Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội

? Nghĩa của câu tục ngữ này là gì ?

· sự hiện diện của 1 người bằng sự hiện diện của mười thứ của cải

? Trong câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật g? so sánh ,

? Dùng phép so sánh như vậy muốn đề cao điều gì ? - đề cao giá trị con người so với của cải

? Kinh nghiệm nào của dân gian đúc kết trong câu tục ngữ này?

· Con người là thứ của cải quí nhất

? Bài học từ kinh nghiệm sống này là gì ?

· yêu quí tôn trọng bảo vệ con người , không để của cải che lấp con người

? Em hãy tìm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự?

· người sống hơn đống vàng ,; lấy của che thân chứ không ai lấy thân che của .

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 11945 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 	Ngày soạn:3/1/2011
Tiết 77	Ngày dạy:5/1/2011
TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI 
VÀ XÃ HỘI 
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu ý nghĩa chùm tực ngữ tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhân xét, lời khuyên về lối sống đạo đức đúng đắn, cao đẹp, tình nghĩa của con người Việt Nam.
 - Thấy được đặc điểm hình thức của những câu tục ngữ về con người và xã hội. 
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 - Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội.
 - Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội.
2.Kĩ năng
 - Củng cố, bổ sung them hiểu biết về tực ngữ.
 - Đọc –hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội.
 - vận dụng ở một mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội.
 3. Thái độ:
 Biết yêu cảnh đẹp thiên thiên của đất nước .Đồng cảmvới tác giả
 C.PHƯƠNG PHÁP: :bình giàng Vấn đáp, nêu vấn đề ,thuyết trình
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Oån định 
2. Kiểm tra:
Đọc 9 câu tục ngữ trong bài “ tục ngữ về thiên nhiên và lao động sx” . Theo em câu nào hay nhất , sâu sắc nhất ? Vì sao ? 
 Tại sao người ta nói mỗi câu tục ngữ là triết lí dân gian? Em biết câu tục ngữ nào nói về địa phương emhãy đọc lên và giải thích 
3. Bài mới :
Giới thiệu bài : Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm , trí tuệ của nhân dân qua bao đời . Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sx , tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm dân gian về con người và xh . Dưới hình thức những nhận xét , lời khuyên nhủ , tục ngữ truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích , vô giá trong cách nhìn nhận giái trị con người , trong cách học , cách sống và cách ứng xử hằng ngày . Với những điều nói trên được thể hiện trong mỗi câu tục ngữ ntn? Thì tiết học hôm nay , cô cùng các em đi tìm hiểu 
 Gv đọc sau đó gọi hs đọc ( Chú ý vần lưng , 2 câu lục bát thứ 9 . Giọng đọc rõ , chậm )
 Giải thích từ khó ( chú thích sgk)
? Về nội dung có thể chia vb này thành mấy nhóm ? Nêu nội dung từng nhóm ?
từ câu 1,2,3 tục ngữ về phẩm chất con người 
câu 4,5,6 tục ngữ về học tập tu dưỡng 
câu 7,8,9 tục ngữ về quan hệ ứng xử 
? Tại sao 3 nhóm trên vẫn có thể hợp thành 1 vb như trong sgk? 
 Gọi hs đọc câu tục ngữ thứ nhất 
? Nghĩa của câu tục ngữ này là gì ? 
sự hiện diện của 1 người bằng sự hiện diện của mười thứ của cải 
