Giáo án Ngữ văn 7 - Vi Thị Thơm - Tuần 7
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh ai sấu hơn ai?
Từ láy, điệp ngữ: Không gian tràn ngập đơn điệu một sắc màu ( từ xanh xanh, xanh ngắt)
- Nhịp điệu chậm, nhấn mạnh có được do sự lặp đi lặp lại theo lối vòng tròn của từ ngữ: Diễn tả nỗi đau buồn trĩu nặng cả không gian, thời gian ( làm mờ nhòe cả cảnh vật)
- Câu hỏi tu từ: là lời than, là nỗi tuyệt vọng của người chinh phụ
- Lên án mạnh mẽ các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Thể hiện khát vọng sống hòa bình
=> Cảm thông sâu sắc của tác giả với nỗi niềm người chinh phụ:
+ Thấu hiểu tâm trạng người phụ nữ có chồng đi chiến trận
+ Đồng cảm với mong ước hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
n tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương. - Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước. - Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ. 2. Kỹ năng: - Nhận biết thể lọai văn bản. - Đọc – hiểu phân tích thơ Nôm Đường luật. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh lòng yêu thương, trân trọng vẻ đẹp phẩm chất người phụ nữ. C. PHƯƠNG PHÁP: - Đọc diễn cảm, phương pháp nêu và phân tích vấn đề, giảng bình. * Hướng dẫn đọc thêm: SAU PHÚT CHIA LI (Trích Chinh phụ ngâm khúc) (Nguyên tác: Đặng Trần Côn – Dịch Nôm: Đoàn Thị Điểm) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật qua đoạn trích. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Đặc điểm của thể song thất lục bát. - Sơ giản về Chinh phụ ngâm khúc, tác giả Đặng Trần Côn, vấn đề người dịch Chinh phụ ngâm khúc. - Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến ở nơi xa và ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa được thể hiện trong văn bản. - Giá trị nghệ thuật của một đoạn thơ dịch tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản theo thể ngâm khúc. - Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng trong đoạn trích thuộc tác phẩm dịch Chinh phụ ngâm khúc. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu chuộng hòa bình, trân trọng những giá trị văn hóa dân tộc, phê phán chiến tranh phong kiến phi nghĩa. C. PHƯƠNG PHÁP: - Đọc diễn cảm, phương pháp nêu và phân tích vấn đề, giảng bình D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS Lớp 7A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) Lớp 7A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới: Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ nổi tiếng trong nền văn học nước nhà thế kỷ 18. Cuộc đời trắc trở đã làm cho thơ bà mạnh mẽ, đầy thách thức và bênh vực phụ nữ. Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ “Bánh trôi nước” để hiểu thêm về con người và phong cách thơ của Hồ Xuân Hương. Hoạt động của Gv & HS Nội dung bài dạy * Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CHUNG Theo dõi chú thích sgk GV: Nêu hiểu biết của em về tác giả? GV: Em hiểu gì về bài thơ Bánh trôi nước? GV: Nêu đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt? *Hoạt động 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Gv hướng dẫn Hs đọc văn bản và tìm hiểu chú thích. * Gọi học sinh đọc 2 câu đầu GV: Hình ảnh chiếc bánh trôi nước được giới thiệu qua câu thơ nào? GV: Từ trắng, tròn gợi tính chất nào ở một sự vật? GV: Nhận xét về cách xưng hô của tác giả? - HS: Trả lời GV: Cách miêu tả chiếc bánh trôi nước ám chỉ vẻ đẹp nào của người phụ nữ? GV: Với vẻ đẹp ấy người phụ nữ có quyền được sống trong một xã hội như thế