Giáo án Ngữ văn 7: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính

Quan sát các văn bản hành chính trong SGK em hãy nêu đặc trưng về hình thức của các văn bản hành chính?

 Loại văn bản này thường được trình bày theo một số mục nhất định ( gọi là mẫu), Trong đó nhất thiết phải ghi rõ:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ.

- Địa điểm và ngày tháng làm văn bản.

- Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản.

- Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản.

- Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo.

- Chữ kí và họ tên người gửi văn bản.

Gv: Đó cũng chính là nội dung ghi nhớ SGK/ 110.

 GV chốt vấn đề.

GV: Chúng ta vừa tìm hiểu chung về văn bản hành chính để hiểu rõ hơn và có thể vận dụng vào đời sống thì chngs ta cùng đi sang phần luyện tập.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2953 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRường : THCS Trịnh Phong
GVHD : Nguyễn Thị Bảo Trang.
Người dạy: Võ Thùy Trang.
Ngày soạn: 29/03/2015
Ngày dạy : 03/04/2015.
Lớp dạy : 7/3
 TIẾT : C: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
I.Mức độ cần đạt :
- Hiểu biết bước đầu về văn hành chính và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.
1/ Kiến thức : Giúp HS
- Đặc điểm của văn bản hành chính: hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và các lạo văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.
2/ Kĩ năng :
- Nhận biết được các loại văn bản hành chính thường gặp trong đời sống.
- Viết được văn bản hành chính đúng quy cách.
3/ Thái độ :
- Tuân thủ các quy tắc trong cách viết một văn bản hành chính.
4/ Kĩ năng sống :
- Động não suy nghĩ trả lời câu hỏi theo hiểu biết của bản thân.
- Hoạt động nhóm hiệu quả.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV : tham khảo văn bản trong sách SGK, sách giáo viên và soạn giáo án, bảng phụ.
- HS : đọc kỹ văn bản, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
III.Nội dung lên lớp :
1/ Ổn định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ :
Câu 1: Thế nào là phép liệt kê ?
Câu 2: Các kiểu liệt kê ?
3/ Bài mới: 
- Ở lớp 6 các em đã được học về viết đơn. Viết đơn là kiểu văn bản nào?( văn bản hành chính). Chương trình lớp 7 sẽ phúp các tìm hiểu về văn hành chính khác đó là thông báo, đề nghị và báo cáo. Bài học hôm nay bước đầu chúng ta sẽ tìm hiểu chung về văn bản hành chính: 
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
 NỘI DUNG GHI BẢNG
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là văn bản hành chính.
- Cho HS đọc các văn bản SGK/ 107, 108, 109.
Các văn bản trên thuộc loại văn bản nào?
à Văn bản hành chính. Văn bản 1 thuộc văn bản thông báo, văn bản 2 là văn bản đề nghị, văn bản 3 là văn bản báo cáo. 
Khi nào người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?
à Người ta viết văn bản thông báo khi cần truyền đạt một thômg tin vấn đề gì đó ( Thường cho cấp thấp hơn) và muốn nhiều người cùng biết.
- Người ta viết văn bản đề nghị khi đề đạt một nguyện vọng nào đó của cá nhân hoặc tập thể gửi đến nơi có thẩm quyền giải quyết.
- Khi cần tổng kết, nêu lên những gì đã làm để cấp trên biết người ta viết văn bản báo cáo.
* Thảo luận nhóm:
Ba văn bản ấy có điểm gì giống và khác nhau?
à
Giống nhau
Khác nhau
- Có hình thức trình bày giống nhau theo một số mục nhất định
- Mục địch và nội dung cụ thể được trình bày khác nhau
Em hãy so sánh ba văn bản trên với thơ, truyện?
( So sánh với bài thơ “ Lượm”)
Giống nhau
Khác nhau
- Ngôn ngữ không có tính biểu cảm.
- không dùng biện pháp tu từ.
- Không dùng hư cấu tưởng tượng.
- Ngôn ngữ có tính biểu cảm, giầu hình tượng, nhiều từ địa phương.
- sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
- Dùng nhiều hư cấu tượng tượng.
GV: Cho HS nhận xét à GV nhận xét đánh giá.
Ngoài ba văn bản trên em còn thấy có những văn bản nào có hình thức giống như trên?
à Các văn bản có hình thức giống ba văn bản trên là: Đơn xin nghỉ học, học bạ, giấy mời của phường xã, giấy khen, 
