Giáo án Ngữ văn 7 - Trần Thị Thanh Huyền - Tuần 7
1.Khúc ngâm thứ nhất:
-> Sử dụng hình ảnh tương phản đối lập gợi nỗi trống trải cô đơn.
=> Phản ánh cuộc chia li phũ phàng, đồng thời biểu hiện nỗi xót xa cho hạnh phúc bị chia cắt.
2.Khúc ngâm thứ 2:
-> Điệp ngữ, đảo ngữ và hình ảnh tương phản diễn tả nỗi sầu chia li và tình cảm buồn thương, nhung nhớ cứ tăng dần.
=> Đó là nỗi ngậm ngùi xót xa của tình vợ nhớ chồng trong xa xôi cách trở.
3.Khúc ngâm thứ 3:
-> Sử dụng điệp ngữ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ diễn tả nỗi sầu nhân lên bất tận trở thành một khối sầu thương, trĩu nặng trong tâm hồn người chinh phụ
Ngày soạn: 23/ 09 /2014 Ngày dạy: 29 /0 9 /2014 Tiết 26: Hướng dẫn đọc thêm: Văn bản: SAU PHÚT CHIA LY (Trích chinh phụ ngâm khúc) (Nguyên tác: Đặng Trần Côn – Dịch Nôm: Đoàn Thị Điểm) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Cảm nhận được phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương. - Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước. 2. Kĩ năng: - Nhận biết thể loại của văn bản. - Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật. 3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc, tự giác. C. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo. a. Phương tiện dạy học: Bảng phụ, bút lông. b. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng. - Động não: suy nghĩ, phân tích… - Trình bày một phút. 2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương? ? Phân tích tính đa nghĩa của bài thơ? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài " Chinh phụ ngâm khúc" là khúc ngâm của người vợ có chồng đi chinh chiến nơi xa. Tác giả Đạng Trần Côn và dịch giả Đoàn Thị Điểm, cả hai đều soongsvaof thế kỉ XVIII thời Lê- Mạc, chiến tranh Trinh - Nguyễn và khởi nghĩa nông dân lan rộng. Đặng trần Côn cảm thời thế mà viết ra khúc ngâm bằng chữ Hán và Đoàn Thị Điểm đòng cảm với nỗi cô đơn của người chinh phụ mà dịch ra chữ nôm tiếng Việt. Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức *Hoạt động 1: HD tìm hiểu chung văn bản. HS: đọc chú thích * Sgk (91-92). GV: khái quát lại một vài nét chính về tác giả - tác phẩm. GV: HD đọc: chậm chậm, đều đều, buồn buồn, ngắt nhịp 3/4(3/2/2), 3/3, 4/4 -> GV: Đọc mẫu, gọi hs đọc lại vài lần. HS: đọc chú thích. ? Em hiểu thế nào về thể thơ song thất lục bát ? (về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong 1 khổ thơ ? ) ? Văn bản này được biểu đạt bằng phương thức nào? Vì sao? (Văn bản biểu cảm - Vì nó đã diễn tả được nỗi nhớ nhung của lòng người.) ? Nỗi nhớ ấy là của ai? Nỗi nhớ ấy diễn ra trong hoàn cảnh nào? (Nỗi nhớ của người vợ có chồng đi chiến trận - Hoàn cảnh có chiến tranh) ? Nỗi nhớ ấy được diễn tả qua mấy khúc ngâm? Em hãy chỉ ra giới hạn và nội dung từng đoạn? *Hoạt động 2: HD phân tích. HS: đọc khúc ngâm thứ nhất. ? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật? ? ý nghĩa của 4 câu thơ đầu là gì ? HS: đọc khúc ngâm thứ 2 ? Nêu nội dung và nghệ thuật của khúc ngâm thứ 2 ? ? Nỗi sầu dược diễn tả như thế nào so với khúc ngâm 1? HS: đọc khúc ngâm thứ 3. ? Nỗi sầu đó được tiếp tục nâng cao trong khổ cuối như thế nào? ? Các điệp từ cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li ? ? Khúc ngâm thứ 3 cho ta thấy được tâm trạng gì của người vợ trẻ ? *Hoạt động 3: HD tổng kết. ? Nêu giá trị ND,NT của đoạn trích? *Hoạt động 4: HD luyện tập. Gọi 1-> 2 HS đọc diễn cảm lại bài thơ Bài 2. Hãy phân tích màu xanh trong đoạn trích bằng cách: + Ghi đủ các từ chỉ màu xanh. + Phân biệt sự khác nhau giữa các màu xanh + nêu tác dụng HS: Đọc phần đọc thêm. I. TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN. 1. Tác giả – Tác phẩm: - Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục – nay thuộc quạn Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. - Chinh phụ ngâm khúc được sáng tác bằng chữ Hán là khúc ngâm của người phụ nữ có chồng đi chiến trận. 2. Đọc, chú thích: 3.Thể thơ: Ngâm khúc làm theo thể song thất lục bát. (- Song thất là 2 câu 7 chữ ; lục bát là 1 câu 6 chữ và 1 câu 8 chữ -> 4 câu trong 1 khổ) 4. Bố cục: 3 đoạn: * Khúc ngâm 1(4 câu đầu): -> Nói về nỗi trống trải của lòng người trước thực tế chia li phũ phàng. * Khúc ngâm 2(4 câu tiếp theo): -> Nói về nỗi xót xa trong cách trở núi sông. * Khúc ngâm 3(4 câu cuối): -> Nói về nỗi sầu thương trước bao cảnh vật. II. Giá trị nội dung , nghệ thuật. 