỉ ra bố cục 3 phần lập dàn ý của văn bản “Cô bé bán diêm” . ? Nêu rõ yếu tố miêu tả, biểu cảm, kể thể hiện trong văn bản? (trong phần MB, TB KB) Bài 2.sgk Hãy lập dàn ý cho đề bài: Hãy kể lại một kỉ niệm của mình về một người bạn tuổi thơ mà em đáng nhớ nhất. Gợi ý chung cho toàn bài. Mỗi hs dựa vào đó để xây dựng chi tiết cho kỉ niệm mình định kể. Chú ý xây dựng các yếu tố miêu tả và biểu cảm cho phù hợp Nội dung kến thức I. Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (20’) 1: Tìm hiểu văn bản “Món quà sinh nhật” * Phương thức biểu đạt : Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm => Đây là văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm * Yếu tố tự sự - Truyện kể về diễn biến buổi sinh nhật - Ngôi kể : Thứ nhất (tôi = Trang) - Sự việc chính : Diễn biến của buổi sinh nhật diễn ra ở nhà Trang, có các bạn đến chúc mừng - Nhân vật chính : Trang - Ngoài ra còn có các nhân vật khác + Trang : Hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột + Trinh : Kín đáo, đằm thắm, chân thành + Thanh : Hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý - Diễn biến câu chuyện : + Mở đầu : Buổi sinh nhật vui vẻ đã sắp đến hồi kết. Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến. + Diễn biến : Trinh đến giải toả nổi băn khoăn của Trang, đỉnh điểm là món quà sinh nhật độc đáo: Một chùm ổi được Trinh chăm sóc từ khi còn là một chùm nụ. + Kết thúc : Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo . * Yếu tố miêu tả : - Suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập kẻ ra vào các bạn ngồi chật cả nhà nhìn thấy Trinh đang tới, Trinh lom khom, Trinh lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói. - Tác dụng : Miêu tả tỉ mĩ diễn biến của buổi sinh nhật giúp người đọc có thể hình dung ra không khí của nó, cảm nhận được tình cảm thắm thiết của Trang và Trinh * Yếu tố biểu cảm : - Tôi vẫn cứ bồn chồn không yên, bắt đầu lo, tủi thân, giận Trinh, giận mình quá tôi run run. Cảm ơn Trinh quá; quý quá làm sao. - Tác dụng : Bộc lộ tình cảm bạn bè chân thành và sâu sắc giúp cho người đọc hiểu rằng tặng cái gì không quan trọng bằng tặng như thế này? * Bố cục : 3 phần - Mở bài : Từ đầu… la liệt trên bàn. Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật - Thân bài : Tiếp theo… gật đầu không nói => Kể về món quà sinh nhật độc đáo. - Kết bài : Còn lại => Nêu cảm nghĩ của bạn về món quà sinh nhật . 2. Nhận xét Dàn ý của bài văn tự sự gồm 3 phần a. Mở bài : Giới thiệu sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện b. Thân bài : Kể lại diễn biến theo một trình tự nhất định (Câu chuyện diễn ra ở đâu, khi nào? Với ai? Như thế nào?) - Trong khi kể có thể xen miêu tả, biểu cảm c. Kết bài : Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc. *Ghi nhớ.sgk II. Luyện tập (18’) Nhóm 1 : Lập dàn ý cho văn bản “Cô bé bán diêm” a. Mở bài : - Giải thích quang cảnh đêm giao thừa - Giải thích nhân vật chính : em bé bán diêm - Giải thích gia cảnh của em bé bán diêm b. Thân bài : + Lúc đầu do không bán được diêm Sợ không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Em bị gió rét hành hạ đến nổi đôi bàn tay đã cứng đờ ra. + Sau đó em bật diêm để sưởi ấm - Bật que thứ nhất dễ chịu - Bật que thứ hai ngỗng quay - Bật que thứ ba cây thông Nooel sáng rực - Bật que thứ tư bà mỉm cười với em - Cuối cùng bật tất cả que diêm còn lại để níu giữ bà. * Miêu tả : - Hình ảnh ngọn lửa sáng chói - Diêm cháy và sáng rực lên , quý giá - Diêm nối nhau chiếu sáng, ban ngày * Biểu cảm : - Chà ! Giá quẹt ... chút nhỉ ….trông đến vui mắt. - Chà ! áng sáng kì dị …. dịu dàng - Thật là dễ chịu! … khoái biết bao - Em bần thần cả người và chợt nghĩ rằng - Chưa bao giờ em thấy bà to lớn như thế này c. Kết bài: - Cô bé bán diêm đã chết vì giá rét đêm giao thừa. - Ngày đầu năm... trông thấy Bài 2 : Lập dàn ý * Mở bài : - Giới thiệu bạn mình là ai. - Kỉ niệm đáng nhớ đó là về cái gì * Thân bài - Thời gian, không gian, hoàn cảnh của kỉ niệm - Nhân vật chính và các nhân vật khác - Sự việc chính và các chi tiết( mở đầu, diễn biến, kết quả) - Điều gì khiến em xúc động nhất và xúc động như thế nào. * Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm đó IV. HƯỚNG DẪN học bài ở nhà. (2’) - Học bài và nắm được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. - Đọc lại các văn bản Đánh nhau với cối xay gió, Chiếc lá cuối cùng tìm các yếu tố miêu tả , biểu cảm trong văn bản này. - Đọc thật kĩ bài “Hai cây phong”. N/c kĩ các câu hỏi trong bài, dữa vào SHD để trả lời các câu hỏi. Tuần 9 Tiết 33 Văn bản: hai cây phong (Trích ''Người thầy đầu tiên'') - Ai-ma-tốp Ngày soạn: 8/10/2014 Ngày dạy : /10/2014 I. Mục tiêu. - Học sinh phát hiện trong văn bản ''Hai cây phong'' có 2 mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau trong kể chuyện. Vì ở trong bài, người kể chuyện nói mình là hoạ sĩ nên chúng ta hướng học sinh tìm hiểu ngòi bút đậm chất hội hoạ của tác giả khi miêu tả 2 cây phong. Chúng ta cũng giúp học sinh hiểu rõ nguyên nhân khiến Hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện. - Học sinh cảm nhận được tấm lòng gắn bó tha thiết với cảnh vật và con người nơi quê hương yêu dấu. - Thấy được vai trò nổi bật của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự. - Rèn luyện các kĩ năng đọc văn xuôi tự sự - trữ tình. II. Chuẩn Bị - Thầy: Đọc kĩ văn bản; n/c câu hỏi; định hướng nội dung’ pp dạy - Trò: Tìm đọc đoạn trích ''Người thầy đầu tiên'' trong SGK Văn 9 II (cũ) - Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk III.Tiến trình dạY HọC 1. ễn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4') ? Vì sao nói bức tranh ''Chiếc lá cuối cùng'' là một kiệt tác. ? Phân tích 2 lần đảo ngược tình huống của truyện? Tác dụng của nghệ thuật đó. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trũ Nội dung kiến thức Hoạt động I GV hướng dẫn giọng đọc. - Chú ý giọng đọc chậm rãi, hơi buồn buồn gợi nhớ nhung và nghĩ suy của người kể chuyện. Thay đổi giọng đọc giữa người kể chuyện xưng tôi và chúng tôi phân biệt ngôi kể và điểm nhìn nghệ thuật GV đọc một đoạn, gọi 3 hs đọc tiếp. ? Em hiểu gì về tác giả Ai-ma-tốp. ? Tóm tắt nội dung chính của truyện ''Người thầy đầu tiên'' HS bộc lộ theo sgk ? Vị trí của văn bản này. - Giáo viên kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh - Học sinh trả lời các chú thích 3, 5, 6, 7, 11, 14, 15 Hoạt động II ? Em có nhận xét gì về ngôi kể. ? Khi nào người kể xưng