Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 26: Hướng dẫn đọc thêm Sau phút chia ly + Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An

A. SAU PHÚT CHIA LY

I/ GIỚI THIỆU:

 1/ Tác giả:

- Đặng trần Côn là tác giả nguyên tác chữ Hán của tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”, ông người làng Nhân Mục – Thanh Xuân – Hà Nội.

- Đoàn Thị Điểm là dịch giả tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”, sinh (1705 – 1748), người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

 2/ Tác phẩm:

- “Sau phút chia ly” trích từ “Chinh phụ ngâm khúc”.

- “Sau phút chia ly” thuộc thể thơ song thất lục bát. Đoạn trích ở phần 1: Từ câu 53 đến câu 64.

II/ PHÂN TÍCH:

 Khổ 1

- Chàng, thiếp tiễn biệt , chàng ra trận, thiếp về quê nhà biện pháp đối lập họ buộc phải chia li và cả 2 đều mang nỗi sầu .

- Hình ảnh mây biếc núi xanh càng làm cho nỗi sầu thêm mênh mông sâu thẳm .

 Khổ 2

 Nghệ thuật tương phản, điệp từ, đảo trật tự địa danh nỗi sầu tăng tiến cách xa nghìn trùng .

 Biện pháp đối nghĩa , điệp từ, điệp ngữ liên hoàn, câu hỏi tu từ nỗi sầu chất ngất thăm thẳm mịt mù.