nào? GV: Câu thơ thứ hai diễn tả điều gì? GV: Trong bài thơ bảy nổi ba chìm còn có ý nghĩa nào khác nữa? GV: Theo em khi nói về thân phận mình như vậy, nhận thức của người phụ nữ chứa đựng những tình cảm nào? ( tự hào, thương thân, oán ghét xã hội) GV: Cách mở đầu bài thơ này có điểm gì giống với ca dao thuộc chủ đề nào? GV: Nêu ví dụ minh họa? - Cách mở đầu giống với ca dao than thân: Thân em như tấm lụa đào……… * Gọi học sinh đọc hai câu thơ cuối. GV: Hãy nêu ý hiểu của em về nghĩa thực khi nói về chiếc bánh trôi nước? GV: Theo em, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? H: Từ nào trực tiếp bộc lộ thái độ của người nói? H: Bài thơ có mấy lớp nghĩa? - HS trả lời Gọi HS đọc ghi nhớ sgk * Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CHUNG GV: Nêu hiểu biết của em về tác giả? Dich giả? - GV giới thiệu thêm về tác giả. GV: Em biết gì về tác phẩm? - Khúc ngâm viết bằng chữ Hán theo thể tự do, dài 470 câu. Dịch nôm 408 câu song thất lục bát. GV: Em hiểu thế nào về thể thơ song thất lục bát? * Hoạt động 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN - Gv đọc 1 lần, HS đọc lại.Tìm hiểu chú thích GV: Đoạn trích chia thành mấy khúc ngâm ? Nội dung? - HS trả lời * HS đọc lại 4 câu thơ đầu. GV: Cuộc chia tay nói đến cụ thể câu thơ nào? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong 2 câu thơ trên? - HS trả lời GV: Nhận xét về tác dụng của điệp từ thì?Cách xưng hô chàng - thiếp có ý nghĩa gì? GV: Sự việc nào được nhắc đến ở khúc ngâm 2? Khúc ngâm 2 có gì đáng chú ý trong cảnh diễn tả? - HS trả lời GV: Em cảm nhận được gì về tâm trạng người chinh phụ với lối diễn đạt này? * HS đọc lại 4 câu thơ tiếp GV: Những cảnh tượng này có diễn ra trong thực tế không? Nó được tưởng tượng ra của ai? - HS trả lời GV: Hình ảnh cây, bến, Hàm Dương, Tiêu Tương có ý nghĩa gì? GV: Cách sử dụng từ ngữ trong lời thơ có gì đặc biệt? - HS trả lời GV: Từ láy, điệp từ gợi gả không gian như thế nào? Nhận xét về nhịp điệu đoạn thơ? GV: Cách diễn đạt ý ấy có dụng ý gì? - HS trả lời * HS đọc lại 4 câu thơ cuối GV: Theo em câu hỏi cuối bài dành cho ai? thuộc câu hỏi gì? - Câu vợ hỏi chồng? - Chinh phụ hỏi xã hội? - Chẳng để hỏi ai mà chỉ là lời hỏi than? GV: Nguyên nhân nỗi sầu đau ấy là do đâu? Làm thế nào để giải quyết? - HS trả lời GV: Như vậy, ngoài việc diễn tả việc đau đớn của người chinh phụ ngâm khúc còn mang ý nghĩa gì? Gọi học sinh đọc ghi nhớ GV: Từ phần phân tích, em hãy rút ra nghệ thuật và ý nghĩa văn bản? * Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: cùng, xanh xanh, ngàn dâu…ai sấu hơn ai? Từ láy, điệp ngữ: Không gian tràn ngập đơn điệu một sắc màu – Câu hỏi tu từ :là lời than, là nỗi tuyệt vọng của người chinh phụ - Mức độ tình cảm tăng dần nỗi buồn, tuyệt vọng, cô đơn của người chinh phụ. * BÁNH TRÔI NƯỚC I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả: - Hồ Xuân Hương sống vào thế kỉ XVIII. Được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. - Bài thơ vịnh chiếc bánh trôi nước để nói về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. 2. Tác phẩm: Bài thơ viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc và tìm hiểu chú thích - Chú ý chú thích 1,2. 