Giáo án Ngữ văn 7 tuần 32 - Trường THCS Đạ Long

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6. TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Học sinh nắm được cách làm bài văn giải thích

- Hiểu và vận dụng các đơn vị kiến thức Tiếng Việt.

- Biết giải quyết bài tập kết hợp trắc nghiệm tự luận.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Chấm bài chu đáo, nhận xét kĩ lưỡng.

2. Học sinh: Nhớ lại nội dung bài kiểm tra, tự đánh giá kết quả bài làm của mình.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 tuần 32 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Ngày soạn: 25/04/2015
Tiết PPCT: 125 	 Ngày dạy: 27/04/2015
VĂN BẢN BÁO CÁO
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Tìm hiểu sâu hơn về văn bản hành chính ở kiểu văn bản báo cáo
- Hiểu các tình huống cần viết văn bản báo cáo.
- Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng quy cách.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: - Đặc điểm của văn bản báo cáo: hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
 2. Kỹ năng: 
- Nhận biết văn bản báo cáo. Viết một văn bản báo cáo đúng quy cách.
- Nhận được những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo.
 3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, động não, phân tích ví dụ, thảo luận nhóm, 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 
 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 
 2. Kiểm tra bài cũ: Văn bản đề dùng để làm gì ? 
	GV treo bảng phụ: Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi nào cần phải làm văn bản đề nghị? 
	A. Khi muốn trình bày về tình hình sự việc và các kết quả đạt được của 1 cá n hân hay tập thể. 
	B. Khi có 1 sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người đều biết.
	C. Khi xuất hiện 1 nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay của tập thể muốn các cá nhân hoặt tổ chức có thẩm quyền giải quyết.
	D. Khi muốn gia nhập 1 tổ chức nào đó.
 3. Bài mới:
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung kiến thức
Tìm hiểu chung
- Gọi HS đọc các VD SGK.
- Viết báo cáo để làm gì?
- Hs: Để trình bày về tình hình, sự việc và các kết qua đạt được của 1 tập thể.
- Gv: Báo cáo cần chú ý đến những yêu cầu gì về ND, hình thức trình bày?
- Hs: Khi viết báo cáo cần trình bày rõ tình hình, sự việc và những con số cụ thể minh chứng cho kết quả đã đạt được.
-Gv: Em đã viết báo cáo lần nào chưa? Hãy dẫn ra 1 số trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt và học tập ở trường lớp em.
-Hs: Báo cáo kinh nghiệm học tốt, báo cáo tình hình học tập của lớp tuo\ần qua.
- GV treo bảng phụ, ghi các tình huống SGK.
- Gv: Trong các tình huống đó, tình huống nào cần phải viết báo cáo? (Tình huống b)
- Gv: Đọc lại văn bản trên và xem các mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự nào?
- Hs: Trả lời.
- Gv: Trong 2 VB có những điểm gì giống nhau và khác nhau?
- Hs: Giống về cách trình bày các mục, khác về nội dung cụ thể.
- Gv: Những phần nào là quan trọng cần chú ý trong cả 2 VB báo cáo?
- Hs: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? báo cáo về việc gì? kết quả như thế nào?
- Gv: Từ 2 VB trên, hãy rút ra cách làm 1 VB báo cáo?
- Gv: Một VB báo cáo cần có các mục nào?
- HS trả lời, GV nhận xét, sửa sai.
- Gv: Khi làm 1 VB báo cáo cần lưu ý điều gì?
- HS trả lời, GV nhận xét, sửa sai.
- Gv: Thế nào là báo cáo? ND và hình thức bản báo cáo phải như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Luyện tập
- Gọi HS đọc BT1.
GV hướng dẫn HS.HS thảo luận nhóm, trình bày.
GV nhận xét, sửa sai.
Gọi HS đọc BT2.
GV hướng dẫn HS tự học ở nhà.
Hướng dẫn tự học
Nắm nội dung. Sưu tầm một số văn bản báo cáo làm tài liệu học tập 
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đặc điểm của văn bản báo cáo:
a. Đọc văn bản:
 - Văn bản 1: Báo cáo kết quả hoạt động cháo mừng ngày 20/11.
- Văn bản 2: Báo cáo kết quả quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt.
à Văn bản báo cáo.
- Một số tình huống khác: nhà trường muốn biết kết qủa học tập, sinh hoạt, cô TPT muốn biết kết quả kế hoạch nhỏ.
b. Đặc điểm của văn bản báo cáo:
- Nội dung: trình bày rõ ràng tình hình, sự việc và những con số cụ thể minh chứng cho kết quả đã đạt được.
- Hình thức: trang trọng, rõ ràng, sáng sủa, có đủ các phần mục cần thiết.
2. Cách làm văn bản báo cáo:
a. Cách làm báo cáo:
- Có đầy đủ các phần mục cần thiết.
