Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 87,88: Tìm hiểu chung về phương pháp lập luận chứng minh

? Để khuyên người ta”đừng sợ vấp ngã”, bài văn đã lập luận như thế nào ? Các sự thất được dẫn ra có đáng tin cậy không ? Qua đó em hiểu phép lập luận chứng minh là gì ?

· Nêu các câu hỏi về các lần vấp ngã của bạn và khẳng định đừng sợ sự vấp ngã . Sau đó đưa ra 1 loạt dẫn chứng về những sự vấp ngã mà 1 số ngườ đã trải qua nhưng sau đó họ đã vươn tới những thành công về các mặt kinh doanh ,khoa học , văn học , nghệ thuật

· Kết luận : vấp ngã không đáng sợ mà thiếu cố gắng vươn lên trong cuộc sống mới là điều đáng sợ hơn cả

· Các sự thật dẫn ra đều đáng tin cậy vì chúng được rút ra rừ tiểu sử những người đã thành công ,đã nổi tiếng

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5000 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 87,88: Tìm hiểu chung về phương pháp lập luận chứng minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22	Ngày soạn:20/1/2011
Tiết 87- 88	Ngày dạy: 22/1/2011
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP 
LẬP LUẬN CHỨNG MINH 
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Hiể mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 - Đặc điểm của phép lập luận chứng minh tong bài văn nghị luận.
 - Yêu cầu cơ bản về luạn điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chưng minh.
 2.Kĩ năng
 - Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
 - Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
 3. Thái độ: 
 C.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề ,thuyết trình	
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. ỔN định 
2. Kiểm tra: Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau lập luận trong đời sống và lập luận trong văn nghị luận ? 
3.Bài mới :
Giới thiệu bài :Từ đầu học kì II đến nay , chúng ta đã tìm hiểu về thể loại văn nghị luận , đã tìm hiểu phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận rồi . Vậy phương pháp lập luận chứng minh nó như thế nào thì tiết học này cô cùng các em đi tìm hiểu .
? Trong đời sống , Khi nào người ta cần chứng minh ? 
Khi bị nghi ngờ , hoài nghị hoặc để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó ,…
? Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thất , em phải làm như tế nào ?
Phải đưa ra các bằng chứng xác thực 
? Từ đó em hãy rút ra nhận xét thế nào là văn chứng minh ?
Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ sự đúng đắn của 1 vấn đề 
? Trong văn nghị luận , khi người ta chỉ được sử dụng lời văn ( không được sử dụng nhân chứng , vật chứng ) thì muốn chứng minh vấn đề đó đúng sự hật chúg ta phải làm như thế nào ? 
Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng 
Tình huống : Nam có một việc gấp , mượn xe máy của bạn về thăm mẹ ốm ở quê . Vì quá lo , quá vội , bạn đã phóng xe quá nhanh và bị chú công an giữ xe lại , kiểm tra giấy tờ . Nam lại quên tất cả ở trường . Vậy bạn phải trình bày với nhà chức trách như thế nào ? ( HSTLN)
Nam phải chứng tỏ được đây là xe của bạn , có đủ giấy tờ đăng kí , chứng nhận mua bảo hiểm , có bằng lái xe , chứng minh thư bản thân . Tiếp theo bạn phải trình bày để chú công an hiểu , thông cảm ; Lo không kịp về thăm mẹ . Như vậy là nam đã chứng minh một vấn đề , làm rõ sự thật ; bạn đã đi xe máy quá nhanh trên đường 
HS đọc đc bài văn nghị luận “ đừng sợ vấp ngã”
? Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì ? Hãy tìm những câu văn mang luân äđiểm đó ? 
Luận điểm : Đừng sợ vấp ngã 
Những câu văn mang luận điểm đó: Vậy xin bạn chớ lo …hết mình 
