Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 93: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

· Ta chọn câu bị động ( b ) điền vào chỗ trống bời nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn được tốt hơn : Câu đi trước đã nói về Thuỷ ( thông qua chủ ngữ em tôi) vì vậy sẽ là hợp lô gíc và dễ hiểu hơn nếu câu sau cũng nói về Thuỷ . Lựa chọn cách này cũng như cách viết này cũng Khánh Hoài đã làm tăng giá trị biểu đạt của đoạn văn ,cho thấy được sự độc đáo tinh tế của tác giả khi lựa chọn từ ngữ diễn đạt .

· Như vậy khi viết đoạn văn các em có thể linh hoạt sử dụng các kiểu câu chủ động hoặc bị động để liên kết , tạo sự mạch lạc làm tăng giá trị biểu đạt thể hiện sự tinh tế và độc đáo của mình trong cách viết

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 15404 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 93: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24	Ngày soạn :12/02/2011
Tiết 93	Ngày dạy :16/02/2011
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH 
CÂU BỊ ĐỘNG 
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu thể nào là câu chủ động.
 - Nhận biết câu chủ động và câu bị động trong văn bản.
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 - Khái niệm câu chủ động và câu bị động.
 - Mục đích chuyển đối câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
2.Kĩ năng
 Nhận biết câu chủ động và câu bị động.
3. Thái độ: 
 C.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề ,thuyết trình	
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1.Oån định 
2. Kiểm tra 
- Nhắc lại các kiến thức các em đã được học từ kì II đến nay ?
( Câu rút gọn , câu đặc biệt , thêm trạng ngữ cho câu .) 
3.Bài mới : 
* Khi nói hoặc viết , người ta có thể sử dụng một số thao tác biến đổi câu như : thêm , bớt thành phần câu ( câu rút gọn ,thêm trạng ngữ cho câu ) hoặc chuyển đổi kiểu câu nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp . Chuyển đổi từ kiểu câu chủ động thành câu bị động như thế nào ? nhằm mục đích gì có tác dụng ra sao ta vào bài mới .
 Hs đọc 2 vd trong sgk 
? Xác định chủ ngữ , vị ngử trong 2 câu trên ?
a.Mọi người // yêu mến em
 CN VN
b.Em// được mọi người yêu mến 
 CN VN
? Em có nhận xét gì về nội dung được miêu tả trong hai câu ?
Nội dung miêu tả giống nhau .
? Trong từng câu hãy xác định động từ trung tâm ?
a..Mọi người // yêu mến em
 CN Đt VN
b.Em// được mọi người yêu mến 
 CN VN Đt
? Nhận xét về một quan hệ giữa chủ ngữ với động từ trung tâm ? ( độnt từ trung tâm có tác động như thế nào với chủ ngữ ? )
Chủ ngữ ở câu a biểu thị người thực hiện một hoạt động hướng đến người khác .Nói một cách tóm tắt chủ ngữ trong câu a biểu thị chủ thể của hoạt động 
 Chủ ngữ trong câu b biểu thị người được hoạt động của người khác hướng đến .Nói một cách tóm tắt chủ ngữ trong câu b biểu thị đối tượng của hoạt động 
=> Như vậy, từ ví dụ ta thấy câu có chủ ngữ thực hiện một hoạt động hướng vào người , vật khác gọi là câu chủ động . Câu có chủ ngữ được hoạt động của người , vật khác hướng vào là câu bị động .
? Vậy hãy nhắc lại : Thế nào là câu chủ động ? Câu bị động ? 
GV chú ý cho HS: Dấu hiệu để dễ nhận biết câu bị động :
Trong câu bị động thường có các động từ được hoặc bị đi kèm , tuy nhiên không phải câu nào có bị , được đều là câu bị động 
 HS đọc ghi nhớ sgk -57
* GV chuyển ý : Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngườc lại nhằm mục đích gì ta chuyển sang mục II
 HS đọc VD trong sgk 