? Trong câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật g? so sánh ,
? Dùng phép so sánh như vậy muốn đề cao điều gì ? - đề cao giá trị con người so với của cải 
? Kinh nghiệm nào của dân gian đúc kết trong câu tục ngữ này? 
Con người là thứ của cải quí nhất
? Bài học từ kinh nghiệm sống này là gì ? 
yêu quí tôn trọng bảo vệ con người , không để của cải che lấp con người 
? Em hãy tìm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự?
người sống hơn đống vàng ,; lấy của che thân chứ không ai lấy thân che của ..
 Hs đọc câu tục ngữ thứ 2 
? Em hiểu góc con người trong câu tục ngữ trên theo nghĩa nào dưới đây : 
Một phần cơ thể của con người ?
Dáng vẻ đường nét của con người ?
? Ở con người , răng và tóc lá những chi tiết rất nhỏ . Vậy nghĩa của câu tục ngữ này là gì ? ( HSTLN)
cho ý 2 , những chi tiết nhỏ nhặt nhất củng làm thành vẻ đẹp của con người về hình thức và nhân cách 
? Kinh nghiệm nào của dân gian được đúng kết trong câu tục ngữ này ? -Mọi biểu hiện ở con người đều phản ánh vẻ đẹp , tư cách của anh ta 
? Lời khuyên từ kinh nghiệm này là gì ?
Hãy biết hoàn thiện mình từ những điều nhỏ nhất , có thể xem xét tư cách của con người từ những biểu hiện nhỏ nhất của chính con người đó 
? Về hình thức câu tục ngữ thứ 3 có gì đặc biệt ? tác dụng của hình thức này là gì ? ( HSTLN)
đối lập ý trong mỗi vế , đối xứng giữa 2 vế nhấn mạnh sạch và thơm , dẽ nghe , dễ nhớ 
 Gọi hs đọc câu 3
? Hình thứ câu tục ngữ này có gì đặc biệt ?
? Nghĩa của câu tục ngữ này là gì ? 
? Kinh nghiệm sống nào được đúc kết trong câu tục ngữ này ? 
không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa có hại đến 
phẩm chất 
? Từ kinh nghiệm sống này dân gian muốn khuyện ta điều gì?
Hãy biết giữ gìn nhân phẩm . Dù trong bất kì cảnh ngộ nào cũng không để nhân phẩm bị hoen ố 
? Trong dân gian còn có câu tục ngữ nào đồng nghĩa với câu tục ngữ này ? ( Chết trong còn hơn sống đục )
 Chú ý câu 4 
 ? Câu tục ngữ thứ 4 về cấu tạo có gì đặc biệt ? điệp từ học có tác dụng gì ? -có 4 vế , nhấn mạnh việc học 
? Dân gian đã từng nhận xét về việc ăn nói của con người bằng những câu tục ngữ nào ? 
* ăn trông nồi , ngồi trông hướng ; nói hay hơn hay nói 
? Từ đó kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ này? * Con người cần thành thạo mọi việc , khéo léo trong giao tiếp , việc học phải toàn diện tỉ mỉ 
 Hs đọc 2 câu tục ngữ 5,6 
? Nghĩa của 2 câu tục ngữ này là gì ?
? Theo em những điều khuyên răn trong 2 câu tục ngữ trên mây thuẩn với nhau hay bổ sung cho nhau ? Vì sao ? Em hãy nêu một vài cặp câu có nội dung tưởng như ngược nhau nhưng lại bổ sung cho nhau ? ( HSTLN) 
bổ sung cho nhau vì trong cuộc sống chúng ta không chỉ học ở trường do các thầy giáo , cô giáo dạy bảo mà còn phải học ở mọi nơi mọi kúc . Lúc này chính những người bạn ở quanh ta là thầy của ta (anh em như thể chân tay ;Bán anh em xa mua láng giềng gần 
 Gọi câu 7 
? Nghĩa của câu tục ngữ thứ 7 là gì ? 
Thương mình thế nào thì thương người thế ấy 
? Câu tục ngữ này khuyên chúng ta điều gì? 
Coi người khác như bản thân mình để quí trọng , để đồng cảm , thương yêu 
? Tìm một số câu tục ngữ thành ngữ có nd tương tự?
Lá lành đùm là rách , bầu ơi …
