Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 88: Thêm trạng ngữ cho câu (tt) - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An
1/ Công dụng của trạng ngữ:
-Xác định hoàn cảnh điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu.
-Nối kết các câu các đoạn với nhau góp phân làm cho đoạn văn thêm mạch lạc.
2/ Tách trạng ngữ thành câu riêng.
Trong một số trường hợp để nhấn mạnh ý ,chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống cảm xúc nhất định , người ta có thể tách trạng ngữ đặc biệt là trạng ngữ ở cuối câu thành câu riêng.
* Hoạt động 3: Luyện tập (20phút)
Bài 1:
a/TN: Ở loại thứ nhất; ở loại thứ hai => bổ sung thông tin và liên kết câu.
b/ TN: bổ sung thông tin và liên kết câu.
Bài 2: a/ Năm 72 ; b Trong lúc .bồn chồn => Nhấn mạnh thời gian hi sinh làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu.
Bài 3: Học sinh viết đoạn văn có trạng ngữ tách thành câu.
Tuần 24 Ngày soạn: Tiết 88 Ngày dạy: .. THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (TT) I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: -Nắm đuợc công dụng của trạng ngữ. -Nắm được tác dụng của trạng ngữ khi tách thành câu riêng. 2. Kỹ năng: - Phân tích tác dụng của thành phần trạng ngữ của câu. - Tách trạng ngữ thành câu riêng. 3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ: - GV: Đọc văn bản, nghiên cứu SGK, soạn giáo án, bảng phụ. - HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK. III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ * Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: - Giới thiệu bài -Kiểm diện -H: Nêu đặc điểm của trạng ngữ? -Giới thiệu bài: Dẫn vào bài bằng cách nêu câu hỏi. Trạng ngữ thêm vào câu có tác dụng gì? -Ghi tựa bài lên bảng. -Lớp trưởng báo cáo. -Cá nhân: trả bài. -Nghe. -Ghi tựa vào tập * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mớiƒ(15phút) 1/ Công dụng của trạng ngữ: -Xác định hoàn cảnh điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu. -Nối kết các câu các đoạn với nhau góp phân làm cho đoạn văn thêm mạch lạc. 2/ Tách trạng ngữ thành câu riêng. Trong một số trường hợp để nhấn mạnh ý ,chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống cảm xúc nhất định , người ta có thể tách trạng ngữ đặc biệt là trạng ngữ ở cuối câu thành câu riêng. -Treo bảng phụ đã ghi sẵn ở ví dụ a,b/ trang 46. -Gọi học sinh đọc. -H: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu không bắt buộc phải có mặt trong câu ,nhưng vì sao trong các câu văn ở ví dụ a,b không thể luợc bỏ trạng ngữ ? +Tổ chúc thảo luận (6hs). +Nhận xét. -YC: Nêu công dụng của trạng ngữ. +Chốt ý – ghi bảng. +Chuyển ý. -Treo bảng phụ đã ghi sẵn mục II/ trang 47. Người Việt Nam... Người Việt Nam... -H: Chỉ ra sự khác nhau của hai ví dụ trên? -H: Việc tách trạng ngữ thành câu riêng ở câu b có tác dụng gì? -H: Trạng ngữ ở vị trí nào là tách thành câu riêng? Tách trạng ngữ thành câu riêng có tác dụng gì? +Chốt ý – ghi bảng. -Quan sát. -Đọc. -Nhóm: Nếu không có thông tin ở phần trạng ngữ câu văn sẽ thiếu chính xác và đồng thời trạng ngữ còn liên kết các câu trong đoạn văn. -Nghe. -Cá nhân: Dựa vào phần ghi nhớ. -Ghi vào tập. -Quan sát. -Cá nhân: Câu a- trạng ở trong câu. Câu b trạng ngữ tách thành câu riêng. -Cá nhân: nhấn mạnh ý. -Cá nhân: dựa vào ghi nhớ. * Hoạt động 3: Luyện tập (20phút) Bài 1: a/TN: Ở loại thứ nhất; ở loại thứ hai => bổ sung thông tin và liên kết câu. b/ TN: bổ sung thông tin và liên kết câu. Bài 2: a/ Năm 72 ; b Trong lúc .bồn chồn => Nhấn mạnh thời gian hi sinh làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu. Bài 3: Học sinh viết đoạn văn có trạng ngữ tách thành câu. -Cho hs đọc bài tập 1 và nêu yêu cầu. +Nhận xét- bổ sung. -Cho hs đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu +Gọi hs trình bày miệng. +Nhận xét- bổ sung. -Cho hs đọc bài tập 3 và nêu yêu cầu +Nhận xét- bổ sung. -Cá nhân: đọc và nêu yêu cầu. +Trình bày miệng. -Cá nhân: đọc và nêu yêu cầu. +Trình bày miệng. -Nhóm : Thảo luận và đại diện trả lời. * Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút) 1. Củng cố: 2. Dặn dò: -YC: Nêu công dụng của trạng ngữ tách trạng ngữ thành câu câu riêng có tác dụng gì? -Nhắc học sinh: +Học bài. +Chuẩn bị kiểm tra tiếng Việt. -Cá nhân: dựa vào bài học . -Nghe- ghi nhận về nhà thực hiện.
File đính kèm:
- Tiet 88.doc