Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 39: Từ trái nghĩa

? Đọc 2 bản dịch thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh “

” của Tương Như và bản dịch thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Trần Trọng Sang, tìm các cặp từ trái nghĩa trong 2 văn bản đó? Em hãy chỉ rõ sự trái ngược cụ thể ở mỗi cặp từ trái nghĩa? ( tổ chức cho học sinh thảo luận theo kỹ thuật khăn phủ bàn 4)

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 11659 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 39: Từ trái nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 20/10/2011 Ngày dạy: /10/2011 
 Tiết 39.Bài dạy TỪ TRÁI NGHĨA 
I . MỤC TIÊU : Giúp học sinh
 1.Kiến thức:
 - Khái niệm từ trái nghĩa.
 - Tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa trong văn bản.
 2.Kỹ năng:
 - Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.
 - Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 3.Thái độ:
 Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa hợp lí trong từng tình huống giao tiếp.: 
II. CHUẨN BỊ
 1. Chuẩn bị của giáo viên::
 - Bảng phụ ghi các bài tập.
 - Phương án tổ chức lớp: thảo luận nhóm.
 2. Chuẩn bị của học sinh : 
 - Đọc ví dụ, xác định từ trái nghĩa trong câu này .
 - Sử dụng từ trái nghĩa như thế nào tong nói và viết 
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Oån định tình hình lớp : (1’)
 - Kiểm tra sĩ số lớp .
 - Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ :(5”) 
NDKT
 Ù ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu1: Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ minh hoạ ?
 Nêu các loại từ đồng nghĩa? 
Câu 2: Đặt câu với các từ đồng nghĩa sau : hi sinh – bỏ mạng ; đàn bà – phụ nữ .
Câu 3: Chúng ta có thể thay thế các từ đồng nghĩa cho nhau được hay không ?
 Câu 1: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
 -VD : Hi sinh – bỏ mạng 
 Trông – nhìn .
-Có 2 loại:Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
Câu 2: HS đặt câu đúng với các từ đã cho.
Câu 3: Có những trường hợp từ đồng nghĩa không thể dùng thay thế cho nhau nên cần lựa chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ phù hợp nhất.
4.0
3.0
3.0
 * Nhận xét:
 3.Giảng bài mới: 
 * Giới thiệu bài (1’)
 GV đọc cho HS nghe bài ca dao “Than thân: “Nước non … cò con?” chỉ cho HS thấy những từ “Lên – xuống”, “đầy – cạn” góp phần trong việc thể hiện nội dung – nghệ thuật của bài ca dao và trong giao tiếp loại từ có ý nghĩa trái ngược càng được sử dụng: “Trắng đen phải rõ ràng”, “Vô thưởng vô phạt”, … Đó là từ trái nghĩa. Vậy thế nào là từ trái nghĩa? Cách sử dụng nó như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. 
 * Tiến trình bài dạy
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Nội dung
10’
& Hoạt động1 .Hình thành khái niệm từ trái nghĩa?
Cho HS ôn lại kiến thức từ trái nghĩa đã học ở cấp tiểu học, trả lời câu 1
?Em thường hiểu thế nào là từ trái nghĩa?
? Đọc 2 bản dịch thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh “
” của Tương Như và bản dịch thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Trần Trọng Sang, tìm các cặp từ trái nghĩa trong 2 văn bản đó? Em hãy chỉ rõ sự trái ngược cụ thể ở mỗi cặp từ trái nghĩa? ( tổ chức cho học sinh thảo luận theo kỹ thuật khăn phủ bàn 4’) 
Nhận xét kết quả thảo luận.
? Qua các ví dụ cụ thể em hiểu thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ?
? Tìm từ trái nghĩa với từ “Già” trong trường hợp “rau già”, “cau già”?
GV: Với 2 nghĩa khác nhau của từ “già” ta có 2 từ trái nghĩa khác nhau. Vậy em có kết luận gì về trường hợp từ nhiều nghĩa với từ trái nghĩa?
& Hoạt động1
- Nghĩa trái ngược nhau .