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 26: Hướng dẫn đọc thêm Sau phút chia ly + Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Tiết: 26
Soạn: 28.09.15
	 Hướng dẫn đọc thêm: SAU PHÚT CHIA LY 
 BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát. 
- Sơ giản về Chinh phụ ngâm khúc; tác giả Đặng Trần Côn. 
- Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến ở nơi xa và ý nghĩa chiến tranh phi nghĩa được thể hiện trong văn bản. 
- Giá trị nghệ thuật của một đoạn thơ dịch tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc.
2. Kỹ năng: 
	- Đọc – hiểu văn bản viết theo thể ngâm khúc. 
- Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng trong đoạn trích thuộc tác phẩm dịch Chinh phụ ngâm khúc. 
 3. Thái độ: 
 Cảm thông với nỗi khổ của người vợ xa chồng trong thời kỳ chiến tranh.
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Đọc văn bản, nghiên cứu SGK, soạn giáo án, bảng phụ.
 	- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bánh trôi nước”. Nêu nội dung và những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích?
* Các em đã từng nghe những câu hò, điệu hát từ những làn điệu dân ca mượt mà, gợi cảm. Thế nhưng, thơ ca do người VN sáng tạo ra không chỉ có những bài hát trữ tình ấy mà còn có thể loại ngâm khúc trong VHVN thời trung đại. Thể loại này có chức năng gần như chuyên biệt trong việc diễn tả tâm trạng sầu bi dằng dặc, triền miên của con người. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản” chinh phụ ngâm khúc” để có thể cảm nhận được tâm trạng của người phụ nữ VN ngày xưa trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh.
- Báo cáo sĩ số lớp.
- cá nhân trả bài.
- Lắng nghe.
- Ghi tựa vào tập.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc thêm (25phút)
A. SAU PHÚT CHIA LY
I/ GIỚI THIỆU:
 1/ Tác giả: 
- Đặng trần Côn là tác giả nguyên tác chữ Hán của tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”, ông người làng Nhân Mục – Thanh Xuân – Hà Nội.
- Đoàn Thị Điểm là dịch giả tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”, sinh (1705 – 1748), người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
 2/ Tác phẩm: 
- “Sau phút chia ly” trích từ “Chinh phụ ngâm khúc”. 
- “Sau phút chia ly” thuộc thể thơ song thất lục bát. Đoạn trích ở phần 1: Từ câu 53 đến câu 64.
II/ PHÂN TÍCH: 
 Khổ 1
- Chàng, thiếp tiễn biệt , chàng ra trận, thiếp về quê nhà à biện pháp đối lập à họ buộc phải chia li và cả 2 đều mang nỗi sầu .
- Hình ảnh mây biếc núi xanh càng làm cho nỗi sầu thêm mênh mông sâu thẳm .
 Khổ 2
 Nghệ thuật tương phản, điệp từ, đảo trật tự địa danh à nỗi sầu tăng tiến cách xa nghìn trùng .
 Biện pháp đối nghĩa , điệp từ, điệp ngữ liên hoàn, câu hỏi tu từ à nỗi sầu chất ngất thăm thẳm mịt mù.
- Cho HS đọc chú thích ĩ SGK/ 91.
H: Ai là tác giả nguyên tác chữ Hán? Ai là dịch giả bài văn?
H: Hãy cho biết vài nét về Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm?
 + Nhận xét à chốt ý à ghi bảng 
H: Em hiểu thế nào là chinh phụ ngâm khúc?
H: Em biết được gì về thể loại ngâm khúc?
H: “Chinh phụ ngâm khúc” được viết theo thể thơ nào?
H: Em biết được gì về thể loại song thất lục bát?