2. Tìm hiểu văn bản: a. Phân tích: a1. Hai câu đầu. Thân em vừa trắng lại vừa tròn.... Bảy nổi ba chìm với nước non - trắng, tròn: gợi sự trong sạch, tinh khiết. - Cách xưng hô: em Khiêm nhường, dễ khiến ta hình dung đến người phụ nữ hiền lành khỏe mạnh, hoàn hảo. Mô típ dân gian, thành ngữ: Tả thực chiếc bánh trôi nước qua đó gợi liên tưởng đến thân phận người phụ nữ ( trôi nổi, bập bềnh) a2. Hai câu cuối Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. - Ý nghĩa tả thực: hình ảnh bánh trôi nước trắng, tròn, chìm, nổi. - Dùng ẩn dụ tượng trưng: Dù người phụ nữ hoàn toàn bị lệ thuộc nhưng họ vẫn giữ vẹn phẩm chất trong sạch của mình. => Bài thơ có nhiều tầng nghĩa: - Ngụ ý sâu sắc: + Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình của người phụ nữ + Tác giả cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ. 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật. - Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, với thành ngữ, mô típ dân gian. - Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa. b. Nội dung: * Ý nghĩa văn bản: - Bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc với thân phận nổi chìm của họ . * SAU PHÚT CHIA LI I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả: Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục, Thanh Xuân - Hà Nội sống vào nửa khoảng thế kỷ XVIII. 2/. Tác phẩm: - Chinh phụ ngâm khúc ( khúc ngâm của người vợ có chồng ra trận) viết bằng chữ Hán, dịch ra thể song thất lục bát bằng chữ Nôm. - Đoạn trích Sau phút chia ly, trích từ câu 53 - 64 của khúc ngâm. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc và tìm hiểu chú thích - Chú ý: 1,2,3,5. 2. Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: 3 phần - 4 câu đầu: Nỗi trống trải trước thực tế chia ly. - 4 câu giữa: Nỗi xót xa vì cách trở. - 4 câu cuối: nỗi sầu thương bao la. b. Phân tích: b1. 4 câu đầu: ... chàng thì đi cõi xa mưa gió. ... Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn. Nghệ thuật đối lập, điệp từ thì có tính chất so sánh - Cách xưng hô của vợ - chồng (thời phong kiến) thân mật, trân trọng Phản ánh và nhấn mạnh hiện thực chia ly phũ phàng cùng nỗi đau đớn, xót xa khi hạnh phúc bị cắt chia . Đoái trông.... Muôn màu mây …. ngàn núi xanh. => Nỗi buồn dàn trải cùng cảnh vật tới vô cùng, vô tận. Và trong vũ trụ bao la ấy con người bé nhỏ vô cùng . b2. 4 câu giữa: - Thiếp ở Tiêu Tương - Chàng ở Hàm Dương -> Sử dụng phép đối, đảo từ ngữ, phép ẩn dụ tượng trưng cùng sự lặp lại từ ngữ ( theo lối vòng tròn) thể hiện tâm trạng đau buồn triền miên - Hình ảnh tạo ra bởi sự tưởng tượng của người chinh phụ đó là những hình ảnh trong tâm tưởng - Cây, bến, Hàm Dương, Tiêu Tương => Hình ảnh gợi không gian địa lý bao la trở thành không gian nghệ thuật trống vắng mang tính ước lệ làm nổi bật bi kịch của sự chia ly. b3. 4 câu cuối: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy… Thấy xanh xanh…ai sấu hơn ai? Từ láy, điệp ngữ: Không gian tràn ngập đơn điệu một sắc màu ( từ xanh xanh, xanh ngắt) - Nhịp điệu chậm, nhấn mạnh có được do sự lặp đi lặp lại theo lối vòng tròn của từ ngữ: Diễn tả nỗi đau buồn trĩu nặng cả không gian, thời gian ( làm mờ nhòe cả cảnh vật) - Câu hỏi tu từ: là lời than, là nỗi tuyệt vọng của người chinh phụ - Lên án mạnh mẽ các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Thể hiện khát vọng sống hòa bình => Cảm thông sâu sắc của tác giả với nỗi niềm người chinh phụ: + Thấu hiểu tâm trạng người phụ nữ có chồng đi chiến trận + Đồng cảm với mong ước hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ. 