Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận - Năm học 2015-2016

1. Luận điểm :

 Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của bài văn được nêu ra dươí hình thức, luận điểm là linh hồn của bài viết nó thống nhất các đoạn văn thành một khôí, luận điểm phải đúng đắn chân thực thì mới thuyết phục.

2. Luận cứ :

 Luận cứ là lý lẽvà dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục

3. Lập luận :

 Lập luận là cách nêu dẫn chứng để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục.

* Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)

Tìm luận cứ và cách lập luận của bài văn.

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	22	
Tiết 	79	
	ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau. 
2. Kỹ năng: 
	- Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận. 
	- Bước đầu biết xác định luận, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho một đề bài cụ thể. 
 3. Thái độ: 
- Hiểu rõ nhu cầu nghị luận trong đời sống. 
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Đọc văn bản, nghiên cứu SGK, soạn giáo án, bảng phụ.
 	- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bà
 - Kiểm diện ...
· H: Thế nào là văn nghị luận?
- Giới thiệu bài : Nêu sơ lược đặc điểm của văn ghị luận. 
- Ghi tựa bài.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Trả bài. 
- Nghe.
- Ghi vào tập. 
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20phút)
1. Luận điểm :
 Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của bài văn được nêu ra dươí hình thức, luận điểm là linh hồn của bài viết nó thống nhất các đoạn văn thành một khôí, luận điểm phải đúng đắn chân thực thì mới thuyết phục. 
2. Luận cứ :
 Luận cứ là lý lẽvà dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục 
3. Lập luận :
 Lập luận là cách nêu dẫn chứng để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục. 
- Cho học sinh đọc bài văn “chống nạn thất học”
· H: Luận điểm của bài văn là gì ?
· H: Luận điểm đó được nêu dưới dạng nào ? Bằng những câu nào ?
· H: Luận điểm trong văn bản trên giữ vai trò trong văn ghi luận ?
· H: Muốn thuyết phục thì luận điểm thì phải đạt yêu cầu gì ?
· H: Luận điểm là gì ?
 + Nhận xét, ghi bảng. 
 + Giảng 
· H: Theo tác giả làm như thế nào để chống nạn thất học ?
· H: Lý lẽ có dẫn chứng trên có tác dụng gì ?
 + Giảng: Cho học sinh nhận ra tầm quan trọng của lý lẽ và dẫn chứng trong văn nghị luận. 
· H: Thế nào là luận cứ ?
- Yêu cầu: Hãy chỉ ra trình tự lập luận trong bài văn chống nạn thất học ?
· H : Lập luận theo trinh tự có ưu điểm gì ?
· H: Lập luận là gì ?
 + Nhận xét.
 + Ghi bảng. 
- Cá nhân: đọc
- Cá nhân: Chống nạn thất học. 
- CaÙ nhân: Dưới dạng nhan đề, bằng câu khẳng định “những học’’
- Cá nhân : Thể hiện tư tưởng của người viết.
- Cá nhân: Phải có luận điểm chính luận điểm phụ.
- Cá nhân: Học sinh đọc ghi nhớ.
- Ghi vào tập.
- Nghe giảng.
- Cá nhân: dựa vào đoạn “Những người  biết.”
- Cá nhân: Lý lẽ dẫn chứng làm cho bài văn thêm thuyết phục. 
- Nghe giảng.
- Cá nhân : Dựa vào ghi nhớ.
- Cá nhân: Lý do:
-> Tư tưởng chống nạn thất học. 
-> Cách chống nạn thất học.
- Cá nhân : Làm cho bài văn chặt chẽ mạch lạc. 
- Cá nhân: Dựa vào ghi nhớ .
- Ghi vào tập. 
* Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)
Tìm luận cứ và cách lập luận của bài văn.
- Cho học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu 
 + Tổ chức thảo luận (4hs) 
 + Nhận xét.
 + Giảng bổ sung. 
- Cá nhân : Đọc và nêu yêu cầu.
- Nhóm : Thảo luận và đại diện trả lời (bảng phụ)
* Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút)
1. Củng cố: 
2. Dặn dò: 
* Khắc sâu kiến thức :
· H: Thế nào là luận điểm ? Luận cứ và lập luận trong bài văn nghị luận ?
*Nhắc học sinh :
 + Học bài 
 + Xem và soạn trước bài Đề văn nghị luận và cách lập ý cho bài văn nghị luận.
* Nhận xét tiết dạy
- Cá nhân: Dựa vào bài học.
- Nghe, ghi nhận và thực hiện.
- Cả lớp rút k/ nghiệm.

File đính kèm:

  • docTiet 79.doc