H: Hãy cho biết cách hiệp vần trong khổ thơ song thất lục bát?
- GV chốt ý à ghi bảng .
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản.
+ GV đọc mẫu 
+ Gọi HS đọc ( 2 HS )
+ GV nhận xét cách đọc của HS.
H: Cho biết cách ngắt nhịp ở 2 câu thất, 2 câu lục, 2 câu bát?
H: Theo em cách ngắt nhịp trên có tác dụng gì? 
H: Cho biết vị trí đoạn trích và nội dung tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”?
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn trích.
H: Đoạn trích có mấy khổ thơ?
- GV yêu cầu HS chú ý khổ 1.
H: Chàng là ai ? Thiếp là ai? 
H: Ở hai câu đầu khổ 1, em thấy 2 nhân vật chính chàng và thiếp ở trong hoàn cảnh nào? 
H: Cách nói “chàng thì đi, thiếp thì về” là cách nói gì?
H: Cách nói đối lập tương phản trên có tác dụng gì?
H: Vậy cảnh chia li được miêu tả như thế nào?
H: Đoái là gì?
H: Đoái trông theo nghĩa là gì?
H: Em cảm nhận được gì về hành động đoái trông theo?
+ Nhận xét ,bổ sung à ghi bảng.
H: Hình ảnh “mây biếc núi xanh” có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li?
- GV giảng: Cảnh rộng lớn mênh mông cũng như nỗi sầu triền miên của người phụ nữ. Đó chính là bút pháp tả cảnh ngụ tình .
- Chuyển ý 
- GV cho HS đọc khổ 2. 
H: Em biết được gì về 2 địa danh Hàm Dương và Tiên Dương?
H: Nỗi sầu chia li được gợi tả thêm bằng cách nói gì ?
H: Cách nói trên có tác dụng gì?
H: Điệp từ “cách” được sử dụng trong khổ 2 có tác dụng gì ?
- GV giảng: Dù xa cách nghìn trùng nhưng họ luôn hướng về nhau.
- GV yêu cầu HS đọc thầm khổ 3.
H: Nỗi sầu chia li ở khổ 3 được diễn tả như thế nào ?(HS thảo luận nhóm)
+ GV gợi ý: Cách dùng từ ngữ như thế nào và tác dụng của cách sử dụng từ ngữ ấy ?
+ Cho học sinh thảo luận nhóm
- GV giảng: Cụm từ “Những mấy ngàn dâu” giúp cho người đọc hình dung sự xa cách nghìn trùng. Nỗi sầu còn lan rộng vào sự mênh mông của ngàn dâu.
H: Em hiểu được gì về câu hỏi của người chinh phụ “ lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”?
H: Em cảm nhận được gì về nỗi sầu của người chinh phụ được diễn tả ở khổ 2 và khổ 3?
+ GV cho HS thảo luận nhóm.
- GV giảng bình: Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc gợi tả thêm niềm thương nỗi nhớ của người chinh phụ luôn hướng ra xa trường à tố cáo chiến tranh phi nghĩa,
- Cá nhân đọc chú thích .
- Cá nhân: Nguyên tác là Đặng Trần Côn, dịch giả là Đoàn Thị Điểm.
- Cá nhân trả lời dựa vào phần chú thích SGK.
- Ghi vào tập
- Cá nhân: Khúc ngâm của người vợ có chồng ra trận .
- Cá nhân: Thơ của người Việt Nam diễn tả tâm trạng sầu bi của con người.
- Cá nhân: Song thất lục bát.
- Cá nhân: 2 câu 7 , 1 câu 6, 1 câu 8. Không hạn định số câu, 4 câu vào một khổ.
- Cá nhân trả lời dựa vào chú thích .
- Ghi vào tập 
- Nghe
- Cá nhân: đọc.
- Cá nhân: 2 câu thất 3/4 hoặc 3/2/2 ; hai câu bát 2/2/2/2 hoặc 4/4 hai câu lục 3/3.
- Cá nhân: Phù hợp với tâm trạng sầu đau, buồn miên man.
- Cá nhân: Có 3 phần: 
 + Phần 1: Xuất quân và ứng chiến. 
 + Phần 2: Nỗi buồn nơi khuê các. 
 + Phần 3: Ước nguyện thanh bình. 
 + Đoạn trích ở phần 1
 + Toàn tác phẩm 408 câu.
 + Nội dung chú thích SGK
- HS đọc thầm văn bản. 
- Cá nhân: 3 kho.å 
- Quan sát khổ 1.
- Cá nhân: Chàng = chồng, Thiếp là vợ.
