Đề kiểm tra chất lượng tháng 1 - Môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Đoàn Lập

Câu 7( 0,5 điểm): Tác dụng của biện pháp tu từ vừa tìm được?

Câu 8( 0,5 điểm): Qua câu tục ngữ trên làm cho em nhớ đến truyền thuyết và bài thơ nào cũng đề cao vị trí của đất và ý thức trọng nông?

Câu 9 ( 1 điểm). Hiện nay hiện tượng bán đất đang diễn ra (ở khắp mọi nơi từ thành phố đến vùng nông thôn) có nằm trong ý nghĩa của câu tục ngữ này không? Em có suy nghĩ gì về hiện tượng đó.

II. LÀM VĂN( 6 điểm)

 Chứng minh câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng tháng 1 - Môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Đoàn Lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đoàn Lập	ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÁNG 1
	MÔN: NGỮ VĂN 7
I. Đọc -hiểu ( 4 điểm)
	Cho câu tục ngữ: Tấc đất tấc vàng
Câu 1( 0,25 điểm): Câu tục ngữ trên nằm trong chủ đề nào?
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Tục ngữ về con người
Tục ngữ về cách ứng xử
Tục ngữ về phẩm chất đạo đức của con người.
Câu 2( 0,25 điểm): Điền vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau:
	Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên,.xã hội được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Câu 3( 0,25 điểm): Câu tục ngữ: Tấc đất tấc vàng thuộc kiểu câu:
A.Câu rút gọn	B. Câu đặc biệt
C. Câu đơn	D. Câu trần thuật
Câu 4( 0,25 điểm): Câu tục ngữ trên sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Điệp từ	B. So sánh	C. Hoán dụ	D. Nhân hóa
Câu 5( 0,5 điểm): Nội dung của câu tục ngữ trên?
Câu 6( 0,5 điểm): Câu tục ngữ sử dụng kiểu câu rút gọn với bốn tiếng đặt trong hai vế đối xứng nhau có tác dụng gì?
Câu 7( 0,5 điểm): Tác dụng của biện pháp tu từ vừa tìm được?
Câu 8( 0,5 điểm): Qua câu tục ngữ trên làm cho em nhớ đến truyền thuyết và bài thơ nào cũng đề cao vị trí của đất và ý thức trọng nông?
Câu 9 ( 1 điểm). Hiện nay hiện tượng bán đất đang diễn ra (ở khắp mọi nơi từ thành phố đến vùng nông thôn) có nằm trong ý nghĩa của câu tục ngữ này không? Em có suy nghĩ gì về hiện tượng đó.
II. LÀM VĂN( 6 điểm)
	Chứng minh câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
Đáp án- biểu điểm chi tiết
I. ĐỌC HIỂU( 4Đ)
Câu
Nội dung
Biểu điểm
1
- Mức độ cần đạt: A
- Mức độ không đạt: Làm sai hoặc không làm
0,25đ
2
Mức độ cần đạt: lao động sản xuất
Mức độ không đạt: Điền không chính xác
0,25 đ
3
Mức độ cần đạt: A
Mức độ không đạt: Không trả lời
0,25đ
4
Mức độ cần đạt: A,B
Mức độ chưa đạt: trả lời được 1 đáp án
 Mức độ không đạt: không trả lời hoặc trả lời sai
0,25đ
0,125đ
5
Mức độ cần đạt: Đề cao giá trị của đất, đất quý như vàng. (Đất quý vì đất nuôi sống được con người, đất là nơi người ở. Người phải đổ bao xương máu mới có đất, bảo vệ đất).
Mức độ chưa đạt: Đề cao giá trị của đất, đất quý như vàng.
Mức độ không đạt: khong trả lời hoặc trả lời sai
0,5đ
0,25đ
6
Mức độ cần đạt: 
+ Tác dụng: 
* Thông tin nhanh
* Nêu bật giá trị của đất
* Dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thuộc
- Mức độ chưa đạt: chỉ trả lời được 1 đến 2 ý trên
- Mức độ không đạt: không trả lời hoặc trả lời sai.
0,5đ
0,25đ
7
- Mức độ cần đạt: 
+Câu tục ngữ lấy cái nhỏ là tấc đất so sánh với cái lớn là tấc vàng để nhấn mạnh giá trị của đất. Đất quý như vàng.
+ Đất nuôi sống được con người, đất là nơi người ở. 
+ Thể hiện thái độ phê phán kẻ lãng phí đất.
- Mức độ chưa đạt: đạt được ½ ý trên
- Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai