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Sử dụng thể thơ song thất lục bát diễn tả nỗi sầu bi dằng dặc của con người - Cực tả tâm trạng buồn, cô đơn, nhớ nhung vời vợi qua hình ảnh, địa danh có tính chất ước lệ, tượng trưng, cách điệu. - Sáng tạo trong việc sử dụng các điệp từ, ngữ, phép đối, câu hỏi tu từ….góp phần thể hiện giọng điệu cảm xúc da diết, buồn thương. b. Nội dung: * Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện nỗi buồn chia phôi của người chinh phụ sau lúc tiến đưa chồng ra trận. Qua đó, tố cáo chiến tranh phi nghĩa chia lìa hạnh phúc lứa đôi. Đoạn trích còn thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: - Học thuộc lòng đoạn thơ dịch. - Phân tích tác dụng của một vài chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn trích (điệp ngữ, đối lập, câu hỏi tu từ..) - Nhận xét về các mức độ tình cảm của người chinh phụ diễn tả qua các khổ thơ. * Bài mới: - Chuẩn bị bài: Qua đèo Ngang E. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… *************************************** Tuần: 7 Ngày soạn: 29/09/2014 Tiết PPCT: 27 Ngày dạy: 01/10/2014 Tiếng Việt: QUAN HỆ TỪ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được khái niệm quan hệ từ. - Nhận biết quan hệ. - Biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Khái niệm quan hệ từ. - Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản. 2. Kỹ năng: - Nhận biết quan hệ từ trong câu. - Phân tích được tác dụng của quan hệ từ. 3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức sử dụng quan hệ từ thích hợp trong nói và viết. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, phân tích ví dụ, thảo luận theo cặp. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS Lớp 7A1: Sĩ số …….Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) Lớp 7A 2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Kiểm tra bài cũ: - Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải sử dụng từ Hán Việt làm gì? - Cho ví dụ minh họa 5 từ Hán Việt đã học? - Nêu ví dụ minh họa để thấy rằng không nên lạm dụng từ Hán Việt? 3. Bài mới: Ở cấp 1, các em đã được làm quen với quan hệ từ, các cặp quan hệ từ biểu thị mối liên hệ khác nhau. Hôm nay cô sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về quan hệ từ và sử dụng quan hệ từ trong trường hợp nào? Chúng ta cùng đi vào bài học. Hoạt động của Gv & HS Nội dung bài dạy * Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG: - GV: Gv ghi ví dụ vào bảng phụ. GV: Dùng kiến thức đã học ở tiểu học để xác định những quan hệ từ được sử dụng? GV: Các quan hệ từ ấy liên kết các phần nào trong câu? GV: Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ? HS suy nghĩ và trả lời. GV nhận xét và chốt ý. GV: Vậy, thế nào là quan hệ từ? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk Gv sử dụng bảng phụ. GV: Trong các ví dụ trên, trường hợp nào bắt buộc phải dùng quan hệ từ? Trường hợp nào không bắt buộc phải dùng quan hệ từ? - HS thảo luận theo cặp và trả lời. GV nhận xét. GV: Từ ví dụ trên, em rút ra kết luận gì? GV: Tìm các quan hệ từ có thể dùng thành cặp với nhau? - HS tìm và cho ví dụ cụ thể với mỗi cặp quan hệ từ - Vì trời mưa nên đường sá lầy lội. - Nếu học tốt thì mẹ sẽ thưởng cho em một chuyến đi du lịch. - Tuy bị đau chân nhưng Lan vẫn đến lớp đúng giờ. - Hễ chuồn chuồn bay thắp thì trời mưa . - Sỡ dĩ bạn ấy đến muộn là vì bị kẹt xe - Do lười học nên bạn ấy thi trượt Gọi học sinh đọc ghi nhớ * Hoạt động 2: LUYỆN TẬP GV: Tìm các quan hệ từ trong đoạn đầu văn bản Cổng trường mở ra? HS đọc kĩ yêu cầu rồi làm bài. Gv nhận xét GV: Điền các từ thích hợp vào chỗ trống? HS thảo luận theo