Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Thùy Trang

HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản (25)

 - Mục tiêu: HS hiểu được nguồn gốc cốt yếu và ý nghĩa của văn chương .

 ? Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

 - Nói cốt yếu là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là tất cả. Vậy theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

? Quan niệm như thếđã đúng chưa?

 - Các quan niệm khác nhau nhưng không loại trừ nhau. Ngược lại còn bổ sung cho nhau

? Hoài Thanh viết “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tao ra sự sống.Hãy đọc chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý ấy?

? Theo Hoài Thanh công dụng của văn chương là gì?

 -“ Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Biết bao cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên. Lịch sử loài người nếu xoá bỏ văn chương thì sẽ xoá bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến bực nào.

? Văn nghị luận của Hoài Thanh (Qua ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc?

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Thùy Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 - TIẾT PPCT:97 Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
 Ngày dạy:25/2/2013 Hoài Thanh
1.MỤC TIÊU:
 1.1.Kiến thức:Giúp hs:
 - HS nắm được những thông tin cơ bản về tác giả Hoài Thanh.
 - HS hiểu được quan niệm của tác giả về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương.
 - HS nắm được luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.
 1.2.Kĩ năng:
 - HS đọc- hiểu được văn bản nghị luận văn học.
 - HS xác định và phân tích được luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.
 - HS vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
 1.3.Thái độ : Giáo dục tinh thần yêu văn chương cho hs.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP :
 -Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương.
 -Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.
3.CHUẨN BỊ:
 3.1.GV:Tư liệu về Hoài Thanh.
 3.2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện
 4.2Kiểm tra miệng: 
Câu 1:Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống (Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết )
 Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài văn này( Lập luận chứng minh chặt chẽ sâu sắc , dẫn chứng cụ thể, thấm đượm tình cảm chân thành)(10 đ)
Câu 2:Kể một câu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ và nêu ý nghĩa của câu chuyện đó?(10 đ)
 4.3.Tiến trình bài học: : Văn chương có nguồn gốc từ đâu, văn chương là gì? Văn chương có công dụng gì trong cuộc sống. Bài viết ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh, một nhà phê bình văn học có uy tín lớn, sẽ cung cấp cho chúng ta một cách hiểu, một quan niệm đúng đắn và cơ bản cần hiểu biết đó
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1:Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung về vb (5’)
 - Mục tiêu: HS nắm sơ lược một số thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm.
? Nhìn vào phần chú thích hãy cho biết một vài chi tiết về tác giả, tác phẩm?
? Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn bản nghị luận nào ?
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản (25’)
 - Mục tiêu: HS hiểu được nguồn gốc cốt yếu và ý nghĩa của văn chương .
 ? Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
 - Nói cốt yếu là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là tất cả. Vậy theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
? Quan niệm như thếđãõ đúng chưa? 
 - Các quan niệm khác nhau nhưng không loại trừ nhau. Ngược lại còn bổ sung cho nhau
? Hoài Thanh viết “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tao ra sự sống.Hãy đọc chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý ấy?
? Theo Hoài Thanh công dụng của văn chương là gì?
 -“ Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Biết bao cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên. Lịch sử loài người nếu xoá bỏ văn chương thì sẽ xoá bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến bực nào.
? Văn nghị luận của Hoài Thanh (Qua ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc? 
 -HS thảo luận
 +Lập luận chặt chẽ, sáng sủa
 +Lập luận chặt chẽ, sáng sủa, giàu cảm xúc
 +Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, vừa có hình ảnh
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS Tổng kết-Luyện tập (5’)
- Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung, nghệ thuật văn bản.
? Nêu tóm tắt nội dung,nghệ thuật của văn bản?
-GV tổng kết cho HS đọc ghi nhớ
 -GV hướng dẫn HS viết, đọc đoạn văn để chứng minh cho ý kiến của mình
 -HS đọc phần đọc thêm
I. ĐỌC –TÌM HIỂU CHUNG:
 1.Đọc
 2.Chú thích: Xem SGK
 3.Tác giả, tác phẩm: 
 a. Tác giả :Hoài Thanh (1909 – 1982) quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An là một nhà phê bình văn học sâu sắc
 b. Tác phẩm: Văn bản được in trong cuốn Văn chương và hành động.
 4. Thể loại: Nghị luận văn chương
II.TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN:
 1.Nguồn gốc cốt yếu của văn chương
 - “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thươg cả muôn vật, muôn loài”
 - Quan niệm như thế rất đúng nhưng vẫn còn một số quan niệm khác 
 VD: Văn chương bắtt nguồn từ cuộc sống con người
2.Giải thích “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống :
 - Có 2 ý chính:
 + Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng => Phản ánh miêu tả
 + Văn chương còn sáng tạo ra sự sống => Đưa những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có biến chúng thành hiện thực
 3.Công dụng của văn chương:
 -Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm và lòng vị tha. 
III. TỔNG KẾT LUYỆN TẬP:
1.Tổng kết:
 -Nội dung:Quan niệm sâu sắc của Hoài Thanh về nguồn gốc, công dụng, ý nghĩa của văn chương.
-Nghệ thuật:Luận điểm rõ ràng, cách nêu dẫn chứng đa dạng, lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc.
* GHI NHỚ: SGK/63
2.Luyện tập:
-Tìm một đoạn trong văn bản để dẫn chứng và làm rõ ý đã chọn
 4.4. Tổng kết:
Câu 1:Hoài Thanh đã nêu nguồn gốc, công dụng của văn chương như thế nào?
- Là lòng thương người rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
-Giúp ta có những tình cảm đẹp
Câu 2:Nghệ thuật của văn bản?
-Luận điểm rõ ràng, dẫn chứng đa dạng
 4.5 Hướng dẫn học tập:
 -Đối với bài học ở tiết học này:
 +Học ghi nhớ 
 +Nắm vững nội dung bài học.
 +Làm phần luyện tập sgk/63.
 -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Xem và nắm vữ ng nội dung, nghệ thuật các văn bản đã học từ đầu học kì 2 để kiểm tra 1 tiết.
5. PHỤ LỤC:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------	

File đính kèm:

  • docBai_24_Y_nghia_van_chuong.doc