0,5đ
0,25đ
8
Mức độ cần đạt: truyền thuyết” Bánh chưng bánh giầy” và bài thơ” Lão nông và các con”
Mức độ chưa đạt: Chỉ trả lời được 1 bài
Mức độ không đạt: trả lời sai hoặc không trả lời
0,5đ
0,25đ
9
Mức độ cần đạt: 
+ Là hiện tượng kiến lời bằng kinh doanh do đó không nằm trong ý nghĩa của câu tục ngữ này.
+ Hiện tượng bán đất từ thành phố đến nông thôn điều đó chứng tỏ 2 chiều hướng. Một là lợi – bán đất để ở, mở rộng các xí nghiệm, nhà xưởng để kinh doanh- chứng tỏ đất nước ta đang phát triển và chuyển hóa sang công nghiệp hóa, đất nông nghiệp bị thu hẹp và được sử dụng có hiệu quả . Hai là- bán đất kinh doanh- đất không được sử dụng đúng mục đích dẫn đến đất bị bỏ hoang hóa, sử dụng không hiệu quả gây lãng phí đất, thậm chí có nhiều gia đình rơi vào tình trạng phá sản vì đất, chém giết nhau vì đất
Mức độ chưa đạt: Học sinh chỉ trả lời được một ½ ý trên
Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai.
1đ
0,5đ
II. LÀM VĂN
* 
Hình thức: 
Biểu điểm
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng
- Không sai chính tả, diễn đạt chau chuốt
- Dùng từ sáng tạo, dẫn chứng thuyết phục, hấp dẫn.
- Từ từ đặt câu, viết đoạn văn chuẩn xác
1đ
Nội dung
5đ
Mở bài
- Nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn về môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có tác dụng quan trọng đối với nhân cách của con người.
- Kết luận ấy đã đúc kết lại thành câu tục ngữ: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
0,5đ
Thân bài
- Lập luận giải thích.
 Mực có màu đen thường tượng trưng cho cái xấu, những điều không tốt. Một khi đã bị mực dây vào là dơ và khó tẩy vô cùng. (Nói rỡ mực ở đây là mục Tàu bằng thỏi mà người Việt ngày xưa thường dùng, khi viết phải mài nên dễ bị dây vào). Khi đã sống trong hoặc kết bạn với những người thuộc dạng “mực” thì con người ta khó mà tốt được. Đèn tỏa ánh sáng đến mọi nơi, ánh sáng của nó xua đi những điều tăm tối. Do đó đèn tượng trưng môi trường tốt, người bạn tốt mà khi tiếp xúc ta sẽ noi theo những tấm gương đó để cố gắng
- Luận điểm chứng minh.
+ Luận cứ 1: Nếu ta sinh ra trong gia đình có ông bà, cha mẹ là những người không đạo đức, không biết làm gương cho con cháu thì ta ảnh hưởng ngay. 
+ Luận cứ 2: Khi đến trường, đi học, tiếp xúc với các bạn mà chưa chắc tốt. rủ rê chơi bời. 
+ Luận cứ 3: Ra ngòai xã hội, những trò ăn chơi, những cạm bẫy khiến ta sa đà. Thử hỏi như thế thì làm sao ta có thể tốt được. Khi đã dính vào nó thì khó từ bỏ và xóa đi được. Ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử đã từng chuyển nhà 3 lần để dạy con, bà nhận thấy rõ: “sống trong môi trường xấu sẽ làm ta trở thành người xấu-là gánh nặng của xã hội”
- Ngược lại với “mực” là “đèn”-ngừoi bạn tốt, môi trường tốt. Khi sống trong môi trường tốt, chơi với những người bạn tốt thì đương nhiên, ta sẽ có đạo đức và là người có ích cho xã hội. Bởi vậy ông cha ta có câu: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”
- Liên hệ một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự.
- Có những lúc gần mực chưa chắc đen, gần đèn chưa chắc rạng. Tất cả chỉ là do ta quyết định.
4đ
Kết bài
- Chúng ta cần phải mang ngọn đèn chân lý để soi sáng cho những giọt mực lầm lỗi, cũng nên bắt chước các ngọn đèn tốt để con người ta hoàn thiện hơn, là công dân có ích cho xã hội”
- Ý nghĩa chung của câu tục ngữ đói với em và mọi người.
0,5đ

File đính kèm:

  • docBai_32_Kiem_tra_tong_hop_cuoi_nam.doc