tôi, khi nào xưng chúng tôi . ? Theo em ngôi kể nào quan trọng hơn? Vì sao. ? Theo em , đoạn trích có thể chia làm mấy phần. ? Trong văn bản xuất hiện 2 loại hình ảnh nào? ? Hai cây phong được giới thiệu qua chi tiết nào. ? Tác giả có sử dụng nghệ thuật gì. ? Tác dụng của biện pháp ấy. * Tác giả giới thiệu vị trí của 2 cây phong với niềm tự hào sâu sắc nào. ? Tác giả đã miêu tả đặc điểm của 2 cây phong qua những từ ngữ nào. GV: - Liên hệ với tre Việt Nam ''Bão bùng... Tay ôm tay níu tre gần...'' - GV Bình: Hai cây phong có sức sống mãnh liệt, biểu tượng cho con người thảo nguyên. ? Có gì đặc sắc trong cách miêu tả. ? Đoạn tả cảnh bọn trẻ trèo lên cây để khám phá phong cảnh có ý nghĩa gì. ? ở cuối văn bản Hai cây phong được nhắc tới người vô danh đã trồng chúng, giúp ta hiểu điều gì ? Liên kết các biểu hiện đó, ta sẽ có một hình dung như thế nào về 2 cây phong trong văn bản này. I. Đọc - Hiểu chú thích ( 20’) 1. Đọc 2. Chú thích a. Tác giả, tác phẩm - Ông sinh năm 1928 tại Cư-rơ-gư-xtan ở Trung á (trước thuộc liên bang Xô viết). Ông tốt nghiệp đại học nông nghiệp trở thành cán bộ chăn nuôi rồi học tiếp văn học chuyển sang hoạt động báo chí, viết văn. - Nằm ở phần đầu truyện ''Người thầy...'' b. Từ khó II.Tìm hiểu văn bản (18’) 1. Bố cục *Ngôi kể. Hai ngôi kể lồng ghép vào nhau (tôi- chúng tôi) + Tôi: Khi cảm xúc về làng quê về cây phong của riêng tôi. + Chúng tôi: Khi cảm xúc về làng quê, về hai cây phong của tập thể đám con trai trong đó có cả nhân vật tôi. - Ngôi kể xưng tôi quan trong hơn Vì tôi có cả trong hai mạch kể. * Bố cục: 4 phần - Phần 1: từ đầu phía tây: giới thiệu chung về vị trí của làng quê - Phần 2: phía bên làng thần xanh: Nhớ về hình ảnh 2 cây phong - Phần 3: vào năm học biêng biếc kia: Nhớ về tuổi thơ - Phần 4: còn lại: Nhớ về người trồng 2 cây phong gắn liền với trường. - Hình ảnh con người: nhân vật ''tôi'' và ''chúng tôi'' - Hình ảnh thiên nhiên: 2 cây phong và thảo nguyên. 2. Phân tích a. Hình ảnh hai cây phong - Hai cây phong như ngọn hải đăng đặt trên núi. - Nghệ thuật so sánh + Tác dụng: Khẳng định vai trò không thể thiếu của chúng đối với những người đi xa về làng. Thể hiện niềm tự hào của dân làng Ku-ku-rêu về 2 cây phong - Chúng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng. - Tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào, reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. - Nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, khi mây đen kéo đến... xô gãy cành, tỉa trụi lá... - Kể xen lẫn tả qua con mắt nhìn của hoạ sĩ. Vận dụng so sánh, nhân hóa rất sinh động. Người kể đã cảm được chúng trong trí tưởng tượng và bằng tâm hồn nhạy cảm của người nghệ sĩ. - Hai cây phong là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, nơi mở rộng chân trời hiểu biết khám phá thế giới của tổi thơ. - Chúng gắn với người trồng - thầy Đuy-sen với tấm lòng cao cả như là ân nhân của làng Hai cây phong là chứng nhân lịch sử của trường Đuy-sen - Nơi ghi khắc biến cố của làng. * Hình ảnh hai cây phong: - Là tín hiệu của làng - Gắn bó thân thuộc, gần gũi với con người - Là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, nơi mở rộng chân trời hiểu biết - Là chứng nhân lịch