Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm - Năm học 2015-2016

I. Giới thiệu chung :

1. Tác giả :

Thạch Lam (1910-1942)

Chuyên viết truyện ngắn.

2. Tác phẩm :

- Thể văn tùy bút.

- Trích từ tập : Hà nội băm sáu phố phường.

II. Phân tích :

1. Quá trình hình thành cốm :

Cốm được hình thành từ lúa non qua bàn tay khéo léo của con người. Từ ngữ chọn lọc có vần như thơ văn xuôi.

2. Giá trị của cốm :

- Cốm bình dị, thanh đạm.

- Cốm cùng với hồng dùng làm sên tết dân tộc.

3. Cách thưởng thức cốm :

- Ăn cốm phải ăn từng chút để cảm nhận hết hương vị của cốm.

- Cái nhìn văn hóa về ẩm thực.

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	15	
Tiết 	57
NS: 23.11.15	
	MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
	Thạch Lam
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Sơ giản về tác giả Thạch Lam. 
- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị: cốm. 
- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản. 
2. Kỹ năng: 
	- Đọc, hiểu văn bản tùy bút có sử dụng yếu tố miêu tả biểu cảm. 
	- Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản phẩm của quê hương. 
 3. Thái độ: 
- Giáo dục HS trân trọng và giữ gìn những hương vị độc đáo của quê hương. 
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Đọc văn bản, nghiên cứu SGK, soạn giáo án, bảng phụ.
 	- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
- Kiểm diện ...
· Hỏi : 
- Đọc thuộc lòng bài thơ tiếng gà trưa. 
- Điệp từ “tiếng gà trưa” được đặt ở đầu mỗi khổ thơ có tác dụng gì ? 
- Nêu những đặc điểm về nghệ thuật bài thơ tiếng gà trưa. 
- Giới thiệu bài : Hà Nội, 36 phố phường. Mỗi nơi có một làng nghề riêng. Hôm nay chúng ta sẽ đến thăm Hà Nội vào những ngày thu, thăm làng Vòng và cùng thưởng thức Cốm.
- Ghi tựa bài lên bảng.
 - Lớp trưởng báo cáo. 
- Cá nhân : Trả lời. 
- Lắng nghe. 
- Ghi vào tập. 
* Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bảnƒ(25phút)
I. Giới thiệu chung :
1. Tác giả :
Thạch Lam (1910-1942)
Chuyên viết truyện ngắn. 
2. Tác phẩm :
- Thể văn tùy bút.
- Trích từ tập : Hà nội băm sáu phố phường.
- Cho học sinh đọc chú thích*.
· Yêu cầu: Nêu vài nét về tác giả Thạch Lam. 
+ Nhận xét, chốt ý, ghi bảng. 
- Hướng dẫn học sinh đọc. 
+ Giáo viên đọc mẫu. 
+ Gọi HS đọc. 
+ Nhận xét giọng đọc. 
· Hỏi: Bài văn được viết theo thể loại nào? 
· Hỏi : Em hiểu gì về văn tùy bút ? 
·YC:Nêu xuất xứ của văn bản?
+ Nhận xét ghi bảng. 
· Hỏi: Bài văn viết về loại thực phẩm nào?
· Hỏi: Để viết về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào ? Phương thức biểu đạt nào là chủ yếu ? 
· Yêu cầu : Học sinh dựa vào mạch cảm xúc bài văn hãy chỉ ra giới hạn từng phần, tìm bố cục và nêu nội dung chính của từng phần ?
- Treo bảng phụ đã ghi sẳn bố cục :
+ Phần I : Từ đầu đến ... thuyền rồng : Quá trình hình thành cốm.
+ Phần II: Tiết theo đến nhũng nhặn => giá trị của cốm. 
+ Phần III: Phần còn lại => cách thưởng thức cốm.
- Chốt ý, ghi bảng, chuyển ý.
- Cá nhân đọc chú thích. 
- Cá nhân trả lời dựa vào chú thích. 
- Lắng nghe. 