- Lời lẽ rõ ràng, trình bày trang trọng, các con số cụ thể.
b. Dàn mục một văn bản báo cáo:
- Quốc hiệu tiêu ngữ
- Địa điểm ngày làm báo cáo
- Tên văn bản
- Nơi nhận báo cao
- Nơi viết báo cáo.
- Sự việc, lí do, ý kiến 
- Chữ kí họ tên người báo cáo.
3. Lưu ý: * Ghi nhớ: SGK/136.
II. LUYỆN TẬP:
Giới thiệu văn bản báo cáo:
Các lỗi mắc phải khi viết văn bản báo cáo.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: Nắm nội dung. Sưu tầm một số văn bản báo cáo làm tài liệu học tập 
* Bài mới : “Luyện tập làm văn bản báo cáo và văn bản đề nghị”.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...	 
Tuần 32 Ngày soạn: 02/05/2015
Tiết PPCT: 126 	 Ngày dạy: 04/05/2015
 LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VĂN BẢN BÁO CÁO
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được cách thức làm văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
- Biết ứng dụng các văn bản đề nghị, báo cáo vào các tình huống cụ thể.
- Tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường gặp khi viết hai văn bản trên.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: - Tình huống viết văn bản đề nghị, văn bản báo cáo.
 2. Kỹ năng: 
- Cách làm văn bản đề nghị, văn bản báo cáo. Tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường gặp khi viết hai loại văn bản này.
- Thấy được sự khác nhau giữa hai loại văn bản trên.
 3. Thái độ: - Vận dụng văn bản báo cáo, đề nghị vào thực tế.
C. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, diễn giảng, thảo luận, tích hợp.
D. TIếN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 
2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy chọn tình huống viết văn bản đề nghị?
3. Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu văn bản báo cáo và văn bản đề nghị, tiết này để các em viết được hai loại văn bản đó, chúng ta đi vào luyện tập.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung kiến thức
Củng cố kiến thức
+ Hs đọc 2 văn bản trong Sgk 
- Viết báo cáo để làm gì ? 
(Trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể )
- Viết văn bản đề nghị để làm gì ? 
(Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó )
- Nội dung văn bản đề nghị và văn bản báo cáo khác nhau như thế nào? 
- Hình thức trình bày của 2 văn bản này có gì giống nhau và khác nhau ? 
- Cả 2 loại văn bản khi viết cần tránh những sai sót gì? (Tuỳ tiện, cẩu thả của người viết) 
Luyện tập
- Em hãy nêu yêu cầu của bài tập 1 ?
- Bài tập 2 yêu cầu chúng ta phải làm gì ? ( HSTLN)
- Hãy nêu yêu cầu bài tập 3 ? 
( HSTLN)
Hướng dẫn tự học
Nắm nội dung. Sưu tầm một số văn bản báo cáo làm tài liệu học tập 
Gv gợi ý: Ôn lại đặc điểm văn bản nghị luận, phép lập luận chứng minh, giải thích.
I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC:
1. Mục đích của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo: 
a, Mục đích viết văn bản báo cáo: Trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể
b, Mục đích của văn bản đề nghị: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó 
2, Nội dung 
+ Báo cáo: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì ? Kết quả Ntn
+ Đề nghị: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì ? 
3, Hình thức 
- Trình bày: trang trọng, sáng sủa, rõ ràng 
II. LUYỆN TẬP: 
 Bài 1 :
GV hướng dẫn Hs làm bài 
Bài 2 : Dựa vào từng tình huống của HS đưa ra để viết văn bản báo cáo 
Bài 3 : Những chổ sai 
a, HS viết báo cáo là không phù hợp, trong tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và đề đạt nguyện vọng của mình 
b, HS viết văn bản đề nghị là không đúng, trong trường hợp này phải viết báo cáo, vì cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ các gia đình thương binh , liệt sĩ và Bà mẹ Việt Nam anh hùng 
c, Trong trường hợp này không thể viết đơn mà phải viết văn bản đề nghị Ban giám hiệu nhà trường biểu dương, khen thưởng cho bạn H
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Nắm nội dung. Sưu tầm một số văn bản báo cáo làm tài liệu học tập. Phát hiện và sửa lỗi trong một số văn bản đề nghị, báo cáo. 
* Bài mới: “Ôn tập Tập làm văn”.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
........................
*******************************
Tuần 32 Ngày soạn: 03/05/2015
Tiết PPCT: 127,128 	 Ngày dạy: 05/05/2015
	 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6. TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Học sinh nắm được cách làm bài văn giải thích
