Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

 Gọi hs đọc câu 3

? Câu tục ngữ này có mấy vế ? Nêu nghĩa của từng vế ?

? Vậy nghĩa của cả câu tục ngữ này là gì ?

? Dân gian không chỉ xem ráng đoán bảo , mà còn xem chuồn chuồn để đoán bão . Câu tục ngữ nào đúc kết kinh nghiệm này ?

· Tháng bảy heo may , chuồn chuồn bay thì bão

? Hiện nay khoa học đã cho phép con người dự báo bão khá chính xác . Vậy kinh nghiệm “trông ráng đoán bão “ của dân gian còn có tác dụng không ?

· ở vùng sâu , xa phương tiên thông tin còn hạn chế thì kinh nghiệm đoán bão của dân gian còn có tác dụng

 Gọi hs đọc câu 4

? Nghĩa của câu tục ngữ thứ tư là gì ?

? Kinh nghiệm nào được rút ra từ hiện tượng kiến bò tháng bảy này ?

· Kiến ra nhiều vào tháng bảy âm lịch sẽ còn lụt

? Bài học thực tiễn từ kinh nghiệm dân gian này là gì ?

· Vẫn phải lo đề phòng lũ lụt sau tháng bảy âm lịch

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9849 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Ngày soạn:21/ 12/2010
Tiết 73 Ngày dạy:24/ 12/2010
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN
 VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nắm được khái niệm tục ngữ.
 - Thấy được giá trị nội dung, đặc điểm hính thức của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất .
 - Biết tích lũy thêm kiến thứcve62 thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC.
 1. Kiến thức
 - Khái niệm tục ngữ.
 - Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
2. Kĩ năng
 - Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
 - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.
3/Thái độ
4/ Phương pháp : Phân tích : Vấn đáp, nêu vấn đề ,thuyết trình
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Ổn định 
2. Kiểm tra ( Kiểm tra việc soạn bài của hs)
3. Bài mới : 
Giới thiệu bài : Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian . Nó được ví là khó báu kinh nghiệm và trí tuệ dân gian , là “ Túi khôn vô tận” . Tục ngữ là thể loại triết lí nhưng cũng là “cây đời xanh tươi “. Tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu thể loại mới đó là tục ngữ . Vậy tục ngữ là gì ? tục ngữ đục kết được những kinh nghiệm gì cho chúng ta .
 Cho hs đọc phần chú thích để tìm hiểu về thể loại tục ngữ
 ? Thế nào là tục ngữ ?
 Gv đọc gọi hs đọc lại ( giọng điệu chẫm rãi , rõ ràng , chú ý các vần lưng , ngắt nhịp )
 Giải thích các từ khó 
? VB này có 8 câu thuộc mấy đề tài ? Hãy sắp xếp các câu vào mỗi nhó đề tài ?
Từ câu 1 đến câu 4 tục ngữ về thiên nhiên 
Các câu còn lại tục ngữ về lao động sx
 Gọi hs đọc câu 1 
? Nhận xét về vần , nhịp và các biện pháp nghệ thuật khác trong câu tục ngữ ? 
Nhịp ¾ hoặc 3/2/2 ; vần lưng Phép đối , phóng đại , nói quá
? Ởû nước ta , tháng năm thuộc mùa hạ , tháng 10 thuộc mùa đông . Từ đó suy ra câu tục ngữ này có ý nghĩa gì ? 
Tháng 5 ( âm lịch) đêm ngắn , tháng 10 ( âm lịch) đêm dài 
? Bài học rút ra từ ý nghĩa câu tục ngữ này là gì ? 
Bài học về chuyện tính toán , sắp xếp công việc hoặc vào việc giữ gìn sức khoẻ cho m6ĩ con người trong mùa hè và mùa đông
? Bài học đó được áp dụng như thế nào trong thực tế ?
giúp con người có ý thức chủ động sử dụng thời gian , công việc vào thời điểm khác nhau 
 HS đọc câu 2 
? Câu tục ngữ có mấy vế ? nêu nghĩa của từng vế ?
Vế 1 : sao đêm dày thì hôm sau nắng 
Vế 2 : sao đêm ít hoặc không có thì hôm sau mưa 
? Vậy nghĩa của cả câu là gì ? 
? Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì ? 
trông sao đoán thời tiết nắng , mưa 
? Trong thực tế đời sống , kinh nghiệm này được áp dụng như thế nào ?
Nắm thời tiết trước để chủ động công việc hôm sau 
 Gọi hs đọc câu 3 
? Câu tục ngữ này có mấy vế ? Nêu nghĩa của từng vế ? 
? Vậy nghĩa của cả câu tục ngữ này là gì ? 
? Dân gian không chỉ xem ráng đoán bảo , mà còn xem chuồn chuồn để đoán bão . Câu tục ngữ nào đúc kết kinh nghiệm này ? 
Tháng bảy heo may , chuồn chuồn bay thì bão 
? Hiện nay khoa học đã cho phép con người dự báo bão khá chính xác . Vậy kinh nghiệm “trông ráng đoán bão “ của dân gian còn có tác dụng không ? 
ở vùng sâu , xa phương tiên thông tin còn hạn chế thì kinh nghiệm đoán bão của dân gian còn có tác dụng
 Gọi hs đọc câu 4
? Nghĩa của câu tục ngữ thứ tư là gì ? 
? Kinh nghiệm nào được rút ra từ hiện tượng kiến bò tháng bảy này ? 