-Đọc văn bản.
- Lắng nghe. 
- Cá nhân : Đọc. 
- Cá nhân : Văn tùy bút 
- Cá nhân trả lời dựa vào chú thích SGK.
- Cá nhân : Cốm. 
- Cá nhân : Miêu tả, tự sự, biểu cảm, bình luận.
- Biểu cảm là chủ yếu. 
- Cá nhân : Tùy hiểu ý học sinh. 
- HS đọc, quan sát, ghi bài. 
II. Phân tích :
1. Quá trình hình thành cốm : 
Cốm được hình thành từ lúa non qua bàn tay khéo léo của con người. Từ ngữõ chọn lọc có vần như thơ văn xuôi.
2. Giá trị của cốm :
- Cốm bình dị, thanh đạm. 
- Cốm cùng với hồng dùng làm sên tết dân tộc. 
3. Cách thưởng thức cốm :
- Ăn cốm phải ăn từng chút để cảm nhận hết hương vị của cốm. 
- Cái nhìn văn hóa về ẩm thực. 
- Cho HS biết sẽ phân tích theo bố cục trên. 
· Hỏi : Từ “hương thơm” của lá gì gợi cho tác giả nghĩ đến cốm ?
· Hỏi: Đó là cách dẫn nhập vào bài của tác giả. Em có nhận xét gì về cách dẫn đó ?
· Hỏi: Cho biết phương thức biểu đạt ở đoạn 1 ? 
+ Giảng : Thông qua Phương thức miêu tả tác giả thể hiện cảm xúc của minh 
· Hỏi: Để tạo nên giá trị biểu cảm ở đoạn 1, tác giả đã sử dụng những giác quan nào? Giác quan nào là chủ yếu ? 
+ Giảng : Từ đó cho thấy ngòi bút của thạch lam thiên về cảm xúc. 
· Hỏi: Hãy đọc thầm đoạn 1, xác định những tính từ dùng để miêu tả cảm giác và hương thơm của cốm. 
- Treo bảng phụ ghi những từ tìm được.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2. Cho biết phương thức biểu đạt ở đoạn 2 là gì ?
· Hỏi : Tự sự là gì ? Trong đoạn văn trên tác giả đã tự sự những gì ?
+ Giảng : Yếu tố bí truyền đã tạo nên nét riêng ở nước ta có rất nhiều làng nghề truyền thống.
- Cho học sinh thảo luận: 
 +Yêu cầu HS hãy kể tên một số làng nghề truyền thống ở địa phương mà em biết. 
· Hỏi : Ngoài phương thức tự sự tác giả còn miêu tả. Theo em tác giả tả ai ? 
· Hỏi : Cho biết Cốm được hình thành từ đâu ? Nêu nhận xét của em về từ ngữ sử dụng trong đoạn 1 phần 1 ?
+ Nhận xét, bổ sung, ghi bảng.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung chính của phần 2 và ghi bảng mục 2.
· Hỏi: Chỉ cần cần 1 câu tác giả đã khái quát được giá trị của cốm, theo em là câu nào ? Câu văn đó giữ vai trò gì trong đoạn và toàn bài.
· Hỏi: Qua câu văn trên em thấy cốm có giá trị gì ? 
+ Chốt ý, ghi bảng. 
· Hỏi : Theo thạch Lam Cốm rất thích hợp làm đồ sên tết hãy giải thích vì sao ? 
- Gọi HS trả lời.
+ Nhận xét. 
+ Giảng : Theo tác giả Hồng cốm là 2 thứ sản vật rất thích hợp làm sên tết. Như vậy giữa hồng và cốm phải có sự tương đồng ?
· Hỏi : Sự tương đồng ấy được dựa trên 2 phương diện nào ?
· Hỏi : Màu sắc của hồng và cốm ra sao ? Hương vị chúng như thế nào ?
+ Nhận xét.
+ Giảng kết hợp ghi bảng : Hai màu sắc tạo nên sự cao quý, hương vị ấy nâng đỡ cho nhau.
· Hỏi: Bên cạnh sự đề cao cốm tác còn phê phán ai ?
· Yêu cầu: Hãy tìm những câu thể hiện phê phán của tác giả?
+ Nhận xét.
+ Giảng: Hãy trân trọng những sản phẩm bình dị của dân tộc vì nó mang trong ấy cái hồn của đồng quê.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm phần III và nêu nội dung chính. 
+ Nhận xét , ghi bảng mục3. 
· Hỏi: Theo Thạch Lam ăn cốm phải ăn như thế nào ?