sử của trường Đuy-sen - Nơi ghi khắc biến cố của làng. IV. HƯỚNG DẪN học bài ở nhà (2’) - Đọc lại văn bản. Chú ý cách miêu tả hình ảnh hai cây phong - Tìm các chi tiết nói về hình ảnh con người Tiết 34 Văn bản: hai cây phong (Trích ''Người thầy đầu tiên'') - Ai-ma-tốp Ngày soạn: 8/10/2014 Ngày dạy : /10/2014 i. Mục tiêu (Như tiết 33) II. Chuẩn Bị - Thầy: Đọc kĩ văn bản; n/c câu hỏi; định hướng nội dung’ pp dạy - Trò: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi 3,4 trong sgk III.Tiến trình dạY HọC. 1.ễn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4') ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Ai-ma -tốp. ? Phân tích hình ảnh hai cây phong. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trũ Nội dung kiến thức Hoạt động I ? Theo dõi mạch truyện được kể từ nhân vật ''tôi'' hãy cho biết: ấn tượng nổi bật của ''tôi'' trong những lần về quê là gì . ? Do đâu nhân vật ''tôi'' có ấn tượng này. ? Mỗi lần về quê, nhân vật ''tôi'' coi bổn phận đầu tiên là gì. ? Nhân vật ''tôi'' đã tự bộc lộ tình cảm gì đối với 2 cây phong . - Đoạn văn "Ta sắp được thấy chúng chưa, 2 cây phong sinh đôi ấy ... ngây ngất'' sử dụng phương thức biểu đạt nào. ? Bộc lộ tình cảm nào . * Tác giả sử dụng phương thức biểu cảm bộc lộ nỗi nhớ cây đắm say, mãnh liệt của nhân vật ''tôi'' ? Nhân vật ''tôi'' nghe được cả tiếng nói riêng, tâm hồn riêng của 2 cây phong , điều đó cho thấy nhân vật ''tôi'' là người như thế nào (Liên hệ ''Yêu cái cây ở trước nhà...'' - Ilia Êrenbua) ? Theo mạch kể của ''chúng tôi'' thì 2 cây phong gắn với những kỉ niệm nào. ? Bức tranh thiên nhiên hiện ra dưới mắt nhân vật ''tôi'' khi ngồi trên cành cây cao ngất. ? Nhận xét về cách miêu tả của tác giả. Tác dụng. ? Em hiểu gì về tuổi thơ ''tôi'' , ''chúng tôi'' trong văn bản . * Bức tranh thiên hiên đậm chất hội hoạ được khám phá từ điểm nhìn trên 2 cây phong - bệ đỡ cho những ước mơ là kỉ niệm cơ sở cho tình yêu quê hương của những đứa trẻ làng Ku- ku-rêu. ? Cái điều nhân vật ''tôi'' chưa hề nghĩ đến thời bé: ''Ai là người đã trồng... hi vọng gì?'' gợi cho ta hiểu thêm điều gì về nhân vật ''tôi'' hiện tại. * Tình yêu thiên nhiên được mở rộng gắn bó với tình yêu con người: lòng biết ơn kính trọng thầy giáo - người đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình. - Giáo viên gọi học sinh kể lại chi tiết thầy Đuy-sen mang 2 cây phong về làng (SGK -tr99) ? Có thể liên hệ bản thân, em sẽ làm gì để hướng tới ngày 20-11. ? Hãy khái quát những điều đáng quí trong tâm hồn nhân vật ''tôi''? Hoạt động II ? Nhân vật kể chuyện trong văn bản này xuất hiện ở mấy vai. * Cách kể chuyện kết hợp hai vai ? Vậy sẽ có mấy mạch kể. ? Cách kể chuyện 2 vai này có tác dụng gì.. ? Có những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong văn bản.? ? Nghệ thuật miêu tả qua từ ngữ hình ảnh, biện pháp tu từ . * Cách miêu tả đậm chất hội hoạ ? Khái quát nội dung của văn bản. - Gọi học sinh đọc ghi nhớ Hoạt động III ? Văn bản ''Hai cây phong'' đã thức dậy tình cảm nào trong em. ? Hãy kể tên một bài thơ nói về tình yêu quê hương đất nước gắn với dòng sông, cánh đồng... ( Hs thảo luận theo bàn) 2. Phân tích (tiếp theo)(25’) b. Hình ảnh con người - Sự tồn tại của 2 cây