- Hiểu và vận dụng các đơn vị kiến thức Tiếng Việt..
- Biết giải quyết bài tập kết hợp trắc nghiệm tự luận..
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Chấm bài chu đáo, nhận xét kĩ lưỡng.
2. Học sinh: Nhớ lại nội dung bài kiểm tra, tự đánh giá kết quả bài làm của mình.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 
2. Bài cũ: kiểm tra sự chuển bị của học sinh
3. Bài mới: Hôm nay cô sẽ trả bài làm văn số 6 và bài kiểm tra Tiếng Việt cho các em. Cô mong các em chú ý để nhận ra ưu điểm và hạn chế của mình trong hai bài kiểm tra.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
 * TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
* HĐ1: Nhắc lại đề
Gv yêu cầu Hs nhắc lại đề và viết đề lên bảng
* HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý
GV phát vấn Hs để tìm hiểu đề
* HĐ3: Hướng dẫn xây dựng dàn ý
- Hs lên khá lên bảng viết dàn ý sơ lược.
- Gv treo bảng phụ có dàn ý mẫu. 
* HĐ4: Nhận xét ưu - khuyết điểm :
a.Ưu điểm: 
- Xác định đúng nội dung yêu cầu của đề, đảm bảo bố cục ba phần
- Giải thích và liên hệ kĩ về lời khuyên của Lê-nin.
b. Nhược điểm: 
- Nhiều em lạc vấn đề, nghiêng về kể lể hơn là giải thích.
- Diễn đạt tối nghĩa, dài dòng, khô khan, trùng lặp.
* HĐ5: Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
* HĐ6: Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiêp tục sửa bài
* HĐ7: Đọc bài mẫu
- Gv đọc bài của Phiên, Trang, Phiếu, Hoa.
* HĐ8: Ghi điểm, thống kê chất lượng
 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
* HĐ1: Phân tích đề 
+ Đề trắc nghiệm
- Gv trình chiếu đề trắc nghiệm, gợi ý, phát vấn Hs 
- Hs trả lời.
+ Đề tự luận : 
- Gv: Yêu cầu của đề là gì, các ý cần trả lời ?
- Hs: Trả lời.
* HĐ2: Công bố đáp án
Sau khi Hs trả lời, Gv công bố đáp án
* HĐ3: Nhận xét ưu khuyết điểm
 a. Ưu điểm: 
- Hầu hết HS nắm và biết cách làm bài văn có hai phần: trắc nghiệm và tự luận.
- Nắm được ý nghĩa bài thơ.
b. Khuyết điểm:
- HS không nắm vững kiến thức: hoàn cảnh, nghệ thuật
-.
- Kĩ năng viết đoạn văn còn yếu.
* HĐ4: Thống kê chất lượng bài làm
Hướng dẫn tự học
- Xem lại dàn ý, phần sửa lỗi để viết lại bài viết vào vở.
- Tìm hiểu, sưu tầm một vài câu tục ngữ, thành ngữ nói về sinh đẻ, dân số.
* TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. Đề bài: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin : “Học, học nữa, học mãi”.
II. Tìm hiểu đề, tìm ý : 
(Xem tiết PPCT tiết 116)
III. Dàn ý : (Xem tiết PPCT tiết 116)
IV. Nhận xét ưu - khuyết điểm :
1. Ưu điểm : 
2. Khuyết điểm :
V. Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
 (Xem bảng sửa lỗi cuối bài giáo án)
VI. Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài
VII. Đọc bài mẫu
VIII. Ghi điểm, thống kê chất lượng
 ( Xem cuối giáo án)
* TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Phân tích đề (xem PPCT tiết 122)
II. Công bố đáp án (Xem PPCT tiết 122)
III. Nhận xét ưu khuyết điểm
1. Ưu điểm :
2. Khuyết điểm :
IV. Thống kê chất lượng bài làm 
 (Xem cuối giáo án)
* Hướng dẫn tự học
Bài cũ 
- Tiếp tục sửa lỗi, hoàn thiện bài viết tập làm văn vào vở bài tập.
Bài mới: Soạn bài: “Chương trình địa phương”( phần văn và Tập làm văn)
HƯỚNG DẪN SỬA LỖI SAI
Phần văn bản sai
Nguyên nhân sai
Sửa sai
- ngài xưa, xuốt đời, suốt đời, sấu hổ, trăm chỉ, rang dở....
- Chúng ta phải luôn luôn học hành mãi.
- Con đường dẫn đến thành công chúng ta không nên lười biếng.
- Từ ý nghĩa đó, đạo lý người xưa nhắc nhở ta về một đạo lý sâu sắc.
- Em sẽ luôn nhớ về cội nguồn dân tộc và học nhiều.
- Nhầm lẫn s/x, gi/d, tr/ch
- Lỗi dùng từ.
- Lỗi diễn đạt 
- Trật tự từ không phù hợp, không liên kết
-> ngày xưa, suốt đời, xấu hổ, chăm chỉ, dang dở....
- Chúng ta phải không ngừng học tập.
- Con đường dẫn đến thành công không bao giờ có dấu chân của người lười biếng . 
- Từ ý nghĩa đó, Lê nin nhắc nhở ta về một chân lý sâu sắc.
- Em sẽ luôn nhớ và cố gắng học tập chăm chỉ. 
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG
* BÀI TẬP LÀM VĂN
Lớp
Sĩ số
Điểm >= 5
Điểm 8 => 10
Điểm dưới 5
Điểm 0 => 3
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
7A1
7A2
* BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Lớp
Sĩ số
Điểm >= 5
Điểm 8 => 10
Điểm dưới 5
Điểm 0 => 3
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
7A1
7A2
D. RÚT KINH NGHIỆM :
**********************************

File đính kèm:

  • docTUAN_32_VAN_7_20142015_20150725_025327.doc