? Để khuyên người ta”đừng sợ vấp ngã”, bài văn đã lập luận như thế nào ? Các sự thất được dẫn ra có đáng tin cậy không ? Qua đó em hiểu phép lập luận chứng minh là gì ? 
Nêu các câu hỏi về các lần vấp ngã của bạn và khẳng định đừng sợ sự vấp ngã . Sau đó đưa ra 1 loạt dẫn chứng về những sự vấp ngã mà 1 số ngườ đã trải qua nhưng sau đó họ đã vươn tới những thành công về các mặt kinh doanh ,khoa học , văn học , nghệ thuật 
Kết luận : vấp ngã không đáng sợ mà thiếu cố gắng vươn lên trong cuộc sống mới là điều đáng sợ hơn cả 
Các sự thật dẫn ra đều đáng tin cậy vì chúng được rút ra rừ tiểu sử những người đã thành công ,đã nổi tiếng 
Phép lập luận chứng minh là dùng lí lẽ kết hợp vói những bằng chứng chân thực , xác đáng để chứng tỏ một luận điểm mà mình nêu ra là đáng tin cậy
I. / Tìm hiểu chung
1/MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG /MINH
a/Ví dụ : SGk - 41
Tìm hiểu văn bản :
 ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ .
b/.Ghi nhớ : sgk/42 
II. Luyện tập ( tiết 88)
 Bài 1: Tìm hiểu văn bản : Không sợ sai lầm 
* Luận điểm : Không sợ sai lầm 
Những câu mang luận điểm :
- Bạn ơi nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào , làm gì được nấy , thì đó hoặc là bạn ảo tưởng , hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời 
- những người sáng suốt dám làm , không sợ sai lầm , mới là người làm chủ số phận của mình 
* Luận cứ : 
- nếu muốn sống không phạm chút sai lầm nào thì chỉ là ảo tưởng hoặc hèn nhát trước cuộc đời 
- Nếu sợ thất bại , sợ sai lầm thì không bao giờ có thể làm được việc gì . Sai lầm đem đến bài học cho đời 
- Nếu sợ sai lầm thì chẳng dám làm gì 
- Chẳng ai thích sai lầm , nhưng khi đã phạm sai lầm thì phải biết rút kinh nghiệm để tiến lên ‘
 Những luận cứ ấy rất đúng với thực tế cuộc sống nên có sực thuyết phục cao 
* Cách lập luận này khác với bài “ Đừng sợ vấp ngã
- Phần mở đâù nêu vấn đề khác;câu này thể hiện ý khẳng định : đã sống là phải sai lầm 
- Phần thân bài : 
+ở bài “Đừng sợ vấp ngã’ tác giả nêu lên 1 loạt dẫn chứng thực tế rút ra từ tiểu sử những người đã thành công , đã nổi danh để làm chứng cớ 
+ ở bài này chủ yếu dùng lí lẽ để phân tích , lí giải nhằm chứng minh vấn đề ; sợ sai lầm là trốn tránh thực tế . Sai lầm cũng có 2 mặt
Bài 2 : ( Bài tập bổ sung ) 
Một nhóm HS tranh luận về việc tổ chức hoạt động thể thao của lớp . Có bạn đềnghị tổ chức đội bóng chuyền , có bạn đề nghị tổ chức chơi đá cầu , An hăng hái : 
Lập dội bóng đá là hay nhất !
Bình vặn lại : 
Hay là thế nào ? Bạn hãy chứng minh xem nào ? 
An dừng lại suy nghĩ một chút trước khi trả lời . Nếu là An , em sẽ trả lời câu hỏi của Bình như thế nào? 
HD : Hs thảo luận nhóm , đại diện nêu ra ý kiến 
Định hướng : Bóng đá là môn thể thao hay hất vì : 
Bóng đá là môn thể thao được nhiều người yêu thích nhất 
Bóng đá là môn thể thao giúp rèn luyện sức khoẻ toàn diện : Người chơi bóng đá cần có sự nhanh nhạy , chính xác, thông minh , sáng tạo và đặc biệt cần có sự kết hợp với đồng đội . Chính vì vậy mà tạo nên ý thức tập thể , tinh thần đồng đội rất cao , mọi ngừo8i đều nỗ lực , cố gắng thi đấu cho tinh thần chung của tập thể .
Bóng đá tập trung được một lược lượng đông đảo “cổ động viên” . Có thể nhận thấy mỗi trận bóng ( đặc biệt bóng đá quốc tế ) thu hít một lực lượng đông đảo khán giả cuồng nhiệt đến sân và hàng triện lượt ngừơi theo dõi qua các phương tiện thông tin đại chúng : báo chí , phát thanh , truyền hình …
III. Hướng dẫn tự học.
 Sưu tầm các văn bản chứng minh để làm tài liệu học tập.
 E /.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • doc87-88 thc ve phep lap luan chung minh.doc