· Hỏi: Ăn từng chút để làm gì? 
· Hỏi: Qua đó cho thấy tác giả có cái nhìn như thế nào về văn hóa ẩm thực ?
- Giáo viên cho học sinh biết Thạch Lam rất sành về ẩm thực (nêu dẫn chứng) và ghi bảng. 
+Giảng: Ăn cốm là thưởng thức những tinh túy của trời đất. Chính vì thế mà tác giả đã đưa ra đề nghị với người mua cốm. 
· Yêu cầu: Hãy tìm những câu văn thể hiện lời đề nghị của tác giả?
· Hỏi: Qua đó tác giả muốn đề nghị gì với người mua hàng?
· Hỏi: Theo em vì sao phải trân trọng nâng niu cốm ?
+ Nhận xét , bổ sung. 
· Hỏi : Qua bài văn này em có thái độ như thế nào với những sản phẩm bình dị của dân tộc? 
+ Giảng , chuyển ý.
· Hỏi : Vấn đề tác giả muốn nói qua bài tùy bút này là gì ?
+ Nhận xét, chốt ý, ghi bảng. 
- Cá nhân : Hương sen. 
- Cá nhân : Dẫn nhập tự nhiên, gợi cảm. 
- Cá nhân : Miêu tả. 
- Lắng nghe. 
- Cá nhân: Thị giác, khứu giác, vị giác, khứu giác là chủ yếu. 
- Lắng nghe. 
- Cá nhân : Lướt qua, nhuần thấm, thanh nhã, tinh khiết, thơm mát, trắng thơm, phản phất, trong sạch
- Đọc thầm. 
- Cá nhân : Tự sự và miêu tả. 
- Cá nhân : Là kể lại sự việc, kể cách làm cốm và cách truyền nghề (bí truyền).
- Lắng nghe. 
- Thảo luận nhóm: xóm chài , xóm chiếu, xóm bún, rượu cái sơn ...
- Cá nhân : Tả người gánh cốm .
- Cá nhân : Hình thành từ cá nhân. 
- Ghi bài. 
- Cá nhân : Dựa vào bố cục. 
- Cá nhân: “Cốm là  An Nam”, giữ vai trò câu chốt trong đoạn văn và câu chủ đề trong bài văn. 
- Cá nhân : bình dị, khiêm tốn 
- Ghi bài. 
- Cá nhân : Cốm làm từ lúa non, nước ta là nước nông nghiệp nên cốm rất thích hợp làm đồ sên tết của dân tộc. 
- Lắng nghe 
- Cá nhân : Màu sắc và hương vị.
- Cá nhân: Hồng: đỏ ; cốm: xanh ; hương cốm: Thanh đạm; hồng ngọt sắc.
- Lắng nghe và ghi bài. 
- Cá nhân : Phê phán những kẻ chạy theo hào nhoáng mà quên sản phẩm bình dị của dân tộc 
- Lắng nghe. 
- Cá nhân : đọc và nêu nội dung. 
- Ghi vào tập. 
- Cá nhân: Ăn từng chút. 
- Cảm nhận hương vị cốm. 
- Rất sành ẩm thực. 
- Lắng nghe. 
- Ghi bài. 
- Lắng nghe. 
- Cá nhân : “ Hởi các . Lắm” 
- Cá nhân : Hãy trân trọng sản phẩm bình dị như cốm. 
- Cá nhân : Vì nó là sản phẩm của người nông dân, mang trong mình hồn dân tộc. 
- Cá nhân : Trân trọng. 
- Cá nhân : Tùy học sinh.
* Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập (10 phút)
III. Tổng kết :
Ghi nhớ 163
· Yêu cầu : Nêu nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài văn này ?
- Liên hệ thực tế.
- Cá nhân: Học sinh trả lời dựa vào ghi nhớ.
* Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút)
1. Củng cố: 
2. Dặn dò: 
* Khắc sâu kiến thức :
· Hỏi : 
· Nêu giá trị đặc sắc qua bài tùy bút ?
· Vấn đề tác giả muốn thể hiện là gì ? 
· Nêu các phương thức biểu đạt ở từng đoạn trong bài văn?
· Cốm được hình thành từ đâu và nó có giá trị như thế nào khi ăn cốm? 
· Hỏi : Bài văn “Một thứ  Cốm” thuộc thể văn nào ?
*Nhắc nhở học sinh:
 Học bài chuẩn bị bài mới trả lời các câu hỏi SGK : “Chơi chữ”.
- Cá nhân: trả lời dựa vào bài học.
-Nghe và thực hiện.

File đính kèm:

  • docTiet 57.doc
Giáo án liên quan