Thảo luận nhóm theo kỹ thuật khăn phủ bàn 4’- đại diện nhóm trình bày
Cặp từ trái nghĩa:
- Ngẩng & cuí (hoạt động )
- Trẻ & già (tuổi)
- Đi & trở lại (sự di chuyển)
- Các từ có nghĩa trái ngược nhau trên một cơ sở, tiêu chí nhất định.
- Cau già – cau non
- Rau già – rau non
- Từ nhiều nghĩa có thể có nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
I Thế nào là từ trái nghĩa?
-Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau trên một cơ sở nhất định.
Ví dụ : trẻ - già ; xấu - đẹp
- Từ nhiều nghĩa có thể có nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Ví dụ: Già- trẻ.
 Già- non
10’
& Hoạt động2: Sử dụng từ trái nghĩa:
? Nhắc lại tác dụng của việc sử dụng các từ trái nghĩa trong 2 bài thơ dịch trên?
? Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa, nêu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa?
? Qua các ví dụ cụ thể em thấy từ trái nghĩa có tác dụng gì khi nói, viết?
 ? Hãy đọc một số câu thơ, văn có dùng từ trái nghĩa ?
GV đọc tiếp những câu thơ có sử dụng từ trái nghĩa, nhấn mạnh vai trò của việc dùng từ trái nghĩa trong thơ.
Gặp em anh hỏi câu này.
Khi xưa em trắng sao rày em đen.
‘ Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí
Sống chẳng cúi đầu; chết, vẫn ung dung
Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng,
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.
& Hoạt động2
-Nhấn mạnh thời gian xa quê là rất dài.
Thảo luận nhóm 4’
+ Bên trọng bên khinh
+ Buổi đực buổi cái
+ Có đi có lại
-Tạo sự tương phản, gây ấn tượng mạnh, sinh động lời nói.
Nước non lận đận một mình.
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
 Ai làm cho bể kia đầy.
Cho ao kia cạn cho gầy cò con.
II. Sử dụng từ trái nghĩa:
 Từ trái nghĩa được dùng trong thể đối tạo sự tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
15’
3’
& Hoạt động3 Luyện tập: 
- Bài tập 1
- Gọi học sinh đọc bài tập 1.
? Tìm các từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ?
- Gọi hs đọc bài tập 2
? Tìm các từ trái nghĩa với những từ in đậm?
*Treo bảng phụ ghi bài tập 3.
? Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống?
- Hướng dẫn HS về làm ở nhà: dùng các từ trái nghĩa về màu sắc (để tả) cảm xúc (bộc lộ tình cảm).
& Hoạt động4: Củng cố
 ?Em hiểu thế nào là từ trái nghĩa? Tác dụng của nó? 
? Tìm một số ví dụ minh hoạ .
& Hoạt động3
-Đọc, nêu yêu cầu bài tập 1
+ Lành >< rách
+ Giàu >< nghèo
+ Ngắn >< dài
 +Sáng >< tối
-Đọc bài
*Tươi
- Cá tươi >< ươn
- Hoa tươi >< héo
*Yếu 
- Ăên yếu >< khỏe
- Học lực yếu – giỏi
*Xấu
- Chữ xấu >< đẹp
- Đất xấu >< tốt
- Chân cứng đá mềm
- Gần nhà xa ngõ
- Chạy xấp chạy ngửa
- Chân ướt chân ráo 
-Thực hiện viết đoạn văn
& Hoạt động4
-Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau trên một cơ sở nhất định
Ví dụ :
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
III. Luyện tập
Bài 1: các từ trái nghĩa trong các câu:
- lành >< rách
- Giàu >< nghèo
- Ngắn >< dài
- Sáng >< tối
Bài 2: 
*Tươi
- cá tươi >< ươn
- hoa tươi >< héo
*Yếu 
- ăn yếu >< khỏe
- học lực yếu – giỏi
*Xấu
- chữ xấu >< đẹp
- đất xấu >< tốt
Bài 3: điền các từ trái nghĩa:
- Chân cứng đá mềm
- Gần nhà xa ngõ
- Chạy xấp chạy ngửa
- Chân ướt chân ráo 
Bài 4: Đoạn văn có dùng từ trái nghĩa
 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’)
 * Ra bài tập về nhà:
 - Học thuộc ghi nhớ, làm BT 4
 - Tìm thêm những ví dụ có sử dụng từ trái nghĩa.
 * Chuẩn bị bài mới:
 Soạn bài “ Từ đồng âm”.
 - Đọc các ví dụ, xác định từ đồng âm.
 - Nhận biết việc sử dụng từ đồng âm
IV. RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgữ văn 7-Tiết 39.doc
  • pptNgữ văn 7-Tiết 39.ppt
Giáo án liên quan