Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 61: Chơi chữ
· Cho hs đọc bài ca dao trong sgk
? Trong bài ca dao có từ nào đồng âm ? (Từ lợi )
? Em có nhận xét gì về nghĩ của từ “ lợi ” trong bài ca dao này?
· Bà già muốn biết lấy chồng có lợi hay không , lợi ở đây có nghĩa là thuận lợi , lợi lộc
· Trong câu trả lời của thầy bói , mới nghe vế đầu lợi thì có lợi thì ta có thể nghĩ rằng từ lợi ở đây được dùng đúng theo ý của bà , được giải đáp theo đúng chiều hướng mà bà mong muốn . Nhưng đọc vế sau ta mới thấy được cái ý đích thực của thấy bói
TUẦN 16 Ngày soạn: 4//12/2010 Tiết 61 Ngày dạy: 8/ 12/2010 CHƠI CHỮ A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu thế nào là phép chơi chữ và tác dụng của chơi chữ. - Nắm được cdac1 lối chơi chữ. - Biết cách vận dụng phép chơi chữ vào thực tiễn nói và viết. B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1.Kiến thức: - Khái niệm chơi chữ. - Các lối chơi chữ. - Tác dụng của phép chơi chữ. 2.Kĩ năng - Nhận biết phép chơi chữ. - Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản. 3. Thái độ: C.PHƯƠNG PHÁP:Thyết giảng, bài tập D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra: Thế nào là phép điệp ngữ ? Xác định điệp ngữ trong câu sau . cho biết thuộc khiểu điệp ngữ nào và nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng ? Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc ,xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên tháp Bút chưa sờn Hỏi ai gây dựng nên non nước này 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Trong cuộc sống , đôi lúc để tăng sức dí dỏm , hài hước hoặc để tăng thêm phần hấp dẫn , thú vị người ta dùng lối chơi chữ . Vậy chơi chữ không chỉ là công cụ của văn chương mà còn mang lại điều thú vị trong đời sống hàng ngày . Như vậy chơi chữ là gì? Để giúp cho các em hiểu thế nào là chơi chữ và cách vận dụng nó trong đời sống , Chúng ta hãy tìm hiểu phép chơi chữ ? Cho hs đọc bài ca dao trong sgk ? Trong bài ca dao có từ nào đồng âm ? (Từ lợi ) ? Em có nhận xét gì về nghĩ của từ “ lợi ” trong bài ca dao này? Bà già muốn biết lấy chồng có lợi hay không , lợi ở đây có nghĩa là thuận lợi , lợi lộc Trong câu trả lời của thầy bói , mới nghe vế đầu lợi thì có lợi thì ta có thể nghĩ rằng từ lợi ở đây được dùng đúng theo ý của bà , được giải đáp theo đúng chiều hướng mà bà mong muốn . Nhưng đọc vế sau ta mới thấy được cái ý đích thực của thấy bói ? Em có nhận xét gì về câu trả lời của thầy bói ở câu cuối cùng ? ( Trả lời gián tiếp đượm chất hài hước ) ? Việc vận dụng từ “ lợi” cuối bài là vận dụng hiện tượng gì? Dựa trên hiện tượng đồng âm hay còn gọi là nghệ thuật đánh tráo ngữ nghĩa ? Việc vận dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì ? Gây cảm giác bất ngờ , lí thú ? Lợi dụng sự đặc sắc về âm , về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm , hài hước làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị ,ta gọi là chơi chữ . Vậy em hiểu thế nào là chơi chữ ? HS đọc ghi nhớ sgk GV cho thêm vd: Trùng trục như con bò thui Chín mắt chín mũi , chín đuôi , chín đầu ? Vd trên chơi chữ nào ? Dựa trên hiệt tượng gì? Chữ chín , dựa trên hiện tượng đồng âm Cho hs đọc các vd trong sgk ? Hãy chỉ ra lối chơi chữ trong các câu thơ ở phần sgk/ 164? 1 , Ranh tướng ( danh tướng) 2, Chơi chữ bằng cách điệp âm VD : tết túng tiền tiêu thằng Tí teo toét , Thong thả tìm tôi 3, Chơi chữ bằng cách nói lái - cái đối – cối đá; mèo cái – mái keò 4, Chơi chữ bằng từ trái nghĩa -Sầu riêng 1 : Chỉ trạng tái tâm lí tiêu cực cá nhân Sầu riêng 2 : chỉ 1 loại quả Vui chung :chỉ trạng thái tâm lí tích cực Sầu riêng 1 trái nghĩa với chung (?) Vậy về cơ bản có mấy cách chơi chữ ? Ghi nhớ sgk Ngoài 5 lối chơi chữ trên còn 1 số lối chơi chữ khác Lối chơi chữ bằng các từ trường nghĩa : Chàng cóc ơi! Chàng cóc ơi! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi ? Chơi chữ thường sử dụng trong những trường hợp nào? Trong thơ , đặc biệt được sử dụng trong văn thơ trào phúng , câu đố , câu đối I Tìm hiểu chung 1/. Thế nào là chơi chữ ? a. Ví dụ : SGK - 163 Lợi ( 1 ) : Cái có ích , thuận lợi , lợi lộc Lợi ( 2 ) : phần thịt bao quanh chân răng -> Lợi dụng hiện tượng đồng âm để tạo sắc thái hài hước = > chơi chữ B . Ghi nhớ : SGK – 164 2 . Các lối chơi chữ a. Ví dụ : SGK – 164 . b Ghi nhớ : Sgk.165 II. Luyện tập Bài 1: tác giả đã chơi chữ đồng âm vừa chơi chữ theo lối dùng các từ có nghĩa gần gũi nhau , các từ chỉ loài răn là : liu diu , rắn , hổ lửa , mai gầm ráo , lằn , trâu lỗ , hổ mang Bài 2 : Câu 1 các từ gần giũ với thịt là nem , chả Câu 2 : từ gần gũi với mía là tre , trúc Bài 4: Thành ngữ Hán Việt : Khổ tận cam lai , thành ngữ này có nghĩa bóng là “ Hết khổ sở đến lúc sung sướng Khổ: đắng ; tận : hết ; cam : ngọt ; lai : đến Lối chơi chữ đồng âm III. Hướng dẫn tự học Sưu tầm các câu ca dao có sử dụng lối chơi chữ và phân tích giá trị của chúng. E /.RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- 58 choi chu.doc