 H đọc câu tục ngữ thứ 8
? tìm nghĩa đen , nghĩa bóng của câu tục ngữ ?
nghĩa đen : hoa quả ta dùng đều do công sức của người trồng , đó là điều nên nhớ 
nghĩabóng : Khi nhận , hưởng thụ thành quả thì cần phải biết ơn , nhớ ơn công lao người đã đã gây dựng 
? Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì ? 
Cầu trân trọng sức lao động của mọi người , biết ơn người đi trước 
 Hs đọc câu 9 
? Tìm nghĩa đen nghĩa bóng trong câu tục ngữ này là gì 
một cây đơn lẻ không làm thành rừng núi , nhiều cây gộp lại làm thành rừng rập núi cao . Đoàn kết sẽ tạo thành sức mạnh 
? Bài học rút ra kinh nghiệm đó là gì ? ( tinh thần tập thể)
? Em hãy chứng minh và phân tích các đặc điểm sau trong tục ngữ:
Diễn đạt = so sánh : câu 1,6,7 
Diễn đạt = cách ẩn dụ : 8,9 
Từ và câu có nhiều nghĩa : 2,3,4,8,9,
 HS đọc ghi nhớ 
? Phần luyện tập yêu cầu điều gì ?
I.Giới thiệu chung 
* SGK
II/Đọc –hiểu văn bản 
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích 
2/ Tìm hiểu văn bản 
 a/ Bố cục : 3 phần 
b/. Phân tích 
 b.1. Kinh nghiệm về bài học phẩm chất con người 
câu 1:
 một mặt người – mười mặt của 
-> vần lưng , so sánh
=> đề cao giá trị con người so với mọi thứ của cải , người quí hơn của gấp nhiều lần 
câu 2:
 Cái răng , cái tóc- góc con người
-> Liệt kê 
=> những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng làm thành vẻ đẹp của con người về hình thức và nhân cách 
Câu 3:
 Đói cho sách ,rách cho thơm 
-> Đối 
=> Dù nghèo khổ , thiếu thốn phải sống trong sạch , không vì nghèo mà làm điều xấu xa tội lỗi 
b/.2 Kinh nghiệm về học tập tu dưỡng 
Câu 4 :
 Học ăn , học nói , học gói , học mở
-> Điệp từ 
=> Con người cần thành thạo mọi việc , khéo léo trong giao tiếp , việc học phải toàn diện tỉ mỉ 
Câu 5: 
Không thầy đố mày làm nên 
-> Khẳng định vai trò ,công ơn người thầy dạy ta từ những bước đi ban đầu về tri thức , về cách sống . Vì vậy phải biết kính trọng thầy 
Câu 6 : 
 Học thầy không tày học bạn 
-> Câu tục ngữ đề cao ý nghĩa vai trò của việc học bạn . Nó không hạ thấp việc học thầy , không coi học bạn quan trọng hơn học thầy 
= > Cả 2 câu tục ngữ này bổ sung cho nhau 
b.3 Kinh nghiệm về quan hệ ứng xử 
:câu 7: 
 Thương người như thể thương
=> Khuyên nhủ con người thương yêu người khác như chính bản thân mình
Câu 8: 
Aên quả nhớ kẻ trồng cây 
-> Aån dụ 
=> Khi được hưởng thụ thành quả nào đó phải nhớ đến người đã gây dựng nên , phải biết ơn người đã giúp mình
Câu 9: 
Một cây – chẳng nên non 
Ba cây – hòn núi cao 
-> Aån dụ 
=> Một người lẻ loi không thể làm nên việc lớn , nhiều người hợp sức sẽ làm được việc cần làm – khẳng định sức mạnh đoàn kết 
3/Tổng kết 
Ghi nhớ : SGK -13
III. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng tất cả các câu tục ngữ trong bài học.
- Vận dụng các câu tục ngữ đã học trong những đoạn đối thoại giao tiếp.
- Tìm câu tục ngữ gần nghĩa, câu tực ngữ trái nghĩa,với một vài câu tục ngữ trong bài học.
- Đọc thêm và tìm hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ Việt Nam và nước ngoài.
- Tìm những câu tục ngữ Việt Nam có ý nghĩa gần gũi với những câu tục ngữ nước ngoài.
 E /.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • doc77- tuc ngu ve con nguoi va xa hoi.doc
Giáo án liên quan