cặp điền quan hệ từ. GV gọi Hs hoàn chỉnh và cả lớp cùng sửa bài GV: Xác định câu đúng? GV: Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ nhưng? Gv gợi ý HS trả lời, dành cho HS khá giỏi Gv hướng dẫn HS viết đoạn văn với các quan hệ từ đưa ra. Hs viết, Gv chỉnh sửa. * Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: Cây bút này là của tôi-> của biểu thị quan hệ sỡ hữu. Chúng tôi chơi thân như anh em một nhà-> như : biểu thị quan hệ so sánh I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Thế nào là quan hệ từ: * Tìm hiểu VD: sgk - 96 => Nhận xét: Các quan hệ từ: a. củaliên kết phần phụ định ngữ với phần trung tâm. b. nhưliên kết phần phụ bổ ngữ với phần trung tâm. c. nênliên kết hai vế của câu ghép. - ý nghĩa của các quan hệ từ: a. của: chỉ quan hệ sở hữu b. như: chỉ quan hệ so sánh c. nên: chỉ quan hệ nhân quả. * Ghi nhớ: sgk - 98 2. Sử dụng quan hệ từ: * Ví dụ: sgk - 98 + Nhận xét: - Trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ: b, d, g, h. - Trường hợp không bắt buộc: a, c, e, i. * Kết luận: Việc dùng hay không dùng quan hệ từ liên quan đến ý nghiã của câu. Vì vậy không thể tùy tiện lược bỏ. - Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp. Nếu.....thì....; Hễ......thì....; Vì.....nên...; Tuy....nhưng..; Sở dĩ.....là vì...; Do....nên... * Ghi nhớ: sgk - 98 II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: sgk - 98 - Các quan hệ từ: của, còn, như, và, mà, nhưng,... Bài tập 2: sgk - 98 - Điền các quan hệ từ sau: với, và, với, với, nếu, thì, và. Bài tập 3: sgk - 99 Câu đúng là các câu: b, d, g, i, l. Bài tập 6: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ, gạch dười quan hệ từ đó Bài tập 5: sgk 99 - Nó gầy nhưng khỏe tỏ ý khen - Nó khỏe nhưng gầy tỏ ý chê. . III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài học: - Phân tích ý nghĩa câu văn có sử dụng quan hệ từ. - Học bài , nắm vững nội dung bài học. Làm bài tập còn lại. * Bài mới: - Chuẩn bị “Chữa lỗi quan hệ từ ” E. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………. Tuần: 7 Ngày soạn: 02/10/2014 Tiết PPCT: 28 Ngày dạy: 04/10/2014 Tập làm văn: ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu kiểu đề văn bản biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm. - Cách làm bài văn biểu cảm. 2. Kỹ năng: - Nhận biết đề văn biểu cảm. - Bước đầu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng đúng văn biểu cảm khi cần thiết và trong quá trình tạo lập văn bản. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, phân tích ví dụ, làm bài tập theo nhóm . D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS Lớp 7A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) Lớp 7A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Kiểm tra bài cũ: - Đặc điểm của văn bản biểu cảm? Có mấy cách biểu cảm? - Những đối tượng nào thường được sử dụng trong văn biểu cảm? 3. Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về văn biểu cảm, đặc điểm của văn bản biểu cảm. Vậy để tìm hiểu đề văn biểu cảm và cách làm, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay. Hoạt động của Gv & HS Nội dung bài dạy * Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG: GV ghi các đề bài lên bảng phụ. GV: Em hãy chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm biểu hiện trong từng đề văn ? GV phân nhóm cho học sinh theo bốn đề: b,c,d,e. Thời gian (5 phút) GV: Đối tượng biểu cảm và tình cảm biểu hiện trong đề bài Nhóm 1 GV: Đối tượng miêu tả và tình cảm biểu hiện? Nhóm 2 GV: Chỉ ra đối tượng và tình cảm thể hiện Nhóm 3 GV: Các đối tượng, tình cảm thể hiện trong bài? Nhóm 4 GV: Từ việc tìm hiểu các ví dụ trên em có nhận xét gì về đề văn biểu cảm? - GV ghi đề bài lên bảng GV: Bước đầu tiên khi cần tạo lập một văn bản là gì? GV: Những yêu cầu để dịnh hướng cho đề bài này? GV: Em cảm nhận nụ cuời của mẹ từ khi nào? Thấy nụ cười của mẹ em có cảm xúc gì? GV: Có phải khi nào mẹ cũng nở nụ cười không? GV: Mẹ cười khi nào?Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ em thấy như thế nào? GV: Làm thế nào để luôn thấy nụ cười của mẹ? - Cho HS thực hành viết từng đoạn Theo các nhóm. Đọc đoạn văn vừa viết và sửa lỗi - GV Kết luận * Hoạt động 2: LUYỆN TẬP Đọc văn bản T 89. GV: Bài văn biểu đạt tình cảm gì? Đối với đối tượng nào? GV: Hãy đặt nhan đề cho văn bản? GV: Đề văn thích hợp cho văn bản trên? GV: Dàn ý của bài? Phương thức biểu cảm của văn bản? * Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: HS có thể thực hiện các bước làm bài văn biểu cảm với đề sau: Cảm nghĩ của em về thầy (cô) giáo – người đã dạy dỗ em nên người. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm. a. Đề văn biểu cảm: * Tìm hiểu các đề văn: Đề a: - Đối tượng miêu tả: dòng sông quê hương, vườn cây quê hương. - Tình cảm biểu hiện: yêu mến, gắn bó với dòng sông, vườn cây. Đề b: - Đối tượng miêu tả: đêm trăng trung thu. - Tình cảm biểu hiện: gợi sự gần gũi, thân thiết, nhắc nhở những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng. Đề c: - Đối tượng miêu tả: nụ cười của mẹ. - Tình cảm thể hiện: sự thân thương, gần gũi, hạnh phúc khi thấy mẹ cười. Đề d: - Đối tượng miêu tả: những niềm vui, nỗi buồn của tuổi thơ. - Tình cảm thể hiện: nhớ da diết, mong được trở lại tuổi thơ, cố gắng sống tốt hơn. Đề e: - Đối tượng miêu tả: chọn một loài cây mà em yêu thích. - Tình cảm thể hiện: bày tỏ tình cảm yêu quí, những suy nghĩ về cách sống, về tình cảm bạn bè.... => Kết luận: Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm. b. Các bước làm đề văn biểu cảm: Đề bài: Cảm nghĩ của em về nụ cười của mẹ. + Tìm hiểu đề: Định hướng cho đề bài: - Thể loại: văn biểu cảm. - Đối tượng biểu cảm: nụ cười của mẹ qua cảm nhận của em. - Tình cảm cần thể hiện: thân thương, hạnh phúc khi thấy mẹ cười, mong nụ cười không bao giờ tắt trên môi mẹ. + Lập dàn ý: Theo bố cục ba phần. Mở bài: - Em cảm nhận nụ cười của mẹ từ thưở ấu thơ. - Thấy mẹ cười em vô cùng hạnh phúc. Thân bài: - Mẹ cười thể hiện sự yêu thương.... - Nụ cười của mẹ khích lệ em.. - Mẹ cười khi vui mừng trước những trưởng thành của em. - Khi mẹ không cười em cảm thấy rất buồn, và thấy mình có lỗi. - Em phải cố gắng chăm ngoan, học giỏi để luôn thấy nụ cười của mẹ. Kết bài: Thật hạnh phúc khi có mẹ. - Hạnh phúc chỉ thật trọn vẹn khi luôn thấy nụ cười của mẹ. c. Diễn đạt thành văn: d. Kiểm tra văn bản. 2. Kết luận: - Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong bài làm - Các bước làm bài văn biểu cảm: + Tìm hiểu đề. + Tìm ý và lập dàn ý. + Viết bài và sửa bài II. LUYỆN TẬP - Bài văn bộc lộ tình cảm tha thiết đối với quê hương An Giang - Nhan đề:+ An Giang quê tôi. + Kí ức một miền quê. + Nơi ấy quê tôi. - Cảm nghĩ về quê hương An Giang. - Lập dàn ý: HS tự làm. - Cách biểu hiện cảm nghĩ trực tiếp. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: - Tiếp tục rèn luyện các bước làm văn biểu cảm từ một đề văn biểu cảm cụ thể. * Bài mới:
File đính kèm:
- TUAN 7 VAN 7 2014 2015.doc