phong to lớn trên đỉnh đồi phía trước làng - Nhân vật ''tôi'' có tình cảm yêu quí đặc biệt đối với 2 cây phong - Nhân vật ''tôi'' là hoạ sĩ, có trí tưởng tượng mãnh liệt. - Đưa mắt nhìn 2 cây phong quen thuộc - Dù khó lòng trông thấy ngay nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ. - Cảm nhận như người thân yêu, coi đó là nhu cầu tình cảm không thể thiếu. - Dùng phương thức biểu cảm - Nhớ cây đắm say, mãnh liệt, như tâm hồn nặng lòng thương nhớ con người. - Nhân vật ''tôi'' có trí tưởng tượng mãnh liệt, tâm hồn nhạy cảm, có tình yêu sâu nặng với 2 cây phong, đó cũng là yêu vẻ đẹp của làng quê. - Lũ trẻ ào lên phá tổ chim, đàn chim chao đi, chao lại - Lũ trẻ khám phá ra thế giới đẹp đẽ vô ngần. - Chân trời xa thẳm, thảo nguyên hoang vu, dòng sông lấp lánh, làn sông mờ đục, chuồng ngựa của nông trang bé tí tẹo. - Bức tranh được miêu tả nhiều màu sắc: biêng biếc, mờ đục, lấp lánh, (sợi chỉ) bạc... - Bức tranh thiên nhiên sống động có hình ảnh, có màu sắc, đường nét (nghiêng ngả, chao lượn..) đậm chất hội hoạ. Tuổi thơ tinh nghịch, ham hiểu biết, khám phá vẻ đẹp của quê hương từ 2 cây phong - bệ đỡ cho những ước mơ khát vọng bay cao. - Tình yêu quí 2 cây phong gắn liền với tình yêu quí người thầy giáo đã trồng 2 cây phong ấy với ước mơ và hi vọng về sự trưởng thành của trẻ em của làng. Tình yêu thiên nhiên đã được mở rộng tới tình yêu con người . ''Ăn quả nhớ kể trồng cây...''; người thầy ''trồng cây, trồng người'' + Tình yêu tha thiết, sâu nặng dành cho thiên nhiên, con người, làng quê. + Tâm hồn trong sáng, giàu cảm xúc cao đẹp + Tâm hồn ấy mang bản sắc quê hương. III. Tổng kết (7’) 1. Nghệ thuật - 2 vai: tôi và chúng tôi. + Kể chuyện xưng ''chúng tôi'' vào năm học cuối cùng biêng biếc kia (trong đó có tôi) + Người kể xưng tôi trong những phần còn lại - Hai mạch kể, mạch kể của người kể chuyện xưng ''tôi'' quan trọng hơn. - Mở rộng cảm xúc vừa riêng vừa chung - Cho thấy tình yêu thiên nhiên và làng quê là tình yêu sâu sắc và rộng lớn của cả 1 thế hệ. - Kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm - So sánh nhân hoá miêu tả hình ảnh, đường nét, màu sắc sinh động đậm chất hội hoạ 2. Nội dung - Tình yêu quê hương da diết - Lòng xúc động đặc biệt vì 2 cây phong gắn liền với hình ảnh người thầy giáo cũ, người đã vun trồng mơ ước, hi vọng cho học sinh IV. Luyện tập (5’) - Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương - Tình người, tình thầy trò. - Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh, Giang Nam) - Quê hương (Tế Hanh) - Đất nước- Nguyễn Đình Thi - Ca dao: "Anh đi anh nhớ...'' IV HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ: (3') - Học thuộc ghi nhớ. - Tìm và phân tích 3 yếu tố kể, tả, biểu cảm trong văn bản - Chọn 1 đoạn khoảng mười dòng liên quan đến 2 cây phong để học thuộc lòng. - Soạn bài: ''Ôn tập truyện kí Việt Nam'' SGK- tr 104 và văn bản nhật dụng ''Thông tin về trái đất năm 2000''. - Xem lại cách đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm vào bài văn tự sự chuẩn bị viết bài tập làm văn số 2 tại lớp -Văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. : Tiết 35-36 Tập làm văn: Viết bài Tập làm văn số 2 Ng
File đính kèm:
- Ngu van 8 hay.doc