- Cá nhân: Họ tiễn biệt nhau chàng ra trận thiếp ở lại quê nhà.
- Cá nhân: Đối lập, tương phản 
- Cá nhân: Hai người bắt buộc phải xa nhau, người đi kẻ ơ,û cả 2 đều mang nỗi sầu. 
- Cá nhân trả lời dựa vào 2 câu còn lại khổ 1
- Cá nhân: Ngoảnh lại. 
- Cá nhân: Người vợ về nhưng còn ngoảnh lại nhìn.
- Cá nhân: Cái nhìn cho thấy sự quyến luyến không muốn rời xa.
- Ghi vào tập 
- Cá nhân: Cảnh đẹp nhưng người ở vẫn buồn vì có câu “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
- Nghe 
- Cá nhân đọc khổ 2. 
- Cá nhân trả lời dựa vào chú thích SGK 92. 
- Cá nhân: Tương phản, điệp ngữ đảo vị trí địa danh.
- Cá nhân: Tăng thêm nỗi sầu chia li. 
- Cá nhân: Diễn tả sự xa cách nghìn trùng, người đi vời vợi cách xa, người ở buồn cô đơn.
- Nghe 
- Cá nhân đọc thầm khổ 3. 
- Thảo luận: Biện pháp điệp từ nhằm nhấn mạnh sự xa cách .
- Nghe
- Cá nhân: Hỏi người cũng như hỏi mình.
- HS thảo luận: Nỗi sầu chia li oái oăm nghịch chướng tăng tiến đến cực độ, nỗi sầu hoàn toàn mất hút vào cả ngàn dâu thăm thẳm mênh mông
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
I. Giới thiệu chung: 
 1. Tác giả: 
 - Đỗ Phủ (712 - 770).
 - Cả đời sống trong nghèo khổ bệnh tật.
 - Được mệnh danh là thánh thơ. 
 2. Tác phẩm: 
 - Bài thơ được viết khi căn nhà của Đỗ Phủ bị gió cuốn mất mái tranh. 
 - Bài thơ viết theo thể cổ phong. 
II. Phân tích văn bản: 
 1. Nỗi khổ của nhà thơ (khổ 2, 3).
 - Khổ vì: 
 + Nhân tình thế thái (trẻ con cắp tranh) 
 + Khổ vì thiếu vật chất (mền vải à lạnh tựa sắt, đạp lót nát) 
 + Thời tiết (mưa gió). 
 + Thời thế loạn lạc (cơn loạn ít ngủ nghê) à nỗi khổ dồn dập. 
 2. Ước mơ của nhà thơ: 
 - Mơ ước: 
 + Có nhà rộng, vững chắc cho tất cả người nghèo trong thiên hạ ở à tinh thần nhân đạo, lòng vị tha. 
- Ước nguyện cao đẹp xả thân ví người khác. 
- Cho học sinh đọc phần chú thích */133
· Hỏi: Tác giả bài thơ là ai ? 
· Yêu cầu: Hãy tóm tắt vài nét chính về tác giả Đỗ Phủ. 
 + Nhận xét.
 + Chốt ýà ghi bảng.
- Yêu cầu học sinh chú ý phần chú thích.
· Hỏi: Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
 + Nhận xét à ghi bảng.
 + Giáo viên diễn giảng thêm về thể thơ: bài thơ được viết theo thể thơ cổ thể. 
- Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
 + Giáo viên đọc diễn cảm.
 + Gọi học sinh đọc (2 học sinh).
· Hỏi: Dựa vào nội dung bài thơ hãy chỉ ra bố cục bài thơ ?
- Giáo viên treo bảng phụ đã ghi sẵn bố cục để học sinh so sánh. 
· Yêu cầu: Hãy cho biết phương thức biểu đạt ở từng phần ? 
· Hỏi: Ngoài cách chia bố cục như trên còn cách chia nào khác ?
· Yêu cầu: Hãy chỉ ra các phần và nêu nội dung chính từng phần ? 
· Yêu cầu: Nêu nhận xét của em về trình tự kể, tả của nhà thơ ? 
- Giáo viên treo bảng phụ đã kẻ sẵn khung theo câu hỏi 2 SGK. 
- Gọi học sinh lên bảng đánh dấu “X” vào ô trống cho hợp lí. 
 + Nhận xét.
 + Giảng: Hình thức trên chỉ đạt ở mức tương đối.
- Chuyển ý. 
- Giáo viên cho học sinh biết sẽ phân tích theo bố cục 2 phần.
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm 18 câu đầu và nêu nội dung chính.
· Hỏi: Nỗi khổ của nhà thơ được đề cập ở những khổ thơ nào ? 
· Hỏi: Ở khổ 2 nhà thơ muốn nói đến nỗi khổ nào ? 
+ Nhận xét à ghi bảng. 