Các văn bản như trên gọi là văn bản hành chính. Từ các câu hỏi trên em hãy cho biết văn bản hành chính dùng để làm gì?
à Văn bản hành chính là văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
Quan sát các văn bản hành chính trong SGK em hãy nêu đặc trưng về hình thức của các văn bản hành chính?
à Loại văn bản này thường được trình bày theo một số mục nhất định ( gọi là mẫu), Trong đó nhất thiết phải ghi rõ:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Địa điểm và ngày tháng làm văn bản.
- Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản.
- Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản.
- Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo.
- Chữ kí và họ tên người gửi văn bản.
Gv: Đó cũng chính là nội dung ghi nhớ SGK/ 110.
à GV chốt vấn đề.
GV: Chúng ta vừa tìm hiểu chung về văn bản hành chính để hiểu rõ hơn và có thể vận dụng vào đời sống thì chngs ta cùng đi sang phần luyện tập.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
GV: Cho HS đọc phần luyện tập SGK/ 110.
Trong các tình huống sau đây, tình huống nào người ta phải viết loại văn bản hành chính? Tên mỗi văn bản mỗi với tình huống.
Tình huống sử dụng
Dùng văn bản hành chính
Tên loại văn bản
Có một sự kiện quan trọng sắp ra, Cần cho mọi người biết sự kiện ấy.
 X
Văn bản thong báo
Thầy hiệu trưởng hoặc thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết tinhd huống của lớp em trong tháng qua.
 X
Văn bản báo cáo
Có một sự kiện làm em hết sức xúc động, muốn ghi lại những cảm xúc đó.
Không dùng văn bản hành chính
Văn biểu cảm
Hôm qua đi học về chẳng mây gặp mưa, hôm nay em bị sốt, không thể đến lớp được.
 X
Đơn xin phép
Có một địa danh nổi tiếng ở gần trường, cả lớp đều muốn thấy, cô giáo chủ nhiệm tổ chức đi tham quan.
 X
Giấy dề nghị
Bị ốm không đi thâm quan được, bạn muốn biết về buổi tham quan ấy.
Không dùng văn bản hành chính.
Văn kể chuyện.
GV: Gọi học sinh trả lời, cho HS nhận xét, GV nhận xét.
* Về nhà:
Thực hành viết một văn bản hành chính: Viết đơn xin nghỉ học.
I. Bài học:
1: Thế nào là văn bản hành chính?
* Ví dụ: SGK/ 107, 108, 109.
- Viết văn bản hành chính khi có cần truyền đạt, ý kiến nguyện vọng cần được giải quyết.
- Giống và khác nhau của ba văn bản:
Giống nhau
Khác nhau
- Có hình thức trình bày giống nhau theo một số mục nhất định
- Mục địch và nội dung cụ thể được trình bày khác nhau
- Giống và khác nhau văn bản hành chính và thơ, truyện .
Giống nhau
Khác nhau
- Ngôn ngữ không có tính biểu cảm.
- không dùng biện pháp tu từ.
- Không dùng hư cấu tưởng tượng.
- Ngôn ngữ có tính biểu cảm, giầu hình tượng, nhiều từ địa phương.
- sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
- Dùng nhiều hư cấu tượng tượng.
* Ghi nhớ: SGK/ 110.
II. Luyện tập:
A: Ở Lớp:
 Trong các tình huống sau đây, tình huống nào người ta phải viết loại văn bản hành chính? Tên mỗi văn bản mỗi với tình huống.
Tình huống sử dụng
Dùng văn bản hành chính
Tên loại văn bản
Có một sự kiện quan trọng sắp ra, Cần cho mọi người biết sự kiện ấy.
X
Văn bản thông báo
Thầy hiệu trưởng hoặc thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết tinhd huống của lớp em trong tháng qua.
 X
Văn bản báo cáo
Có một sự kiện làm em hết sức xúc động, muốn ghi lại những cảm xúc đó.
Không dùng văn bản hành chính
Văn biểu cảm
Hôm qua đi học về chẳng mây gặp mưa, hôm nay em bị sốt, không thể đến lớp được.
 x
Đơn xin phép
Có một địa danh nổi tiếng ở gần trường, cả lớp đều muốn thấy, cô giáo chủ nhiệm tổ chức đi tham quan.
 x
Giấy dề nghị
Bị ốm không đi thâm quan được, bạn muốn biết về buổi tham quan ấy.
Không dùng văn bản hành chính.
Văn kể chuyện
B: Về nhà:
 Thực hành viết một văn bản hành chính: Viết đơn xin nghỉ học.
4/ Củng cố
5/ Dặn dò
- Bài mới: 
IV. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................
........................
 Diên Khánh, ngày 20 tháng 03 năm 2015
 Duyệt của GVHD Thực tập sinh
 Bùi Thị Thanh Huyền Võ Thùy Trang

File đính kèm:

  • doccau_tran_thuat_don_20150725_055449.doc