Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 28: Đặc điểm văn biểu cảm - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An

I/ ĐẶC ĐIỂM CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM:

- Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.

 + Để biểu cảm tình cảm người viết thường chọn hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng (loài vật, loài cây, một hiện tượng nào đó) để gởi gắm tình cảm tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp nỗi niềm tình cảm, cảm xúc trong lòng

 + Bài văn biểu cảm thường có bố cục 3 phần như các thể văn khác.

II/ LƯU Ý:

- Tình cảm trong bài văn phải trung thực, trong sáng thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.

* Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)

III/ LUYỆN TẬP:

 Bt1/ Sgk 87: Tình cảm thể hiện trong bài văn

+ Tình cảm xa bạn nhằm ca ngợi tình bạn sâu sắc.

+ Vì hoa phượng nở vào mùa hè biểu tượng sự chia li.

 Bt2/ Sgk 87: Tìm mạch ý của bài văn: Mỗi đoạn văn miêu tả một ý

 Bt3/ Sgk 87:

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 28: Đặc điểm văn biểu cảm - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7	
Tiết: 28
Soạn: 28.09.15
	 ĐẶC ĐIỂM VĂN BIỂU CẢM 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Bố cục của bài văn biểu cảm. 
- Yêu cầu của việc biểu cảm. 
- Cách biểu cảm gián tiếp và cách biểu cảm trực tiếp. 
2. Kỹ năng: 
 Nhận biết các đặc điểm của bài văn biểu cảm. 
 3. Thái độ: 
 HS vận dụng đặc điểm của văn biểu cảm khi nói – viết.
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Đọc văn bản, nghiên cứu SGK, soạn giáo án, bảng phụ.
 	- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- H: Văn biểu cảm là gì? Nêu những đặc điểm chung của bài văn biểu cảm?
- GV giới thiệu bài: Văn biểu cảm có những đặc điểm nào? Tiết học hôm nay sẽ cho em biết điều đó
- GV ghi tựa bài lên bảng.
- Báo cáo sĩ số lớp.
- Cá nhân trả bài.
- Nghe giới thiệu.
- HS ghi tựa bài vào tập.
* Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bảnƒ(25phút)
I/ ĐẶC ĐIỂM CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM: 
- Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
 + Để biểu cảm tình cảm người viết thường chọn hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng (loài vật, loài cây, một hiện tượng nào đó) để gởi gắm tình cảm tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp nỗi niềm tình cảm, cảm xúc trong lòng
 + Bài văn biểu cảm thường có bố cục 3 phần như các thể văn khác.
II/ LƯU Ý: 
Tình cảm trong bài văn phải trung thực, trong sáng thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.
- GV gọi HS đọc bài văn “Tấm Gương”.
H: Bài văn biểu đạt tình cảm gì? 
H: Để biểu đạt tình cảm đó người viết đã làm gì?
H: Như vậy để phản ánh tính trung thực, phê phán kẻ dối trá người viết đã mượn hình ảnh cái gương để biểu đạt suy nghĩ của mình. Từ đó em hãy cho biết để biểu cảm em làm thế nào?
H: Dựa vào nội dung bài văn tìm bố cục và cho biết nội dung từng phần?
H: Theo em tình cảm và sự đánh giá của tác giả như thế nào? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn? 
- Cho HS đọc ví dụ 2 SGK/ 86.
H: Đoạn văn biểu đạt tình cảm gì?
H: Tình cảm, cảm xúc biểu đạt trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao?
H: Văn bản biểu cảm có những đặc điểm gì?
 + Gợi ý: Để biểu đạt tình cảm người viết phải làm gì? Bố cục bài văn phải như thế nào? Tình cảm trong bài văn biểu cảm phải như thế nào?
- Đọc bài văn
- Cá nhân: Ca ngợi tính trung thực của cái gương
- Cá nhân: Dùng tấm gương làm điểm tựa ca ngợi tính trung thực.
- Cá nhân: Mượn hình ảnh sự vật để bày tỏ tình cảm
- Cá nhân: Bài văn có 3 phần
I/ Mở bài: Giới thiệu phẩm chất cái gương.
II/ Thân bài: Ích lợi của cái gương đđối với người trung thực.
III/ Kết bài: Khẳng đđịnh vấn đề.
- Cá nhân: Tấm gương trung thực, hình ảnh tấm gương có tác dụng khiêu gợi tạo nên giá trị biểu cảm của bài văn.
- Đọc
- Cá nhân: Sự cám ơn về sự giúp đỡ, cảm thông.
- Cá nhân: vì tiếng kêu lời than câu hỏi biểu cảm à trực tiếp
- Cá nhân trả lời dựa vào ghi nhớ
* Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
III/ LUYỆN TẬP: 
 Bt1/ Sgk 87: Tình cảm thể hiện trong bài văn
+ Tình cảm xa bạn nhằm ca ngợi tình bạn sâu sắc.
+ Vì hoa phượng nở vào mùa hè à biểu tượng sự chia li.
 Bt2/ Sgk 87: Tìm mạch ý của bài văn: Mỗi đoạn văn miêu tả một ý
 Bt3/ Sgk 87: 
- Cho HS đọc bài 1 SGK/ 87 và nêu yêu cầu.
H: Bài văn thể hiện tình cảm gì?
H: Việc miêu tả đóng vai trò như thế nào trong văn bản này?
H: Vì sao gọi hoa phượng là hoa học trò?
- Tìm mạch ý trong bài văn
 + Gọi HS trình bày miệng 
 + Nhận xét bài làm của HS. 
- GV gọi HS đọc câu 3.
H: Bài văn biểu đạt tình cảm trực tiếp hay gián tiếp?
 +GV gọi HS trình bày miệng.
- Đọc và nêu yêu cầu 
- Cá nhân: Nỗi buồn xa bạn 
- Cá nhân trả lời dựa vào cột nội dung.
- Cá nhân trả lời dựa vào cột nội dung.
- Cá nhân trả lời dựa vào cột nội dung.
- Cá nhân đọc
 +Cá nhân: Trình bày miệng.
* Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút)
1. Củng cố: 
2. Dặn dò: 
H: Văn biểu cảm có những đặc điểm nào?
+ Học bài ,làm bài tập 
+ Đọc và trả lời câu hỏi SGK bài “Các bước làm bài văn biểu cảm”
- Cá nhân trả lời dựa vào bài học.
- Ghi vào vở bài soạn. 

File đính kèm:

  • docTiet 28 moi.doc