Kiến ra nhiều vào tháng bảy âm lịch sẽ còn lụt
? Bài học thực tiễn từ kinh nghiệm dân gian này là gì ? 
Vẫn phải lo đề phòng lũ lụt sau tháng bảy âm lịch 
 Gọi hs đọc câu tục ngữ thứ 5
? Câu tục ngữ thứ 5 có mấy vế? Giải nghĩa từng vế ?
? Nghĩa của câu tục ngữ này là gì ? 
Mảnh đất nhỏ bằng 1 lượng vàng lớn 
? Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ này ? 
đất quí hơn vàng 
? Bài học thực tế từ kinh nghiệm này là gì ?
giá trị của đất vai trò của đất đai đối với ngưồi nông dân 
? Hiện tương bán đất đang diễn ra có nằém trong ý nghĩa câu tục ngữ này không? ( HSTLN)
Là hiện tượng kiếm lời bằng kinh doanh , do đó không nằm trong ý nghĩa câu tục ngữ này 
 Cho hs đọc câu 6
? Chuyện lời câu tục ngữ này sang tiếng việt ?
? Kinh nghiệm lao động sx được rút ra ở đây là gì ? 
Nuôi cá có lãi nhất , rồi đến làm vườn và trồng lúa . 
? Bài học từ kinh nghiệm đó là gì ? 
? Trong thực tế , bài học này được áp dụng ntn? ( HSTLN)
nghề nuôi tôm cá ở nước ta ngày càng được đầu tư phát triển , thu lợi nhuận lớn 
 Hs đọc câu 7 
? Theo dõi câu tục ngữ cho biết các chữ nhất , nhì , ta , tứ có nghĩa gì ? từ đó nêu nghĩa của cả câu ? ( HSTLN)
thứ nhất là nước , hai là phân , thứ 3 là chuyên cần , thứ tư là giống 
? Kinh nghiệm trồng trọt được đúc kết từ câu tục ngữ này là gì ? 
Nghề trồng lúa cần đủ bốn yếu tố 
? Tìm những câu tục ngữ gần gũi với kinh nghiệm này ? 
- một lượt tát , một bát cơm . Người đẹp vì lụa , lúa tốt vì phân 
? Bài học kinh nghiệm này là gì ? 
Trong nghề làm ruộng , đảm bảo đủ bốn yếu tố thì lúa tốt mùa màng bội thu 
 Hs đọc câu 8
? Nêu nghĩa của câu tục ngữ này ?
? Kinh nghiệm được đúc kết từ câu tục ngữ này là gì ? 
Trong trồng trọt ,cần đảm bảo 2 yếu tố thời vụ và đất đai 
? Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệm ở nước ta ntn? 
lịch gieo cấy đúng thời vụ , cải tạo đất sau mỗi vụ 
? Từ những kinh nghiệm đúc kết từ các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sx đã cho thấy người dân lao động nước ta có những khả năng nổi bật nào ?( HSTLN)
? Tục ngữ lao động sx và thiên nhiên còn có ý nghĩa gì trong cuộc sống hôm nay ? (HSTLN)
Kết hợp với khoa học dự đoán chính xác hơn các hiện tượng thời tiết. Kết hợp với khoa học kĩ thuật , không ngừng phát triển chăn nuôi trồng trọt để tăng năng xuất cao 
I. Giới thiệu chung 
 * Thế nào là tục ngữ ? SGK-13
II. Đọc - hiểu văn bản
1.Đọc- tìm hiểu chú thích 
2/ Tìm hiểu văn bản
a/ Bố cục : 2 phần 
b/.Phân tích 
b/.1. Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm từ thiên nhiên 
 Câu 1 :
 Đêm tháng năm – chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười – chưa cười đã tối
-> Vần lưng , phép đối , nói quá 
=>Tháng 5 đêm ngắn, tháng 10 đêm dài - Giúp con người chủ động về thời gian , công việc trong những thời điểm khác nhau 
 Câu 2 : 
Mau sao - nắng 
 vắng sao - mưa
-> Đối , gieo vần lưng 
 => đêm dày dự báo ngày hôm sau sẽ nắng , đêm không sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ mưa 
=> nắm trước thời tiết để chủ động công việc 
Câu 3 :
Ráng mở ga,ø có nhà thì giữ 
-> Gieo vần lưng 
=> Khi chân trời xuất hiện sắc màu vàng thì phải coi giữ nhà ( sắp có bão)
 Câu 4 :
 Tháng bảy kiến bò , chỉ lo lại lụt 
=> Ý thức dự đoán lũ lụt để chủ động phòng chống 
b/.2.Tục ngữ về lao động sx
Câu 5:
 Tấc đất , tấc vàng 
-> so sánh 
=> Đề cao giá trị của đất , phê phán hiện tượng lãng phí đất 
Câu 6 :
Nhất canh trì , nhị canh viên , tam canh điền .
=> Biết khai thác tốt điều kiện , hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất
Câu 7 : 
 Nhất nước , nhì phân , tam cần , tứ giống 
=>Trong nghề làm ruộng , cần đảm bảo đủ 4 yếu tố thì lúa tốt , mùa màng bội thu 
Câu 8: 
 Nhất thì , nhì thục 
 => Tầm quan trọng của thời vụ và đất đai đã được khai phá , chăm bón đối với nghề trồng trọt
3/. Tổng kết 
Ghi nhớ : SGk . t.5
III/. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng tất cả các câu tực ngữ trong bài học.
- Tập sử dụng một vài câu tục ngữ trong bài học vào những tiunh1 huống giao tiếp khác nhau, viết thành những đoạn đối thoại ngắn.
- Sưu tầm một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
 E /.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • doc73- tuc ngu ve thien nhien va lao dong san xuat.doc