? Em sẽ chọn câu chủ động hay bị động điền vào chổ trống trong đoạn văn trên ? Giải thích vì sao em lựa chọn như thế ?
( thử lựa chọn từng câu và điền vào chỗ trống ta thất câu nào phù hợp hơn ? )
Ta chọn câu bị động ( b ) điền vào chỗ trống bời nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn được tốt hơn : Câu đi trước đã nói về Thuỷ ( thông qua chủ ngữ em tôi) vì vậy sẽ là hợp lô gíc và dễ hiểu hơn nếu câu sau cũng nói về Thuỷ . Lựa chọn cách này cũng như cách viết này cũng Khánh Hoài đã làm tăng giá trị biểu đạt của đoạn văn ,cho thấy được sự độc đáo tinh tế của tác giả khi lựa chọn từ ngữ diễn đạt .
Như vậy khi viết đoạn văn các em có thể linh hoạt sử dụng các kiểu câu chủ động hoặc bị động để liên kết , tạo sự mạch lạc làm tăng giá trị biểu đạt thể hiện sự tinh tế và độc đáo của mình trong cách viết
? Từ đây hãy khái quát lại mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động trong đoạn văn ,văn bản .
Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ( và ngược lại chuyển câu bị động thành câu chủ động ) có thể nhằm nhiểu mục đích ( nhấn mạnh vào đối tượng mình muốn nói , tránh lặp lại ) trong đó nổi bật hơn là nhằm liên kết các câu hoặc các vế câu trong một mạch văn thống nhất .
HS đọc lại toàn bộ ghi nhớ 
I/Tìm hiểu chung 
1/.Câu chủ động và câu bị động 
a/Ví dụ 
 *Mọi người // yêu mến em 
 Đt
 CN VN 
-> Chủ ngữ thực hiện hành động hứơng đến “em” 
=> Câu chủ động 
b. Em // được mọi người yêu mến 
 Đt
 CN VN
-> Chủ ngữ được hành động của “mọi người” hứơng vào
=> câu bị động 
=> Như vậy, từ ví dụ ta thấy câu có chủ ngữ thực hiện một hoạt động hướng vào người , vật khác gọi là câu chủ động . Câu có chủ ngữ được hoạt động của người , vật khác hướng vào là câu bị động
b/ Ghi nhớ : SGK - 57
2/ Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 
a/Ví dụ : SGK 
b/ Ghi nhớ SGK t- 58
II. Luyện tập 
* Bài tập bổ sung 
Xác định câu bị động trong các câu sau . ( HSTLN 5 phút)
Tôi giặt hết quần áo bẩn rồi 
Quần áo bẩn được giặt hết rồi 
Con mèo vồ được con chuột .
Con chuột bị con mèo vồ 
Sách vở được sắp xếp ngay ngắn .
Tôi bỏ sách vở vào ngăn bàn .
Mẹtôi luôn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
Nhà cửa luôn được mẹ tôi dọn dẹp sạch sẽ .
HD :Muốn tìm đúng các câu bị động cần làm như sau :
Tìm chủ ngữ , vị ngữ trong từng câu .
Xác định động từ trung tâm ( Thừơng là các động từ mạnh )
Thử xem động từ có tác động ( hướng vào) chủ ngữ của câu hay không , nếu có ta xác định đó chính là câu bị động .
Đáp án : Các câu bị động : Câu 2, 4,5,8.
Bài 1 : Tìm câu bị động ,giải thích cách dụng kiểu câu bị động .
Các câu bị động 
Có khi ( các thứ của quý) // được trưng bày trong tủ kính , trong bình pha lê …
 Đt
 CN VN 
- Nhưng cũng có khi ( các thứ của quý) // cất giấu kín đáo trong rương , trong hòm .
 Đt
 CN VN
Tác giả” mấy vần thơ” // liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ .
 Đt 
 CN VN
 => Việc sử dụng các câu bị động trên nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó , đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn
 Bài tập nâng cao 
 Viết đoạn văn ngắn ( với chủ đề tự chọn ) trong đó có sử dụng câu bị động hoặc câu chủ động .Chỉ ra kiểu câu dã dụng .
 III. Hướng dẫn tự học
 Đặc câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác và câu chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
Học bài theo ghi nhớ 
Hoàn thành bài tập 
Ôn lại kiến thức văn nghị luận chuẩn bị cho bài viết TLV số 5
 E /.RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doc94 chuyen doi cau chu dong thanh cau bi dong.doc