 + Giảng: Trẻ con cắp tranh à cuộc sống cùng cực làm thay đổi tính nết của trẻ con à nỗi khổ của tác giả. 
· Hỏi: Ở khổ thơ thứ 3 nhà thơ đề cập đến những nỗi khổ nào? 
+ Nhận xétà ghi bảng. 
· Yêu cầu: Tìm những từ ngữ thể hiện nỗi khổ của nhà thơ ? 
· Yêu cầu: Nêu nhận xét của em về bút pháp miêu tả của nhà thơ được thể hiện trong 2 câu đầu của khổ 3.
 + Nhận xét.
 + Giảng, bình à chuyển ý.
· Yêu cầu học sinh đọc thầm 5 câu cuối và nêu nội dung chính.
· Hỏi: Dựa vào 3 câu đầu của khổ 4 cho biết nhà thơ mơ ước những gì ? 
 + Nhận xét, bổ sung. 
 + Ghi bảng.
· Hỏi: Ước mơ đó cho ta biết được gì về tấm lòng của nhà thơ ? 
+ Nhận xét à ghi bảng. 
 + Giảng: Ước mơ mang màu sắc không tưởng nhưng rất đẹp đẽ. 
· Hỏi: 2 câu cuối thể hiện ước nguyện gì của nhà thơ ? Từ ngữ nào thể hiện ? 
 + Nhận xét, bổ sung.
 + Ghi bảng.
· Hỏi: Cụm từ “riêng lều ta nát” có tác dụng gì đến bài thơ ?
 + Nhận xét.
· Hỏi: Ước nguyện xả thân vì người khác có vai trò như thế nào với ước mơ 3 câu trên ? 
+ Giảng, bình.
- Cá nhân: Đỗ Phủ.
- Cá nhân: Trả lời dựa vào chú thích *.
- Ghi vào tập.
- Quan sát.
- Cá nhân: Dựa vào chú thích. 
- Ghi vào tập.
- Nghe giảng.
- Nghe hướng dẫn.
- Đọc diễn cảm.
- Cá nhân: 
 + Phần 1: Gió thu làm tốc mái tranh.
 + Phần 2: Trẻ con cắp tranh.
 + Phần 3: Nỗi khổ của nhà thơ.
 + Phần 4: Ước mơ của nhà thơ. 
- Cá nhân: 
 + Phần 1: Kể + tả.
 + Phần 2: Kể + Biểu cảm. 
 + Phần 3: Miêu tả + Biểu cảm.
 + Phần 4: Biểu cảm trực tiếp. 
- Cá nhân: Còn cách chia khác. 
- Cá nhân: 
 + Phần 1: 18 câu đầuà nỗi khổ của nhà thơ.
 + Phần 2: năm câu còn lạià ước mơ của nhà thơ. 
- Cá nhân: Phần đầu làm nền tảng cho mơ ước.
- Cá nhân: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 
- Nghe giảng. 
- Nghe.
- Cá nhân: Đọc diễn cảm và nêu nội dung chính.
- Cá nhân: khổ 1 và 2.
- Cá nhân: Dựa vào khổ 2, tuỳ theo học sinh. 
- Ghi vào tập.
- Nghe giảng.
- Cá nhân: Dựa vào khổ 3, tuỳ theo học sinh. 
- Ghi vào tập.
- Cá nhân: Trả lời dựa vào khổ 3. 
- Cá nhân: Chỉ vài nét đã cho thấy mưa mùa thu khác với mưa mùa hè: mùa thu à kéo dài, mưa mùa hè à chớp nhoáng. 
- Cá nhân: Đọc thầm và nêu nội dung chính của 5 câu.
- Cá nhân: Dựa vào 3 câu đầu khổ 4. 
- Ghi vào tập.
- Cá nhân: Là người có lòng nhân đạo, giàu lòng vị tha. 
- Ghi vào tập.
- Nghe giảng.
- Cá nhân: Nhà của tác giả rách nát, chịu rét cũng được.
- Ghi vào tập.
- Cá nhân: Quay lại chủ đề của bài thơ làm cho bài thơ hoàn chỉnh chặt chẽ. 
- Cá nhân: Tô đậm ước mơ cao cả ở 3 câu trước. 
- Nghe giảng.
* Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập (10 phút)
III. Tổng kết:
 - Nội dung: Bài thơ thể hiện nỗi khổ của nhà thơ và khát vọng cao cả của nhà thơ. 
 - Nghệ thuật: Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt. 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Tóm tắt đoạn văn SGK/134 bằng 2 câu.
· Yêu cầu: Nêu nội dung bài thơ. Bài thơ thể hiện khát vọng gì của Đỗ Phủ.
· Yêu cầu: Nêu nghệ thuật đặc sắc đươc sử dụng trong bài thơ.
 + Chốt ý à ghi bảng.
 + Giảng tổng kết bài.
- Cá nhân: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Cá nhân: Trả lời dựa vào ghi nhớ.
- Ghi vào tập. 

File đính kèm:

  • docTiet 26 moi.doc