Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 63: Chuẩn mực sử dụng từ - Năm học 2015-2016
1/ Dùng từ đồng âm đúng chính tả :
Dùng sai âm và chính tả là do ảnh hưởng từ địa phương, không phân biệt thanh hỏi, thanh ngã.
2/ Dùng từ cho đúng nghĩa
Dùng từ không đúng nghĩa là do:
+ Không hiểu nghĩa của từ
+ Không phân biệt từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa.
3/ Dùng từ cho đúng tính chất ngữ pháp và đúng sắc thái:
Dùng sai ngữ pháp là do không nắm vững cấu trúc cú pháp.
Dùng sai sắc thái là do không hiểu sắc thái biểu cảm của từ.
4/ Dùng từ địa phương và từ Hán Việt :
Không được lạm dụng từ Hán Việt và dùng từ địa phương quá hẹp.
Tuần 16 Tiết 63 NS: 23.11.15 CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp HS - Các yêu cầu sử dụng từ đúng chuẩn mực. 2. Kỹ năng: - Sử dụng từ đúng chuẩn mực. - Nhận biết được các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ. 3. Thái độ: - Tránh thái độ cẩu thả trong nói, viết. II. CHUẨN BỊ: - GV: Đọc văn bản, nghiên cứu SGK, soạn giáo án, bảng phụ. - HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK. III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ * Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: - Giới thiệu bài - Kiểm diện ... · H: Trình bày luật thơ lục bát? · H: Hãy đọc bài thơ lục bát mà em biết ? - Giới thiệu bài: GV dẫn vào bài bằng cách nêu tầm quan trọng của việc dùng từ. - Ghi tựa lên bảng. - Báo cáo - Cá nhân: Trả bài - Nghe giới thiệu. - Ghi tựa vào tập. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35phút) 1/ Dùng từ đồng âm đúng chính tả : Dùng sai âm và chính tả là do ảnh hưởng từ địa phương, không phân biệt thanh hỏi, thanh ngã. 2/ Dùng từ cho đúng nghĩa Dùng từ không đúng nghĩa là do: + Không hiểu nghĩa của từ + Không phân biệt từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa. 3/ Dùng từ cho đúng tính chất ngữ pháp và đúng sắc thái: Dùng sai ngữ pháp là do không nắm vững cấu trúc cú pháp. Dùng sai sắc thái là do không hiểu sắc thái biểu cảm của từ. 4/ Dùng từ địa phương và từ Hán Việt : Không được lạm dụng từ Hán Việt và dùng từ địa phương quá hẹp. - Treo bảng phụ đã ghi sẵn ví dụ trang 166/1 - Gọi hs đọc ví dụ. · H: Những từ in đậm (gạch chân) dùng sai hay đúng về âm và chính tả ? Nếu sai hãy chửa lại cho đúng ? - Gọi hs trình bày. + Gv nhận xét · H: Nguyên nhân nào dẫn đến việc sử dụng sai âm và chính tả ? - Gọi hs trình bày. + Gv nhận xét - Ghi bảng. - Treo bảng phụ đã ghi sẵn ví dụ trang 166/2 - Gọi hs đọc. · H: Những từ in đậm (gạch chân) dùng đúng hay sai nghĩa? Nếu sai hãy thay từ khác cho phù phù hợp ? · H: Nguyên nhân nào dẫn đến dùng từ sai nghĩa? + Nhận xét - ghi bảng. - Treo bảng phụ đã ghi sẵn ví dụ trang 166/3 - Gọi hs đọc. · H: Các từ in đậm dùng đúng hay sai ngữ pháp ? Nếu sai sửa lại cho đúng ? - Gọi hs trả lời và nhận xét. - Treo bảng phụ đã ghi sẵn ví dụ trang 166/4 - Gọi hs đọc. · H: Những từ in đậm dùng sai như thế nào? Hãy sửa lại cho đúng ? · H: Nguyên nhân nào dùng sai ngữ pháp và không đúng sắc thái ? + Nhận xét - ghi bảng. - Treo bảng phụ đã ghi sẵn ví dụ trang 166/5 - Gọi hs đọc và chỉ ra chỗ sai của việc dùng từ địa phương và từ Hán Việt. · H: Nên sử dụng từ địa phương và từ tiếng Việt như thế nào ? + Nhận xét - ghi bảng. - Liên hệ thực tế. - Quan sát - Cá nhân: đọc - Cá nhân: Dùng sai âm và chính tả. - Chỉnh lại: dùi -> vùi; tập tẹ -> bập bẹ; khoảng khắc -> khoảnh khắc. - Nghe - Cá nhân: Suy nghĩ trả lời. - Ghi tập. - Quan sát. - Cá nhân: Đọc. - Cá nhân: Dùng sai thay sáng sủa -> văn minh ; cao cả -> quí báu; biết -> có - Cá nhân: Nêu nguyên nhân. - Nghe - ghi tập. - Quan sát. - Đọc. - Cá nhân: Dùng sai hào quang -> hào nhoáng; nhiều -> rất. - Quan sát. - Đọc. - Cá nhân: Thay lãnh đạo -> cầm đầu; chú hổ -> con hổ. - Cá nhân: - Ghi vào tập. - Quan sát. - Cá nhân: Dựa vào ví dụ hs dễ dàng nhận ra) - Cá nhân: Suy nghĩ phát biểu ý kiến. - Ghi tập. - Nghe liên hệ. * Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò. (5phút) 1. Củng cố: 2. Dặn dò: - Yêu cầu hs nhắc lại 4 nội dung vừa học - Nhắc hs chuẩn bị bài trước : “Ôn tập văn bản biểu cảm”. - Cá nhân: Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Nghe, ghi nhận về nhà thực hiện.
File đính kèm:
- Tiet 63.doc