1.Khúc ngâm thứ nhất: -> Sử dụng hình ảnh tương phản đối lập gợi nỗi trống trải cô đơn. => Phản ánh cuộc chia li phũ phàng, đồng thời biểu hiện nỗi xót xa cho hạnh phúc bị chia cắt. 2.Khúc ngâm thứ 2: -> Điệp ngữ, đảo ngữ và hình ảnh tương phản diễn tả nỗi sầu chia li và tình cảm buồn thương, nhung nhớ cứ tăng dần. => Đó là nỗi ngậm ngùi xót xa của tình vợ nhớ chồng trong xa xôi cách trở. 3.Khúc ngâm thứ 3: -> Sử dụng điệp ngữ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ diễn tả nỗi sầu nhân lên bất tận trở thành một khối sầu thương, trĩu nặng trong tâm hồn người chinh phụ => Thể hiện tâm trạng vô vọng của người vợ trẻ. III. TỔNG KẾT. 1. Nghệ thuật: - Sử dụng thể thơ song thất lục bát diễn tả nỗi sầu bi dằng dặc của con người. - Cực tả tâm trạng buồn, cô đơn, nhớ nhung vời vợi qua hình ảnh, địa danh có tính chất ước lệ, tượng trưng, cách điệu. - Sáng tạo trong việc sử dụng các điệp từ, ngữ, phép đối, câu hỏi tu từ...góp phần thể hiện giọng điệu cảm xúc da diết, buồn thương. 2. Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện nỗi buồn chia phôi của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận.Qua đó, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa. Đoạn trích còn thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ. IV. LUYỆN TẬP. * Đọc diễn cảm * Bài tập Gợi cảnh trời cao đất rộng, thăm thẳm mênh mông nơi lan tỏa nỗi sầu chia li. * Đọc thêm: Sgk (93-94) 4. Củng cố: - GV khái quát nội dung bài thơ. 5. Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ. - Học bài và soạn bài: “Quan hệ từ” ************************************************* Ngày soạn: 24 /09 /2014 Ngày dạy: 1 /10 / 2014 Tiết 27. Tiếng việt: QUAN HỆ TỪ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được khái niệm quan hệ từ. - Nhận biết quan hệ từ. - Biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ. Lưu ý: Hs đã học quan hệ từ ở bậc tiểu học. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Khái niệm về quan hệ từ. - Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng: - Nhận biết quan hệ từ trong câu. - Phân tích được tác dụng của quan hệ từ. 3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc, tự giác. C. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo. a. Phương tiện dạy học: Bảng phụ, bút lông. b. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng. - Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra quan hệ từ và giá trị, tác dụng của việc sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp. - Thực hành có hướng dẫn: sử dụng quan hệ từ tiếng Việt theo những tình huống cụ thể. - Động não: suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách dùng quan hệ từ Tiếng Việt phù hợp với tình huống giao tiếp. 2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trong một số trường hợp ta sử dụng từ Hán Việt để tạo những sắc thái biểu cảm nào? Cho ví dụ minh họa? 3. Bài mới : GV giới thiệu bài... Ở bậcTiểu học các em đã được làm quen với quan hệ từ và cách dùng quan hệ từ . Bài học hôm nay một lần nữa củng cố các em về việc dùng quan hệ từ ở trong câu. Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là quan hệ từ. GV: Đưa bảng phụ -> gọi hs đọc VD. a. Đồ chơi của chúng tôi / chẳng có nhiều. CN VN b. Hùng Vương..., người đẹp như hoa... c. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. d. Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả. * Xét VD a, tìm CN-VN của ví dụ a ? ? Trước CN-VN ta thấy có từ nào? (của) ? Đồ chơi của ai ? (chúng tôi) ? Có ít hay có nhiều ? (chẳng có nhiều) ? DT đồ chơi và chúng tôi được nối với nhau bằng từ nào? (của) ? “của” biểu thị ý nghĩa gì? (quan hệ sở hữu) -> GV: Từ “của” cô gọi là quan hệ từ có ý nghĩa sở hữu. ? Lấy một số ví dụ có quan hệ từ sở hữu? -> Hs: lấy VD -> Gv nhận xét. VD: - Đây là con gà của mẹ. - Kia là quyển sách của em. * Xét VD b, Hùng Vương thứ 18 có ai ? (Mị Nương) ? Mị Nương được giới thiệu như thế nào? Bằng cách nói nào? (so sánh) ? Vì sao em kết luận như vậy? (dựa vào từ “như” ) ? Từ “như” liên kết từ nào với từ nào? (hoa-đẹp) ? Từ “như” có thể gọi là gì ? (quan hệ từ) ? Dùng để biểu thị ý nghĩa gì? -> GV: Từ “như” là quan hệ từ biểu thị ý nghĩa so sánh. ? Lấy VD có quan hệ từ so sánh? -> Hs: lấy VD -> Gv nhận xét. VD: - Cô ấy đẹp như hoa. - Bạn Lan có giọng hát hay như chim họa mi. * Xét VD c, nguyên nhân nào giúp “tôi” chóng lớn ? (ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực) ? Cặp từ nào giúp em hiểu được đó là nguyên nhân và kết quả của câu văn? (bởi-nên) ? Cặp từ “bởi,nên” có thể gọi là gì ? (cặp quan hệ từ) ? Dùng để biểu thị ý nghĩa quan hệ gì? ( nguyên nhân – kết quả) -> GV: “bởi – nên” là cặp quan hệ từ biểu thị ý nghĩa quan hệ nguyên nhân-kết quả. ? Lấy một số ví dụ có cặp quan hệ từ nhân quả -> Hs: lấy VD -> Gv nhận xét. VD: - Vì trời mưa to nên em đi học muộn. - Bởi em quá ham chơi nên em bị ở lại lớp. GV: Chốt -> Các từ “như, của, bởi-nên” là quan hệ từ. Vậy, chúng dùng để làm gì ? Để biểu thị những ý nghĩa quan hệ nào ? HS: Trả lời, đọc ghi nhớ. *Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng quan hệ từ. GV: Đưa bảng phụ -> gọi hs đọc VD. ? Trong các câu VD, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ? Trường hợp nào không bắt buộc phải có? Vì sao? ? Sử dụng quan hệ từ trong khi nói, viết như thế nào cho phù hợp ? ? Tìm các quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau đây? Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ đó? -> GV: Có những quan hệ từ độc lập: và, cũng… ? Khái quát cách sử dụng quan hệ từ? HS: Trả lời, đọc ghi nhớ. * Hoạt động 3: HD luyện tập. HS: Xác định yêu cầu các bài tập. -> Thảo luận theo nhóm. -> Trình bày. => GV: Nhận xét, bổ sung. I. THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ TỪ ? * Ví dụ: Sgk (96-97) a. Của -> quan hệ từ sở hữu. b. Như -> quan hệ so sánh. c. Bởi – nên: cặp quan hệ từ nhân – quả. *Ghi nhớ 1: Sgk (97) II. SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ. 1. Ví dụ 1: Sgk (97) - Bắt buộc phải có quan hệ từ: b, d, g, h. - Không bắt buộc phải có quan hệ từ: a, c, e, i. -> Có trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ . Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. - Có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ . 2. Ví dụ 2: Sgk (97) - Nếu trời mưa thì tôi nghỉ học. - Vì trời mưa nên tôi không đi học. - Tuy trời mưa nhưng tôi vẫn đi học. - Hễ trời mưa thì tôi không đi học. - Sở dĩ tôi không đi học là vì trời mưa. => Có 1 số quan hệ từ được dùng thành cặp. * Ghi nhớ 2: sgk (98) III. LUYỆN TẬP. Bài 1 (98 ): Tìm quan hệ từ trong đoạn đầu văn bản “Cổng trường mở ra” - Của, còn, với, như, của, và, như - Mà , nhưng, của, nhưng, như Bài 2 (98): Điền quan hệ từ thích hợp. Với, và , với, với, nếu, thì, và Bài 3 (98 ): Câu đúng b, d, g, i, k, l 4. Củng cố: - Cho HS khái quát nội dung chính của bài học. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ. - BTVN 4,5. - Soạn bài “Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm” Ngày soạn: 26/ 09 /2014 Ngày dạy: 2 /10 / 2014 Tiết 28: Tập làm văn : LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢM A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài và viết bài. - Có thói quen tưởng tượng , suy nghĩ cảm xúc, trước một đề văn biểu cảm. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Đặc điểm của thể loại văn biểu cảm. - Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm bài văn biểu cảm. 3. Thái độ: - Tự giác, nghiêm túc C. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo. a. Phương tiện dạy học: Bảng phụ, bút lông. b. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng. - Kĩ thuật dạy học theo góc. - Thực hành có hướng dẫn. - Động não: suy nghĩ, phân tích… 2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các bước làm 1 bài văn biểu cảm? ? Khi làm văn em đã thực hiện theo 4 bước chưa ? 3.Bài mới : Ở tiết trước các em đã tìm hiểu về đề bài và cách làm bài văn biểu cảm của văn, tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi thực hành cách làm 1 bài văn biểu cảm . Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của hs. * Hoạt động 2: Thực hành trên lớp. HS: đọc đề bài. GV: Cho lớp hoạt động theo góc nhóm. - Hình thành 3 góc: + Góc 1: Tìm hiểu đề và tìm ý. + Góc 2: Lập dàn bài. + Góc 3: Viết đoạn văn (viết đoạn mở bài và kết bài) -> Hs chọn góc phù hợp với khả năng của mình để luyện tập (hs có thể thay đổi góc khác trong khi thực hiện) -> Sau thời gian 20 phút -> Gv gọi kiểm tra từng góc và nhận xét. * Gợi ý: ? Đề yêu cầu viết về điều gì? ? Tình cảm cần biểu hiện là tình cảm gì ? ? Em yêu cây gì? Vì sao em yêu cây đó hơn các cây khác? ? MB cần phải làm gì? ? Em hãy hình dung xem cây phượng có đặc điểm gì? ? Cây phượng có tác dụng gì đối với đời sống con người? ? Đối với bản thân em, cây phượng có tác dụng gì? ? Em có những tình cảm gì đối với cây phượng? Hs: viết bài văn dựa vào dàn ý vừa lập I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ. * Đề bài: loài cây em yêu. II. THỰC HÀNH TRÊN LỚP. 1.Tìm hiểu đề và tìm ý: - Đối tượng biểu cảm : loài cây - Định hướng tình cảm : em yêu - Em yêu cây phượng vĩ. Vì nó gắn bó với tuổi học trò. 2.Lập dàn ý: a. MB: - Giới thiệu chung về cây phượng. - Lí do yêu thích: cây phượng gắn bó với tuổi học trò. b. TB: - Tả đặc điểm của cây phượng qua 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. ->Tả những đặc điểm gợi cảm. - Tác dụng của cây phượng đối với đời sống con người: Tạo bóng mát, cung cấp ôxi, hút cácboníc làm sạch không khí. - Tác dụng của cây phượng đối với em: là người bạn chia sẻ với em mọi nỗi buồn vui của tuổi học trò. Màu hoa đỏ rực rỡ gợi nhớ mùa hè, gợi những sự chia tay. c. KB: - Tình cảm của em đối với cây phượng. Nhớ phượng, nhớ lũ bạn cùng lớp khi nghỉ hè. 3.Viết bài văn: * Mẫu: Trường tôi có trồng rất nhiều các loài cây, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng mát. Nhưng cây tôi thích là cây phượng mọc sừng sững giữa sân trường. Tôi không biết cây phượng được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trường, nó đã già, già lắm. Nhìn từ xa, cây phượng như một người khổng lồ với mái tóc màu xanh. Vỏ cây xù xì nổi lên những u cục. Nhưng có ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó, dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy đi nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi, nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, ngon lành như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình hoa e lệ ẩn mình trong lớp đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Mỗi lần hoa phượng nở lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn. Vui vì sắp được nghỉ hè, còn buồn vì phải xa ngôi trường, xa bạn bè thân yêu… 4. Củng cố: - Gv đánh giá sự chuẩn bị ở nhà của hs và chất lượng tiết học 5. Dặn dò: - Hoàn thành bài văn. - Soạn bài: “Qua đèo ngang”
File đính kèm:
- tuan 7 van 7.doc